Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 ngày, GV cần phổ biến cho HS nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động.
- Thảo luận, phổ biến những công việc cần làm để lớp học sạch và đẹp.
Lưu ý: Ngoài những quy định trang trí lớp học chung của toàn trường, GV đề nghị cả lớp cùng suy nghĩ để đề xuất cách trang trí lớp học của mình. GV có thể gợi ý cho HS, ví dụ:
+ Bố trí gọn gàng khu vực dành cho chỗ để mũ
+ Trang trí góc (hoặc phần tường) để treo bảng hay treo khung dán giấy khổ to dành cho nơi dán những tư liệu học tập hằng tuần.
+ Trang trí bảng thi đua, hay bảng giới thiệu những thành tích nổi bật của tập thể, của cá nhân trong lớp.
+ Treo tranh, ảnh, cây cảnh, chậu hoa (nếu có điều kiện).
- Phân công công việc cho các tổ/ cá nhân.
- Tổ trưởng họp tổ, phân công tổ viên chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh và trang trí lớp học
- Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công.
- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tiến hành trang trí lớp học theo kế hoạch đã đề ra.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi lớp học được vệ sinh và trang trí xong.
HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 1. Mục tiêu hoạt động Giúp HS : - Biết được truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Tự hào mình là HS của mái trường mang tên ngày sinh nhật của Bác Hồ. Ra sức phấn đấu thi đua học tập tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó. 2. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động - Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp - Địa điểm: Tổ chức trong phạm vi lớp học - Thời lượng: 20 phút - Thời điểm : 17/9 3. Tài liệu phương tiện Tài liệu về sự phát triển của nhà trường. 4. Các bước tiến hành Chuẩn bị Hát tập thể bài : Em yêu trường em GV chủ nhiệm tuyên bố lý do . Phần hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường GV giới thiệu: - Nhà trường được thành lập năm 1959 ngày đầu thành lập nhà trường chỉ có 6 điểm trường (Pa Khen,Tà Phình,Phiêng Cành,Bản Dọi,Bản Hoa,Phiêng Đón)với 7 giáo và 41 HS Nhà trường được đặt tại trung tâm Bản Hoa , Xã Tân Lâp . Tới năm 1990 trường được lấy tên là trường cấp 1+2Tân Lập - Năm 2002 Nhà trường được tách ra là trường tiểu học Tân Lập, theo quyết định 373 cấp ủy ban nhân dân huyện cho tới nay, Nhà trường có 35 giáo viên , BGH có cô giáo, 1 chi bộ đảng , 1 bảo vệ . Có 9 điểm trường lẻ đó là: Nậm Khao, Bản Nà, Lóng Cóc, Nà Pháy,Co Phay,Phiêng Đón,Trung Tâm,Bản Hoa,Bản Dọi. Nhà trường có các phòng ban sau: Phòng hiệu trưởng, Phòng bảo vệ, phòng thư viện , nhà để xe, có 5 phòng học khu trung tâm . Nhiệm vụ của nhà trường là GD về đức , trí, thể ,mĩ cho các em. - Gv nêu những thành tích mà thầy và trò trường Tiểu học Tân Lập đạt được trong những năm vừa qua. Hoạt động 2 : Hỏi đáp nhanh Gv đặt các câu hỏi yêu cầu HS trả lời. - Nhà trường được thành lập năm nào? - Lúc đầu nhà trường có bao nhiêu người và bao nhiêu HS? -Hiện nay trường ta có tên là gì? - Hiệu trưởng tên là gì? - Có mấy cô hiệu phó và tên là gì? - Trường ta đóng ở đâu? - Trường ta có những phòng nào? - Em hãy nêu thành tích của nhà trường trong những năm vừa qua? * GV tiểu kết: Để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của nhà trường các em hãy ra sức thi đua rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi. 5. Tổng kết đáng giá - GV đánh giá, nhận xét HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG EM LÀM VỆ SINH VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC I. MỤC TIÊU - HS biết làm vệ sinh và trang trí lớp học. - Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh: khẩu trang, chổi, xẻng, giẻ lau, chậu nước, - Các nguyên liệu trang trí lớp học: chậu hoa, hoa giấy, tranh ảnh IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 ngày, GV cần phổ biến cho HS nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động. - Thảo luận, phổ biến những công việc cần làm để lớp học sạch và đẹp. Lưu ý: Ngoài những quy định trang trí lớp học chung của toàn trường, GV đề nghị cả lớp cùng suy nghĩ để đề xuất cách trang trí lớp học của mình. GV có thể gợi ý cho HS, ví dụ: + Bố trí gọn gàng khu vực dành cho chỗ để mũ + Trang trí góc (hoặc phần tường) để treo bảng hay treo khung dán giấy khổ to dành cho nơi dán những tư liệu học tập hằng tuần. + Trang trí bảng thi đua, hay bảng giới thiệu những thành tích nổi bật của tập thể, của cá nhân trong lớp. + Treo tranh, ảnh, cây cảnh, chậu hoa (nếu có điều kiện). - Phân công công việc cho các tổ/ cá nhân. - Tổ trưởng họp tổ, phân công tổ viên chuẩn bị dụng cụ. Bước 2: Tiến hành vệ sinh và trang trí lớp học - Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công. - Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tiến hành trang trí lớp học theo kế hoạch đã đề ra. