Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 - Chủ điểm tháng 4 Hòa bình và hữu nghị

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 - Chủ điểm tháng 4 Hòa bình và hữu nghị

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4

HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

HOẠT ĐỘNG 1

VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “ CHÚNG EM YÊU HÒA BÌNH ”

1.1 Mục tiêu hoạt động

־ HS biết thể hiện tình yêu hòa bình thông qua các tranh vẽ.

1.2 Quy mô hoạt động

 Tổ chức theo quy mô lớp

1.3 Tài liệu và phương tiện

־ Bút chì, bít màu, giấy vẽ;

־ Giá vẽ, nếu có điều kiện ;

 (Quan sát Ảnh 36)

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 15027Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 - Chủ điểm tháng 4 Hòa bình và hữu nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1
VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “ CHÚNG EM YÊU HÒA BÌNH ”
Mục tiêu hoạt động
HS biết thể hiện tình yêu hòa bình thông qua các tranh vẽ.
Quy mô hoạt động
 Tổ chức theo quy mô lớp
Tài liệu và phương tiện 
Bút chì, bít màu, giấy vẽ;
Giá vẽ, nếu có điều kiện ;
 (Quan sát Ảnh 36)
Các bước tiến hành
Bước 1 : Chuẩn bị:
Trước khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS về chủ đề vẽ tranh. Yêu cầu HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước ở nhà.
 Lưu ý : GV có thể gợi ý cho các em một số nội dung tranh, nếu cần thiết.
HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước ở nhà.
 Bước 2 : Vẽ và hoàn thiện tranh:
	Đến lớp, GV yêu cầu các HS tô màu, hoàn thiện tranh các em đã vẽ 
Bước 3 : Trưng bày tranh
Sau khi HS đã tô màu và hoàn thiện bức tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày các bức trãnhung quanh lớp học.
Cả lớp cùng đi xem tranh và lắng nghe “tác giả” trình bày về nội dung tranh.
Bước 4 : Đánh giá
GV cùng cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất.
Khen ngợi HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình qua tranh vẽ.
HOẠT ĐỘNG 2
GẤP CHIM HÒA BÌNH
Mục tiêu hoạt động
Thông qua hoạt động gấp chim hòa bình bằng giấy, nhằm :
Giáo dục HS lòng yêu hòa bình.
Rèn luyện cho HS tính khéo léo, kiên nhẫn.
Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
Tài liệu và phương tiện
Giấy trắng hoặc giấy màu hình vuông, khổ 22*22 cm để gấp chim hòa bình, mỗi HS nên có 2 – 4 tờ.
Các bước tiến hành
Bước 1 : Gấp chim hòa bình:
GV giới thiệu ý nghĩa của chim hòa bình và việc gấp chim hòa bình bằng giấy
Giới thiệu cho HS quan sát một con chim hòa bình bằng giấy hoàn chỉnh.
GV gấp mẫu trước một lần để HS quan sát.
GV yêu cầu HS đặt giấy lên bàn và hướng dẫn HS thực hiện từng thao tác gấp chim giấy (xem Ảnh 37).
HS thực hành gấp chim theo hướng dẫn của GV. (Xem Hình 38)
Sau khi đã gấp xong con chim hòa bình thứ nhất, HS tiếp tục gấp các con chim khác.
Bước 2 : Trưng bày sản phẩm
HS trưng bày sản phẩm đã gấp được của mình lên mặt bàn.
Cả lớp đi tham quan và bình chọn chim hòa bình đẹp nhất.
Bước 3 : Đánh giá 
GV nhận xét kết quả làm việc của HS và khen ngợi những HS đã gấp được các chim giấy đẹp.
Nhắc HS những lúc rỗi hãy tranh thủ gấp nhiều chim hòa bình để mang lại điều may mắn và hạnh phúc cho mọi người.
HOẠT ĐỘNG 3
NGÀY HỘI HÓA TRANG
Mục tiêu hoạt động:
HS biết hóa trang thành các con thú, các nhân vật cổ tích, thần thoại, mà các em yêu thích.
Phát triển tư duy sáng tạo, óc thẩm mĩ cho HS.
Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trong lớp học, trường học.
Quy mô hoạt động
 Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp
Tài liệu và phương tiện
Các trang phục hóa trang (mặt nạ, quần áo, mũ, tóc giả, kính, ) ;
Một số tiết mục văn nghệ.
Các bước tiến hành
Bước 1 : Chuẩn bị:
Trước một tuần, GV cần phổ biến cho HS về kế hoạch tổ chức Lễ hội hóa trang. Yêu cầu HS chuẩn bị trang phục hóa trang mà các em yêu thích. GV có thể gợi ý, giới thiệu cho HS một số hướng hóa trang như
+ Hóa trang thành các con thú như : vit Donan, chuột Micky, thỏ, mèo, sư tử, hổ, gấu,
+ Hóa trang thành các nhân vật trong truyện cổ tích như : Bạch Tuyết, các chú lùn, cô Tấm, Bụt, Alibaba, Thần đèn, công chúa, hoàng tử,...
+ Hóa trang thành các nhân vật theo truyền thuyết dân gian như : chú Cuội, Hằng Nga, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thủy Tinh,
HS cùng phụ huynh HS chuẩn bị trang phục hóa trang thành các nhân vật mà các em yêu thích
HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ (nên gắn với nhân vật mà các em hóa trang).
 Bước 2 : Lễ hội hóa trang
Cả lớp cùng hát tập thể bài “ Lớp chúng ta đoàn kết ”, nhạc và lời Mộng Lân
Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình Lễ hội.
