Giáo án hỗn hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án hỗn hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019

1.Khởi động

-Gọi hai em lên bảng làm bài tập, lớp chia hai dãy (Chẵn, lẻ) làm bảng con:

- Gọi học sinh nhắc lại cách thực hiện

-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .

2.Hoạt động cơ bản

 a) Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .

1. Hướng dẫn phép nhân .

- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân :

 14273 x 3 = ?

- Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép nhân. Giáo viên gợi ý cho học sinh ghi bảng như sách giáo khoa.

-Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa .

-Lưu ý học sinh nhân rồi mới cộng phần nhớ .

 

doc 32 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hỗn hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31: Thứ hai, ngày 8 tháng 4 năm 2019
TOÁN
Tiết 151: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ .
A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .( có nhớ không quá 2 lần và nhớ không liên tiếp).
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
B/Đồ dùng dạy học
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
C/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Khởi động
-Gọi hai em lên bảng làm bài tập, lớp chia hai dãy (Chẵn, lẻ) làm bảng con:
- Gọi học sinh nhắc lại cách thực hiện
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Hoạt động cơ bản
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .
1. Hướng dẫn phép nhân .
- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân : 
 14273 x 3 = ?
- Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép nhân. Giáo viên gợi ý cho học sinh ghi bảng như sách giáo khoa.
-Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa .
-Lưu ý học sinh nhân rồi mới cộng phần nhớ .
 b) Luyện tập:
-Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu nêu lại cách tính nhân .
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở 
-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Kẻ lên bảng các phép tính 
-Yêu cầu lớp tính vào vở .
-Mời một em lên bảng giải bài 
-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3: 
- Gọi đọc bài trong sách giáo khoa 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Mời một học sinh lên bảng giải .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 d) Hoạt động ứng dụng
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng làm bài tập:
-Hai em lên bảng tính kết quả .
 4273 1716
 x 3 x 2
 12819 3432 
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- HS dựa vào cách thực hiện nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để thực hiện. 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính : 
 14273
 x 3 
 42819
* Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện: Đặt tính và thực hiện nhân từ phải sang trái . 
-Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Học sinh nêu lại cách nhân có nhớ .
-Lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại .
-Hai em lên bảng tính kết quả .
 21526 17092 15180
 x 3 x 4 x 5
 6 4578 68368 75900
- Em khác nhận xét bài bạn
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Một em lên bảng tính và điền vào bảng 
TS
19 091
 13 070
 10 709
TS
 5 
 6
 7
TÍCH 
95455
 78420
 74963
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài .
- Một học sinh đọc đề bài .
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một học sinh lên bảng giải bài 
* Giải : 
- Số kg thóc chuyển lần thứ hai là : 
 27150 x 2 = 54300 (kg )
- Số kg thóc cả hai lần chuyển là :
 27 150 + 54 300 = 81 450 ( kg )
 Đ/S:81 450 kg 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 TIẾT 61-31 BÁC SĨ Y- ÉC- XANH 
I/ Mục tiêu : 
* Tập đọc 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ :-nghiên cứu , là ủi , im lặng , vi trùng , chân trời , toa , 
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật trong câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới (ngưỡng mộ , dịch hạch , nơi góc biển chân trời , nhiệt đới ,  ) 
Nội dung ý nghĩa của câu chuyện: – Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc- xanh: sống để yêu thương , giúp đỡ đồng loại) . Nói lên sự gắn bó của Y-éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung (trả lời được các câu hỏi SGK) . 
B/ Kể chuyện : 
1.Rèn kĩ năng nói : 
- Dựa vào tranh minh họa, bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của bà khách một cách sinh động. Học sinh giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục học sinh lòng nhân ái, yêu thương nhau.
II / Đồ dùng dạy học* 
- Ảnh bác sĩ Y-éc- xanh. 
C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Gọi học sinh đọc bài “Ngọn lửa Ô-lim-píc” 
 - Nêu nội dung bài vừa đọc ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá bài 
 2.Hoạt động cơ bản : Tập đọc :
 a) Phần giới thiệu :
*Giới thiệu “Bác sĩ Y-éc- xanh”, ghi tên bài. 
-Đưa ảnh bác sĩ Y-éc- xanh để giới thiệu .
 b) Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể thay đổi giọng cho phù hợp với giọng từng nhân vật .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu 
- Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài 
- Yêu cầu một học sinh đọc toàn bài
* Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi:
 -Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y-éc- xanh?
- Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y-éc- xanh là người như thế nào? 
-Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y-éc- xanh quên nước Pháp ? 
-Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc- xanh ?
- Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang Vì sao ?
 d) Luyện đọc lại : 
- Mời ba em phân vai nối tiếp thi đọc đoạn 3 của câu chuyện .
- Mời 3 nhóm thi đọc diễn cảm theo vai nhân vật trong bài văn
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất 
 *) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh .
- Gọi 2 em nói vắn tắt về nội dung từng tranh .
-Gọi từng cặp kể lại một đoạn câu chuyện .
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
 đ)Hoạt động ứng dụng: 
 -Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng đọc lại bài “Ngọn lửa Ô-lim-píc”
- Nêu nội dung câu chuyện .
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát ảnh bác sĩ Y-éc- xanh.
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Đọc tiếp nối câu trong bài.
- Rèn đọc các từ như : Y-éc- xanh. 
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh phần cuối bài .
- Một học sinh đọc toàn bài
-Cả lớp đọc thầm từng đoạn trả lời .
-Vì ngưỡng mộ , vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới -Là người ăn mặc sang trọng , dáng người quý phái Nhưng trong thực tế ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người đi tàu ngồi toa hạng ba , chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm cho bà để ý.
-Vì thấy Y-éc- xanh không có ý định trở về Pháp .
-  Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp . Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc .
- Ông muốn giúp người Việt Nam chống lại bệnh tật (Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của bản thân) .
- Nhóm 3 em đọc phân vai ( người dẫn chuyện , bà khách, Y-éc- xanh) .
- 3 nhóm thi đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện theo vai nhân vật .
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
-Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
-Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
-Hai em nêu nội dung mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại một đoạn câu chuyện 
- 2 em lên kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
-Về nhà tập kể lại nhiều lần .
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 31: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (T2).
I / Mục đích yêu cầu: 
- Kể được một số ích lợi của cây trồng vật nuôi đối với cuộc sống con người
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi
- Biết được những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
- Giáo dục học sinh hiểu được vì sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Có ý thức bảo vệ môi trường.
 II /Đồ dùng dạy học : 
- Tranh ảnh một số cây trồng vật nuôi.
 III/Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1-Khởi động: cho lớp hát 
2. Hoạt động cơ bản
ª Hoạt động 1 Báo cáo kết quả điều tra . 
- Yêu cầu các đại diện lên trình bày kết quả điều tra theo các vấn đề sau :
- Hãy kể tên một số vật nuôi và một số loại cây trông mà em biết ?
-Các vật nuôi và các loại cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ? 
-Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào ? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
ª Hoạt động 2 : Đóng vai . 
-Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt nêu lên 4 tình huống như trong sách giáo viên .
-Yêu cầu các nhóm trao đổi để đóng vai .
-Mời từng nhóm lên đóng vai trước lớp . 
-Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
ª Hoạt động 3
 -Yêu cầu các nhóm thi hát, đọc thơ nói về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
ª Hoạt động 4 Trò chơi : Ai nhanh ai đúng 
- Phân lớp thành các nhóm .
- Phổ biến luật chơi để các nhóm nắm .
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
* Hoạt động ứng dụng
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
-Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp .
-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và và bổ sung .
- Bình chọn nhóm làm việc tốt .
 -Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
-Lần lượt các nhóm cử đại diện lên đóng vai giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn .
-Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .
- Các nhóm tổ chức thi đọc thơ , kể chuyện hoặc thi hát có chủ đề nói về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
- Chia thành các nhóm , thảo luận ghi vào giấy các việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi .
-Cử đại diện lên thi điền nhanh , điền dúng trên bảng .
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Thứ ba, ngày 9 tháng 04 năm 2019
THỂ DỤC
 TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN
 TRÒ CHƠI “AI KÉO KHOẺ”
I.Mục đích - Yêu cầu : 
- G ... i cách chia .
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Nêu lại cách chia .
- Hai học sinh lên bảng tính kết quả .
12760 : 2 = 6380 
18752 ; 3 = 6250 ( dư 2)
25704 : 5 = 5140 ( dư 4 )
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Một em đọc đề bài 2 .
-Hai em lên bảng đặt tính và tính 
a/ 15273 : 3 = 5091 
b/ 18842 : 4 = 4710 ( dư 2 )
c, 36083 : 4 = 9020 ( dư 3 )
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài .
- Một học sinh đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một học sinh lên bảng giải bài 
* Giải : -Số kg thóc Nếp trong kho là : 
 27280 : 4 = 6820 (kg)
 Số kg thóc Tẻ trong kho là :
27280 – 6820 = 20460 (kg)
 Đ/S: Nếp : 6820 kg ; Tẻ : 20460 kg 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một học sinh đọc đề bài 4
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Một học sinh nêu cách nhẩm .
* Nhẩm : 15 nghìn : 3 = 5 nghìn 
-Vậy 15 000 : 3 = 5 000 
- Một em khác nhận xét bài bạn .
-Vài học em nêu lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 31: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
A/ Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói : Bước đầu biết trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm về chủ đề: “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?” , bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( Nêu những việc làm thiết thực, cụ thể )
- Rèn kĩ năng viết : Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu), thuật lại đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường .
B/Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh đẹp về các loại cây hoa, cảnh đẹp thiên nhiên, ảnh về môi trường bị tàn phá, hủy hoại. 
- Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. 
C/Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Gọi hai em lên bảng đọc lá thư gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài đã học ở tiết tập làm văn tuần 30. 
 2.Hoạt động cơ bản
a/ Giới thiệu bài : 
- Thảo luận và viết thành một đoạn văn nói về việc làm bảo vệ môi trường ...
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập .
- Nhắc nhớ về trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp .
- Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường .
- Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm bầu nhóm trưởng để điều khiển cuộc họp .
- Mở bảng phụ đã viết sẵn các gợi ý cuộc họp .
- Mời 1 em đọc .
* Mời ba nhóm thi tổ chức cuộc họp. Giáo viên giúp đỡ từng nhóm.
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu nội dung về các biện pháp bảo vệ môi trường của nhóm mình trước lớp.
- Nhận xét đánh giá, khen những nhóm đề ra nhiều biện pháp hay . 
Bài 2 : 
- Gọi một em nêu đề bài .
- Nhắc học sinh nhớ lại những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường mà các nhóm đã nêu.
-Yêu cầu thực hiện viết lại các biện pháp bảo vệ môi trường vào vở. 
-Giáo viên theo dõi giúp đỡ từng em.
-Mời lần lượt một số em đọc bài văn trước lớp.
 c) Hoạt động ứng dụng
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai em lên bảng ọc lá thư viết để gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài qua bài TLV đã học.
- Hai học sinh nhắc lại tên bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Một em nhắc lại trình tự 5 bước về tổ chức một cuộc họp 
- Lắng nghe để nắm các yêu cầu khi tổ chức cuộc họp .
- Lớp chia thành các nhóm để tổ chức cuộc họp .
- Một em đọc lại các gợi ý về thảo luận bảo vệ môi trường 
- Thực hiện họp đưa ra các ý kiến , một em ghi lại các ý kiến của bạn mình trong tổ.
-Các nhóm cử đại diện báo cáo nội dung họp của nhóm trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn nhóm có biện pháp hay nhất .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Hai em nêu lại các biện pháp bảo vệ môi trường .
- Thực hiện viết vào vở .
- Một 3 em đọc bài viết trước lớp .
- Lớp lắng nghe và nhận xét .
- Hai em nhắc lại nội dung bài học .
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
THỂ DỤC
 TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI “AI KÉO KHOẺ”
I.Mục đích - Yêu cầu : 
- Giúp cho HS ôn động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối đúng.
- Phát triển : Tố chất nhanh nhẹn, mạnh khoẻ, khéo léo, chính xác.
- Giáo dục : Ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, tính tích cực trong học tập.	
II.Phương pháp : 	Tập luyện, làm mẫu, trò chơi
III.Chuẩn bị : 	Sân bãi sạch sẽ, còi, bóng, kẻ sân.
IV.Tiến hành :
NỘI DUNG
LVĐ
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
TG
SL
Phần 1 : Mở đầu :
1.Nhận lớp :
2.Khởi động :
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường.
- Xoay các khớp : cổ tay, chân, khớp vai, hông, gối....
- Trò chơi : Kết bạn.
* Bài TDPTC.
Phần 2 : Cơ bản :
* Tung và bắt bóng cá nhân.
* Trò chơi :
“Ai kéo khoẻ”
3. Củng cố :
Phần 3 : Kết thúc :
- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá bài học.
- Dặn dò và giao BTVN
- Xuống lớp. 
6-8'
1-2'
5-7'
20-22'
12-14'
6-8’
2-3'
4-6'
1L
1L
1-2L
1-2L
2x8n
4-5L
3-4L
1-2L
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, LT báo cáo.
- GV hướng dẫn lớp khởi động.
- HS thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở HS khởi động kỹ. 
m m m m m m
 m m m m m m
m m m m m m
‚ LT
- GV hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Tập theo đội hình hàng ngang.
m m m m m m