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá - Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi lớp học được vệ sinh và trang trí xong. - GV nhận xét, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt công việc được giao. Khuyến khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học luôn khang trang, sạch đẹp. HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG MỪNG THẦY CÔ – MỪNG BẠN BÈ I. MỤC TIÊU : - Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường, lớp, thầy cô và bạn bè. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp; quý trọng thầy cô; đoàn kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : a. Nội dung Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm có nội dung ca ngợi thầy cô và bạn bè. b. Hình thức hoạt động - Thi hát, nâm thơ... giữa các tổ. - Thi sáng tác thơ... giữa các tổ về chủ đề trên. - Tổ chức trò chơi tìm các ẩn số cho cả lớp. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : a. Về phương tiện hoạt động - Nhưỡng bài hát, bài thơ về trường, lớp; về thầy cô giáo và bạn bè. - Hệ thống các câu hỏi và đáp án. - Bản quy ước về thang điểm. b. Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiên hoạt động. - Cử ban giám khảo. - Cử người dẫn chương trình - Trang trí. - Kê bàn hình chữ U. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : a) Khởi động - Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9. - Giới thiệu chương trình văn nghệ: tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký. b) Phần giao lưu văn nghệ * Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường, lớp thân yêu - Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện - Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4 - Tổ nào đến lượt mà trong thời gian quy định không hát được thì mất lượt chuyển sang tổ khác. - Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp, thầy cô và bạn bè thì thắng. * Trò chơi: trả lời nhanh và đúng Trò này dành cho học sinh cả lớp để tạo không khí sôi nổi. Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời. Ai trả lời đúng đáp án sẽ được thưởng quà. Không trả lời được người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án. Câu hỏi cụ thể là: 1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng thứ bao nhiêu của trường ta ? 2. Bạn hãy cho biết họ và tên cô Hiệu trưởng hiện nay của trường ta. 3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái trường". 4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp" 5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập. * Những vần thơ mừng năm học mới Yêu cầu và cách thực hiện: Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau để sáng tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè nhân dịp năm học mới. Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ đại diện cho từng tổ sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng. V. TỔNG KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG : - Công bố kết quả. - Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ HỌC SINH I. MỤC TIÊU : - Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mơi và ý nghĩa của nó. - Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : a. Nội dung - Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường. - Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. b. Hình thức hoạt động - Chuẩn bị câu hỏi và liên hệ thực tế. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : a. Về phương tiện hoạt động - Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học - Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của nhà trương, của lớp trong năm học qua. - Một số tiết mục văn nghệ b. Về tổ chức * Giáo viên chủ nhiệm: - Phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Yêu cầu từng học sinh nghiên cứu nội quy của nhà trường và việc thực hiện nội quy của bản thân, của tập thể lớp trong năm học qua. - Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án. * Lớp thảo luận thống nhất chương trình, hình thức hoạt động và phân công cụ thể: - Người điều khiển chương trình và thư kí. - Trang trí - Một tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ * Từng tổ phân công cho các tổ viên IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : - Hát tập thể - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí. - Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - Dựa vào đáp án, người điều khiển tổng kết lại từng vấn đề đã thảo luận. - Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ xen kẽ vào chương trình tạo không khí vui vẻ. - Hát tập thể. V. TỔNG KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG : - Người điều khiển: động viên cả lớp phấn đấu tự giác thực hiện đúng nội qui và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 10 CHỦ ĐỀ:CHĂM NGOAN HỌC GIỎI GIAO ƯỚC THI ĐUA CỦA LỚP I. MỤC TIÊU - Góp phần củng cố cho HS các KTKN đã được học trong các môn học. - Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS. - Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho HS. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm, loa đài, thiết bị âm thanh, micro, - Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án. - Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập, - Quà tặng, phần thưởng và hoa tươi phục vụ hoạt động của hội thi. - Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho hội vui học tập. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GVCN thông báo cho HS trong lớp về nội dung thi (giới hạn nội dung, chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) và kế hoạch tổ chức hội vui học tập. - Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tập. Có thể có các hình thức sau: 1) Hái hoa dân chủ (dành cho qui mô lớp). a/ Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp có thể tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi. b/ Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi. Sau khi HS trả lời câu hỏi, MC sẽ trực tiếp công b ... ới HS: - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bà hát, về chủ đề “các anh hùng dân tộc”. - Phân công trang trí (sân khấu, kê bàn ghế, hoa, nước, ) phụ trách gói phần thưởng. - Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Viết giấy mời đại biểu. Bước 2: Tổ chức cuộc trưng bày - Ổn định tổ chức. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Thông qua nội dung chương trình, các phần trưng bày . - Giới thiệu Ban giám khảo. - Phổ biến luật chơi. - Trưng bày - Đan xen giữa các phần thi, là các tiết mục văn nghệ. 4. Củng cố: + GV củng cố bài học. - Liên hệ, giáo dục. 5. Dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 12 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN TÌM HIỂU ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. - Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. II. Đồ dùng dạy-học: - Các tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, câu đố, câu hỏi liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc. - Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu (nếu có). III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được: - Chủ đề của cuộc thi. - Nội dung thi: Thi tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc. - Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 – 5 người, trong đó có một đội trưởng. - Luật chơi: + Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm. + Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây. + Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước. Nếu câu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ được dành cho các đội còn lại. Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên. + Mỗi câu trả lời đúng (ô chữ hàng ngang) sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm. + Nếu đội nào tìm ra được từ khóa (ô chữ hàng dọc) sẽ được cộng 30 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền chơi. * Đối với HS: - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bà hát, về chủ đề “các anh hùng dân tộc”. - Phân công trang trí (sân khấu, kê bàn ghế, hoa, nước, ) phụ trách gói phần thưởng. - Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Viết giấy mời đại biểu. Bước 2: Tổ chức cuộc thi - Ổn định tổ chức. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Thông qua nội dung chương trình, các phần thi. - Giới thiệu Ban giám khảo. - Phổ biến luật chơi. - Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn. - Đối với những câu trả lời khó, MC sẽ mời thầy cô cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp. - Đan xen giữa các phần thi, là các tiết mục văn nghệ. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK hội ý để đánh gái, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Trong khi BGK hội ý, đội văn nghệ tổ chức một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các đội thi đạt giải lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp. - Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến. - MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi. - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. 4. Củng cố: + GV củng cố bài học. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 1 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu - HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây không những đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm đẹp cho mỗi gia đình, cho đất nước. - HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây ở nhà, ở trường II. Quy mô, địa điểm thời lượng, thời điểm hoạt động - Quy mô: Tổ chức theo quy mô: 3 lớp: Lớp 1,2,3 điểm trường trung tâm - Thời điểm: Tiết chào cờ - Địa điểm: tổ chức ngoài sân. – T/gian: 20 đến 25p III. Chuẩn bị - Tranh, ảnh chợ hoa tết, hội hoa xuân - Sản phẩm cây hoa. IV. Tiến hành hoạt động: Nôi dung Nội dung thực hiện HS 1.Chuẩn bị: 2. Cách chơi: Hội hoa xuừn 3. Tổng kết đánh giá. - Trước 2 tuần, GV