Lần lượt các HS/nhóm HS lên trình diễn trang phục hóa trang của mình. HS cả lớp sẽ quan sát và đoán xem đó là nhân vật nào. Sau đó chủ nhân sẽ giới thiệu về nhân vật mà mình hóa trang.
GV hướng dẫn cả lớp cùng bình chọn 3 bộ trang phục hóa trang đẹp nhất và bộ trang phục hóa trang ấn tượng nhất.
HS biễu diễn các tiết mục văn nghệ
Kết thúc lễ hội hóa trang, GV có thể tổ chức cho HS xếp hàng đi biểu diễn một vòng xung quanh sân tường hoặc khu vực trường đóng.
Tư liệu tham khảo 
(xem Ảnh 39, 40, 41, 42, 43, 44)
HOẠT ĐỘNG 4
NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975
Mục tiêu hoạt động:
HS biết được diễn biến cơ bản và ý nghĩa quan trọng của chiến thắng 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
HS biết tự hào về chiến thắng 30/4 của quân và dân ta.
Hiểu được trách nhiệm của bản thân phải học tập, rèn luyện để xứng đáng là con cháu của một dân tộc anh hùng.
Quy mô hoạt động
Có thể tổ chức theo lớp hoặc khối lớp.
Tài liệu và phương tiện
Tư liệu về chiến thắng 30/4/1975 (tranh ảnh, băng hình, nội dung thông tin) ;
Máy chiếu đa năng hoặc các phương tiện nghe nhìn khác, nếu có điều kiện ;
Giấy mời các cựu chiến binh và đại diện cơ quan quân sự ở địa phương ;
Một số tiết mục văn nghệ về chủ đề hoạt động.
Các bước tiến hành
Bước 1 : Chuẩn bị:
GV liên hệ với các cựu chiến binh hoặc cơ quan quân sự ở địa phương để mời họ về nói chuyện với HS. Khi mời cần trao đổi cụ thể với báo cáo viên về đặc điểm đối tượng HS, nội dung và cách thức trình bày cho phù hợp với nhu cầu của HS.
Trong trường hợp không mời được báo cáo viên, GV cần tìm kiếm thông tin và chuẩn bị kể chuyện cho HS.
HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về chiến thắng 30/4
Bước 2 : Kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
Văn nghệ chào mừng
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và báo cáo viên.
Báo cáo viên kể chuyện cho HS nghe, chú ý kết hợp giữa trình bày bằng lời với sử dụng tranh ảnh, băng hình minh họa
HS nêu các câu hỏi muốn tìm hiểu thêm về chiến thắng 30/4/1975, báo cáo viên và các đại biểu cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi mà HS đưa ra.
HS biểu diễn một số bài hát, điệu múa gợi chiến thăng 30/4/1975.
 Bước 3 : Kết thúc
HS phát biểu suy nghĩ của các em sau khi được nghe kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975.
GV thay mặt cả lớp cảm ơn các đại biểu và báo cáo viên đã giúp HS hiểu rõ về chiến thắng vĩ đại này của dân tộc. Đồng thời nhắc nhở HS hãy học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là con em của một dân tộc anh hùng đã làm nên chiến công lịch sử 30/7/1975 lẫy lừng thế giới.
Trước khi ra về cả lớp cùng hát tập thể bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Tư liệu tham khảo 
 * Tư liệu về chiến dịch Hồ Chí Mình (Theo Wikipedia) (xem Ảnh 45, 46)
	17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công : hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng Đông Nam với Quân đoàn 2.
	Ngày 27 tháng 4 tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng tại tất cả các hướng, Quân giải phóng có thể đi ngay vào thành phố. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi.
	4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân giải phóng đã nã tới tấp xuống Phi trường Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự.
	Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp khẩn cấp lúc 19h 30, ông đã yêu cầu đại sử Graham Martin phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.
	Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm ngoài khơi Thủy quân lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có Chiến dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra lộn xộn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của Quân giải phóng. Quân giải phóng dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào. Theo lời Tướng Trần Văn Trà, họ đã đợi vì mục đích chính là giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người. Còn theo hồi kí của Tướng Hoàng Cầm, cánh quân của Quân đoàn 4 mà ông chỉ huy gặp rất nhiều kháng cự trên đường tiến về Sài Gòn và chỉ đánh được đến nơi vừa kịp sáng 30 tháng 4.
	8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền.
	9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, Tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp kháng cự có tổ chức.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận – Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 – nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 húc tung cánh cửa chính của Dinh.
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
	Cùng lúc này, Đại úy Trung đoàn phó Trung đòa 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội quy các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP Lop 3 Lan.doc