 ‚GV
m m m m m m
- GV nêu những sai lầm và cách sửa chữa.
- HS thực hiện.
- GV sửa sai và uốn nắn động tác.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, hướng dẫn và giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV chọn 2 em lên làm mẫu, cả lớp quan sát.
- Cho thơi thử, bắt đầu cuộc chơi.
- GV gọi 1-2 em lên thực hiện lại.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và sửa sai động tác.
‚GV
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
TIẾT 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT .
A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết :
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
- So sánh độ lớn của Trái Đất, Mặt trăng và Mặt trời: Trái Đất lớn hơn mặt trăng, Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê nghiên cứu, tìm hiểu khoa học, biết bảo vệ môi trường.
B/Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trong sách trang 118 , 119 . Quả địa cầu . 
C/Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
-Kiểm tra các kiến thức bài : “Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời”
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 
 2.Hoạt động cơ bản 
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất “.
b/ Khai thác bài :
-Hđ1 : Quan sát tranh theo cặp .
*Bước 1 : Hướng dẫn quan sát hình 1 sách giáo khoa 
– Hãy chỉ Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ? 
- Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt Trăng và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét độ lớn của mặt Trời ,Trái Đất và Mặt Trăng?
-Bước 2 : Yêu cầu các cặp lên trả lời trước lớp .
-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh .
* Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hđ2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất :
-Bước 1 : - Giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể quay quanh hành tinh .
-Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
-Bước 2 : -Yêu cầu học sinh thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 sách giáo khoa vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
Hđ3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .
-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Mời một số em ra sân chơi thử .
-Yêu cầu học sinh đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu 
- Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của học sinh . 
 d) Hoạt động ứng dụng
-Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.Xem trước bài mới .
-Trả lời về nội dung bài: “Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời” đã học tiết trước. 
-Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài
- Chia ra từng nhóm đôi: quan sát hình1 sách giáo khoa, thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý .
-Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất . 
- Cùng chiều với chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời . Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần .
- Các cặp lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp .
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại .
- Lắng nghe giáo viên giảng để nắm về vệ tinh .
- Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất 
- Lớp quan sát hình 2 sách giáo khoa .
- Thực hành vẽ vào vở chiều quay của mt quanh Trái Đất như hình 2 trang 119 sách giáo khoa .
- Học sinh làm việc theo nhóm .
-Một số em đóng vai Mặt Trăng để thực hiện trò chơi : Mặt Trăng quay quanh Trái Đất .
- Quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn 
-Về nhà học bài và xem trước bài mới . 
SINH HOẠT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
 A. Mục đích:
- Đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần học vừa qua
- Đề ra phương hướng hoạt động của tuần 32
- Phê bình và tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc phê bình và phê bình
B. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
* GV hướng dẫn cho Lớp trưởng nhận xét
+ Ưu điểm, tồn tại về học tập, các hoạt động khác
- GV gợi ý cho học sinh phát biểu ý kiến. 
* Đánh giá của GV:
-Ưu điểm:
+ Nhìn chung các em đi học đầy đủ 19/19, ổn định sĩ số.
+ Đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
+ Vở sách bao nhãn cẩn thận . 
+ Học bài và làm bài đầy đủ .
+ Duy trì tốt nền nếp và sĩ số 
+ Công tác rèn chữ giữ vở có tiến bộ .
+ Lao động vệ sinh trường lớp, tưới cây nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Giữ vệ sinh cá nhân, giáo viên cắt tóc cho 4 học sinh nam tóc dài.
*/ Tồn tại: 
 + Một số em đi học hay thiếu bút, bảng, thước cố gắng hơn.
 + Chữ viết con xấu, cần rèn viết nhiều hơn.
 + Một số em ngồi học còn hay nghịch. 
2. Kế hoạch tuần tới : tuần 32
- Duy trì tốt sĩ số và nền nếp ra vào lớp
- Tập ca múa hát đầu, giữa giờ.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. Đi học phụ đạo đều. 
-Vệ sinh thân thể trước khi đến trường
- Luyện đọc nhiều lần bài Tập đọc . Viết chính tả ở nhà nhiều hơn.
 3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
Chào mừng kỉ niệm Ngày Giải phòng miền Nam 30/4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hon_hop_cac_mon_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2018_2019.doc