phổ biến cho học sinh: Để hưởng ứng tết phong trào tết trồng cây, lớp ta sẽ tổ chức “Hội hoa xuân” để trưng bày những... (Khuyến khích là cây hoa) các em đã chăm sóc. Cây dó có thể của cá nhân hoặc của nhóm. - Mỗi tổ sưu tầm chợ tết hoa xuân - Địa điểm tổ chức ở ngoài sân, có bảng kẻ chữ: Hội hoa xuân - GV tuyên bố lý do, GT chương trình. Thời gian dành cho việc trưng bày sản phẩm là 10 phút. - Chia lớp làm 3 tổ - Các tổ trưng bày trang trí cây của mình. Mỗi cây đều nhớ tên cây đó là cây gì? - Khi đoàn đến thăm quan sản phẩm của tổ mình thì nhóm trưởng sẽ GT sản phẩm của nhóm mình. - Đoàn thăm quan chọn sản phẩm đẹp khen trước lớp. - Khen lớp đã nhiệt tình hưởng ứng: Hội hoa Xuân - GV: Với việc làm hôm nay các em đã góp phần tạo thêm màu xanh, thêm sắc hoa rực rỡ cho quê hương, đất nước ta luôn tươi đẹp. Từ đó các em sẽ vận động gia đình mình tích cực trồng cây góp phần tô đẹp cho cuộc sống quanh ta. - Lắng nghe - Các tổ thực hành HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 1 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I, Mục tiêu: - HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa xoay quanh chủ đề “Mừng Đảng - mừng xuân”. - Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng. II, Quy mô hoạt động: - Tổ chức theo quy mô lớp III, Tài liệu, phương tiện - Các tiết mục văn nghệ, bài thơ, truyện kể...ca ngợi Đảng, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, của mùa xuân. - Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo. - Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo. IV, Tiến hành hoạt động Hoạt động GV Hoạt động HS 1, Chuẩn bị: - GVCN làm việc với tập thể lớp: + Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia. + Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên) - Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như: + Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình. + Chọn cử BGK, phân công trang trí 2, Tiến hành cuộc giao lưu: a) Khởi động: - Bắt bài hát tập thể - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự. b) Giao lưu - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi. 3, Kết thúc hoạt động - Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp. - HS lắng nghe để chuẩn bị theo yêu cầu của GV - Hát tập thể bài Hoa lá mùa xuân - HS lắng nghe nắm thể lệ giao lưu - HS tham gia giao lưu tích cực, hào hứng - Cổ động viên tham gia nhiệt tình - Tuyên dương tình thần tham gia hoạt động của cả lớp HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 1 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN GIAO LƯU TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU - HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. - HS biết yêu thích các trò chơi dân gian. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG - Tổ chức theo quy mô 3 lớp: Lớp 1,2,3 điểm trường Lóng Cóc - Thời điểm: Tiết chào cờ - Địa điểm: tổ chức ngoài sân. – T/gian: 20 đến 25p III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian. - Các dụng cụ phục vụ trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co. Bước 2: Tiến hành chơi - GV hướng dẫn cách chơi: + Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình. + Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững. + Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng. + Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”. - Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối). Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm. - Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được. GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể. - Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt. HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 1 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN THỰC HÀNH LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết làm vệ sinh lớp học. Có ý thức giữ sạch trường lớp. 2. Đồ dùng: - Giẻ lau bảng, chổi, xô đựng nước. 3. Các bước tiến hành: * Hoạt động 1: Phân công công việc. - Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Kê ghế lên bàn. Quét lớp học. Nhóm 2: Giặt giẻ lau và lau bảng. Kê bàn ghế và lau bàn ghế sau khi quét xong. - Dùng nước rẩy lên nền lớp. Kê bàn ghế. Nhóm 3: Vệ sinh sân trường. - Thực hành quét lớp. * Hoạt động 2: Học sinh thực hành. - Cho học sinh rẩy nước trước khi quét lớp. - Hướng dẫn học sinh dùng chổi để quét nền lớp. - Gv quan sát, giúp đỡ học sinh thực hiện tốt yêu cầu công việc. - Các tổ trưởng quản lý và nhắc nhở các thành viên trong tổ hoàn thành công việc. - Nhận xét đánh giá kết quả. - GV tập trung lớp, nhận xét các tổ đã thực hiện công việc. - Về nhà thực hành vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. - Tuyên dương một số cá nhân, tổ tích cực làm việc. - Nhắc nhở một số học sinh cha chăm chỉ. 4. Nhắc nhở: - Về nhà thường xuyên quét nhà giúp đỡ bố mẹ.
Tài liệu đính kèm: