Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16

Chủ điểm tháng 11 : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO

HOẠT ĐỘNG 1 : VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ: THẦY CÔ GIÁO CỦA EM

1.1.Mục tiêu hoạt động :

- Khuyến khích khả năng sáng tác của học sinh .

- Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của học sinh trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo, qua vẽ tranh.

- Bồi dưỡng cho học sinh ỷêu trường yêu lớp

- Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày , chia sẻ, hợp tác cho HS.

1.2.Quy mô hoạt động :

 - Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 9
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
 Chủ điểm tháng 11 : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO 
HOẠT ĐỘNG 1 : VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ: THẦY CÔ GIÁO CỦA EM
1.1.Mục tiêu hoạt động :
- Khuyến khích khả năng sáng tác của học sinh .
- Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của học sinh trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo, qua vẽ tranh.
- Bồi dưỡng cho học sinh ỷêu trường yêu lớp
- Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày , chia sẻ, hợp tác cho HS. 
1.2.Quy mô hoạt động :
 - Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.
1.3. tài liệu và phương tiện ;
 - Giá vẽ, giấy vẽ, ..
 - Bút chì, bút màu, bút sáp và các loại màu vẽ,..
 - Nếu cả khối thì cần: có mỉco, loa, ampli,
1.4 . Cách tiến hành:
 - Chuẩn bị : 
 - Bước 1 :
 - Trước 2 tuần phổ biếmn cho học sinh nắm được: Nội dung chương trình cuộc giao lưu, yêu cầu tranh vẽ thể hiện nội dung : Kính yêu thầy cô giáo, học tốt, rền luyện tốt, yêu trường , yêu lớp,
 - Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn – Hình thúc giao lưu cá nhân và tập thể
 - Địa điểm tổ chức: sân trường ( nếu thuận lơi ) 
 - Thành lập BGK 
 - Bướ 2 : Tiến hành vẽ tranh 
 - Các em học sinh chọn địa điểm vị trí để thể hiện tranh vẽ của mình
 - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, GT đại biểu 
 - Mời trưởng ban lên khai mạc, gt về chủ đề và ý nghĩa của cuộc giao lưu.
 - Các HS vẽ tranh
 - Bước 3 :
 - BGK tiến hành chấm các tranh theo tiêu chí đưa ra.
 - Họp thốnh nhất và đưa ra kết quả
 - Trong lúc BGK chấm tranh vẽ, tạo không khí cho các em văn nghệ dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình 
 -Bước 4: Công bố kết quả vàg trao giải
 - trưởng banm tổ chức lên công bố kết quả cuộc thi
 * Nhắc nhở - dặn dò: cho tiết SHNGLL tuần tới
TUẦN : 10
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 11 : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 2 : TẶNG HOA CHÚC MỪNG THẦY, CÔ GIÁO
2.1.Mục tiêu hoạt động :
-Hoạt động nhằm:
- GD sự kính trọng, biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy cô giáo 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp cho HS.
- Rèn khả nămng tự nhận xét của học sinh
- Bồi dưỡng cho học sinh ỷêu trường yêu lớp
- Rèn kĩ năng tự nhận thức,xác định mục tiêu, bày tỏ, chia sẻ, hợp tác cho HS. 
2.2.Quy mô hoạt động :
 - Tổ chức theo quy mô lớp.
2.3. tài liệu và phương tiện:
 - Các bài viết về chúc mừng các thầy cô giáo.
 - Hoa , quả bánh kẹo để liên hoan chào mừng Ngày NGVN 20/11
 2.4. Cách tiến hành
 - Bước 1 : Chuẩn bị 
 - GVCN cho các em chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
 - Chuẩn bị một số hoa tươi để tặng thầy cô giáo.
 - Chuẩn bị bài phát biểu cho lớp, Dự kiến buổi lễ, khách mời,
 - Phân công trang trí lớp
 - Lọ hoa, khăn trải bàn,
 - Viết lời chúc mừng Ngày NGVN lên bảng lớp,
 - Bước 2 : Tiến buổi lễ
 - Lớp học được trang trí với hoa tươi và băng rôn, khẩu hiệu : Chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam.
 - bố trí buổi lễ , kê bàn ghếd của lớp cho phù hợp
 - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, gt đại biểu tham dự
 - Đại diện HS lên tặng hoa thầy cô giáo
 - đại diện thầy cô phát biểu 
 - Đại diện cha mẹ hs phát biểu
 - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ trong buổi lễ
 * Nhận xét , nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần 11
TUẦN : 11
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 11 : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 3 : HỘI VUI HỌC TẬP
2.1.Mục tiêu hoạt động :
-Hoạt động nhằm:
- Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.
- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS.
- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho HS
2.2.Quy mô hoạt động :
 - Tổ chức theo quy mô lớp.(hoặc khối lớp)
2.3. tài liệu và phương tiện:
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.
 - Các phương tiẹn phù họp với hình thức hoạt động sử dụng trong Hội vui học tập.
 - Các tiết mục cho Hội vui học tập ( qs Ảnh 15&16) tài liệu
 2.4. Cách tiến hành
 - Bước 1 : Chuẩn bị
 - GV chủ nhiệm thông báo với lớp về nội dung, kế hoạch tổ chức Hội vui học tập .
 - Họp cán sự lớp phân công nhiệm vụ và chuẩn bị Hội vui học tập theo các hình thức sau: Hái hoa dân chủ, tất cả học sinh trong lớp đều tham giamột cách tự do 
 - Thi hiểu biết kiến thức theo hình thức rút thăm trả lời câu hỏi( GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi )Yêu cầu học sinh trong lớp đều phải tham gia
 * Có thể tổ chức theo hình thức trò chơi rung chuông vàng , luư ý học sinh bị loại ra ngoài cổ vũ cho các bạn còn lại.
 - Yêu cầu câu hỏi cần nhẹ nhàng gần gũi với Hs
 - Bước 2: Tiến hành trong lớp học.
 - Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình 
 - Ban giám khảo nêu thức cuộc thi.
 - Tổ chức xen kẽ các tro chơi tạo không khí nhẹ nhàng vui tươi, hào hứng.
 - Bước 3 : Tổng kết hội thi
 - ĐSánh giá , xếp loại, khen thưởng trao quà cho cá nhân đạt giải cuộc thi.
 - Các đại biểu phát biểu ý kiến 
 * Nhận xét, dặn dò, góp ý rút kinh nghiệm cho giờ học hôm sau.
TUẦN : 12
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 11 : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 3 : EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
2.1.Mục tiêu hoạt động :
-Hoạt động nhằm:
-GD ý thức tiết kiệm , thân thiện với môi trường.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên trong học tập và hoạt động.
- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho HS
2.2.Quy mô hoạt động :
 - Tổ chức theo quy mô lớp.(hoặc khối lớp)
2.3. tài liệu và phương tiện:
 - Các bài hát về chủ đề “ Thiếu nhi làm kế hoạch nhỏ “
 2.4. Cách tiến hành:
 -Bước 1: Chuẩn bị
 - Phối hợp với Ban chỉ huy liên Đội trường để tổ chức thi đua Em làm kế hoạch nhỏ
 - GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch
 - Tuyên truyền, vận động
 - Hình thức thực hiện : hằng ngày nhặt những giấy vụn, chai lo nhựa đã sử dụng ,
 - Bước 2: thực hiện
 - Trên cơ sở nội dung đã được thống nhất, các tiểu ban ban lớp, các cá nhân, đăng kí chỉ tiêu, thống kê kết quả và chuẩn bị tổ chức lễ tổng kết phong trào thi đua.
 - Bước 3: Lễ tổng kết phong trào thi đua Em làm kế hoạch nhỏ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
 - Tổng kết có thể làm theo hình thức ca múa 
 - Báo cáo phong trào thi đua 
 - Sinh hoạt văn nghệ kết thúc buổi lễ.
 * Tổng kết ,nhận xét dặn dò
TUẦN : 13
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 12 :UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE KỂ VỀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC
2.1.Mục tiêu hoạt động :
Giúp Hs biết được tên , tuổi và những chiến công vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc.
Tự hào, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
Tích cực học tập , rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc
1.2. Quy mô hoạt động
Có thể tổ chức theo quy mô lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện
Các tư liệu, truyện kể về các anh hùng dân tộc ;
Các câu hỏi , câu đố , trò chơi có liên quan ;
Giấy A4 , bút dạ , bảng nhóm
1.4.Các bước tiến hành
Bước 1: chuẩn bị
*Đối với GV:
Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các anh hùng dân tộc qua : sách ,báo , người lớ trong gia đình
Chuẩn bị nội dung câu hỏi , hướng dẫn Hs thảo luận.
Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ , trò chơi,
*Đối với HS:
Tự sưu tầm các câu chuyện về các anh hùng dân tộc theo sự hướng dẫn của GV.
Chuẩn bị mốt số tiết mục văn nghệ, trò chơi.
Bước 2: Kể chuyện
Mở đầu , Đội văn nghệ của lớp biểu diễn một tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề.
GV có thể đưa ra mốt số câu hỏi gợi mở để hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể
 Những người thế nào được gọi là anh hùng dân tộc? (Anh hùng dân tộc là là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển cùa dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử ghi nhận> Anh hùng dân tộc thường xuất hiển ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc ( thời đại ), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc).
Kể tên mốt số anh hùng dân tộc trong lịch sử dững nước và giữ nước của dân tộc ta?
GV mời HS kể một số thông tin về các anh hùng dân tộc mà các em đã sưu tầm được.
GV kể cho Hs nghe những câu chuyện nói lên những chiến công vẻ vang, sự mưu trí dũng cảm của các anh hùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo về đất nước.
Sau mỗi câu chuyện kể. GV đưa ra một số câu hỏi , yêu cầu HS thảo luận như:
Người anh hùng dân tộc được kể trong câu chuyện vừa rồi là ai ?
Những chiến công nổi bật được nhắc tới trong truyện là gì ?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 hoạch nhóm 4.
Kết quả thảo luận được ghi ra bảng nhóm hoặc giấy A4.
Sau thời gian quy địch ( từ 3 – 5 phút), GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận
Bước 3 : Tổng kết – Đánh giá
GV nhận xét ý thức , thái độ của HS.
Tuyên dương những cá nhận , nhóm đã sưu tầm , kể chuyện hay , thảo luận tích cực.
Dăn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
TUẦN : 14
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 12 :UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 2: EM HỌC TẬP TÁC PHONG ANH BỘ ĐỘI
2.1. Mục tiêu hoạt động
Hs được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn , dứt khoát , gọn gàng , ngăn nắp , kỉ luật như các anh bộ đội.
2.2. Quy mô hoạt động
Có thể tổ chức theo quy mô lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện
Mũ bộ đội, thắt lưng , giày thể thao;
Ba lô , chăn màn ( bán trú )
2.4. Các tiến thành
Bước 1 : Chuẩn bị
Trước khoảng 1 tuần , GV phổ biến kế hoạch hoạt động tới HS:
Chủ đề : Em học tập tác phong anh bộ đội.
Nội dung thi : tập hợp theo đội hình hàng dọc, hàng ngang , tư thế đứng nghiêm, tư thế nghỉ , quay phải , quay trái , quay đằng sau , đi đều , xếp ba lô , gấp chăn màn , theo tác phong nhanh nhẹn , dứt khoát , gọn gàng , ngăn nắp , kỉ luật của anh bộ đội. Mỗi động tác làm hoàn hảo được 10 điểm.
Hình thức thi: Hai vòng
Vòng 1: Thi trong tổ và chọn ra một đội gồm 3 HS khá nhất để vào vòng 2
Vòng 2: Thi giữa các đội đại diện cho các tổ trong lớp.
Bước 2: Thi vòng 2 ( Nên tiến hành ở ngoài sân )
Mở đầu HS hát tập thể bài hát “ Chú bộ đội” của Hoàng Hà.
Ngường dẫn chương trình lần lượt mời từng đội thi bước lên phía trước và thực hiện các động tác theo hiểu lệnh của GV ( Nghiêm, nghỉ , quay trái , quay phải , quay đằng sau , đi đều , gấp chăn màn , gập quần áo ). Ban giám khoải quan sát và chấm điểm từng động tác của mỗi đội.
Bước 3 : Tổng kết và trao giải thưởng
Ban giám khảo công bố kết quả và trao giải thưởng cho các đội thi có thành tích khá nhất.
GV nhắc nhớ HS hãy tiếp tục học tập, rèn luyện theo tác phong của anh bộ đội trong các hoạt động hằng ngày
Cả lớp cùng hát tập thể bào “ Cháu yêu chú bộ đội” của Hoàng Văn Yến
 Tổng Kết Dăn Dò :
TUẦN : 15
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 12 :UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 3: Viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương
1. Mục tiêu hoạt động:
- Giáo dục học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta. 
- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Giáo dục các em lòng biết ơn; tự hào, kính trọng anh bộ đội.
2. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương.
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi để thảo luận
4. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị;
* Giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ và thông qua Ban giám hiệu nhà trường.
- Thành lập ban tổ chức buổi tham quan: Mời đại diện hội cha mẹ HS của lớp làm thành viên Ban tổ chức.
- Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang để tiến hành buổi thăm viếng.
- Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình buổi thăm viếng, giao lưu.
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về những tấm gương anh dũng, hi sinh, dũng cảm người địa phương qua; Người lớn trong gia đình, tư liệu, sách báo,..
- Mời đại diện hội cựu chiến binh địa phương làm hướng dẫn viên.
* Học sinh:
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, hát, trò chơi trong buổi giao lưu.
- Viết lời phát biểu cảm tưởng trong lễ viếng.
- Phân công phụ trách tặng hoa cho đại đại biểu.
Bước 2:Tiến hành hoạt động thăm viếng.
- Hướng dẫn HS xếp thành hai hàng trước trước đài tưởng niệm.
- Đại diện HS đọc lời phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ và lời hứa quyết tâm học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bước 3:Vệ sinh nghĩa trang và giao lưu
- HS tiến hành làm vệ sinh: nhặt cỏ, quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang.
- Giao lưu, kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ người địa phương:
+ Đại diện hội cựu chiến binh kể cho các em nghe về những tấm gương anh hùng tiêu biểu gắn với những chiến công và sự hi sinh anh dũng, quả cảm trong chiến đấu chống quân thù.
+ Tổ chức trò chơi, múa hát ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Đại diện HS cmar ơn cựu chiến binh và hứa chăm ngoan, học tập tốt.
Bước 4: Tổng kết – Đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của học sinh trong buổi tham quan.
- Cảm ơn Ban quản lí nghĩa trang, đại diện hội cựu chiến binh; nhác nhở học sinh quyết tâm học tập xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ.
- Nhận tiểu phẩm “ bánh chưng kể chuyện “ đẻ chuẩn bị cho tiết sau.
TUẦN : 16
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – 3
Chủ điểm tháng 12 :UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 3: Viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương
1. Mục tiêu hoạt động:
- Giáo dục học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta. 
- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Giáo dục các em lòng biết ơn; tự hào, kính trọng anh bộ đội.
2. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương.
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi để thảo luận
4. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị;
* Giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ và thông qua Ban giám hiệu nhà trường.
- Thành lập ban tổ chức buổi tham quan: Mời đại diện hội cha mẹ HS của lớp làm thành viên Ban tổ chức.
- Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang để tiến hành buổi thăm viếng.
- Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình buổi thăm viếng, giao lưu.
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về những tấm gương anh dũng, hi sinh, dũng cảm người địa phương qua; Người lớn trong gia đình, tư liệu, sách báo,..
- Mời đại diện hội cựu chiến binh địa phương làm hướng dẫn viên.
* Học sinh:
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, hát, trò chơi trong buổi giao lưu.
- Viết lời phát biểu cảm tưởng trong lễ viếng.
- Phân công phụ trách tặng hoa cho đại đại biểu.
Bước 2:Tiến hành hoạt động thăm viếng.
- Hướng dẫn HS xếp thành hai hàng trước trước đài tưởng niệm.
- Đại diện HS đọc lời phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ và lời hứa quyết tâm học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bước 3:Vệ sinh nghĩa trang và giao lưu
- HS tiến hành làm vệ sinh: nhặt cỏ, quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang.
- Giao lưu, kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ người địa phương:
+ Đại diện hội cựu chiến binh kể cho các em nghe về những tấm gương anh hùng tiêu biểu gắn với những chiến công và sự hi sinh anh dũng, quả cảm trong chiến đấu chống quân thù.
+ Tổ chức trò chơi, múa hát ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Đại diện HS cmar ơn cựu chiến binh và hứa chăm ngoan, học tập tốt.
Bước 4: Tổng kết – Đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của học sinh trong buổi tham quan.
- Cảm ơn Ban quản lí nghĩa trang, đại diện hội cựu chiến binh; nhác nhở học sinh quyết tâm học tập xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ.
- Nhận tiểu phẩm “ bánh chưng kể chuyện “ đẻ chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_3_tuan_9_den_tuan_16.doc