một cách bảo quản thức ăn
i.mục tiêu
giúp học sinh (hs):
· học cách bảo quản thức ăn.
· nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày .
· biết và thực hiện những điều cần chú ý khi chọn lựa thức ăn dùng để bảo quản , cách sử dụng , thức ăn đã được bảo quản .
ii.đồ dùng dạy - học :
· các minh hoạ trong trang 24 , 25 sgk .
· một số rau thật như : rau muống, su hào , rau cải , cá khô
· 10 phiếu học tập khổ a 2 và bút dạ
Ngày tháng năm 200 Bài 11: MỘT CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I.MỤC TIÊU Giúp học sinh (HS): Học cách bảo quản thức ăn. Nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày . Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi chọn lựa thức ăn dùng để bảo quản , cách sử dụng , thức ăn đã được bảo quản . II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Các minh hoạ trong trang 24 , 25 SGK . Một số rau thật như : rau muống, su hào , rau cải , cá khô 10 phiếu học tập khổ A 2 và bút dạ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25 phút 5 Phút 1.Ổn định: -Nhắc nhở tư thế ngồi học. -Kiểm tra dụng cụ học tập. -Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi sau : +Thế nào là thực phẩm sạch an toàn? +Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? +Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và qủa chín ? -GV nhận xét và cho điểm 3.Dạy và học bài mới a.Giới thiệu bài: +Muốn giữa thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm như thế nào ? GV : Đó chính là cách thông thường để bảo qủan thức ăn . Nhưng ta phải chú ý điều gì trước khibảo quản và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản , các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp. b.Hoạt động dạy – học b.1/Hoạt động 1: Cách bảo quản thứcăn -GV chia HS thành nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm . -Yêu cầu HS quan sát hình 24 , 25 SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ? +Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo qủan thức ăn +Các cách bảo qủan thức ăn đó có lợi ích gì ? -Nhận xét tuyên dương HS thảo luận tốt -Kết luận : Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu . Các cách thông thường có thể làm ở gia đình : giữ thức ăn ỡ nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh , phơi sấy khô hoặc ướp muối *Hoạt động 2 : Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn -GV chia lớp thành nhóm , đặt tên cho nhóm theo thứ tự . 1.Nhóm : phơi khô 2.Nhóm 2 : Ướp muối 3.Nhóm 3 : Ướp muối 4.Nhóm 4 : Cô đặc với đường -Yêu cầu thảo luận và trình bày theo các ý sau : +Hãy kể tên một số thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm . +Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ? -GV kết luận : Trước khi đưa thức ăn ( thịt cá , rau , củ quả. ) vào bảo quản , phải chọn loại còn tươi , loại bỏ phần giập nát , úa . Sau đó rửa sạch và để ráo nước . +Trước khi dùng để nấu phải rửa sạch . Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn . ( đối với loại ướp muối ) *Hoạt động 3: Trò chơi : Ai đảm đang nhất? “ -Mang các loại rau thật ,đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước -Yêu cầu mỗi tổ cửa 2 bạn tham gia cuộc thi : Ai Đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài . -Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau , rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng . -GV và HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phảm của từng tổ . -Nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải 4.Củng cố - Dặn dò -Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết -Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....Chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra. -Hát . -3 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. -Lắng nghe. -1 HS nhắc lại -Thảo luận nhóm -HS quan sát . Đại diện nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận -Các nhóm khác lắng nghe , bổ sung -Cả lớp lắng nghe . -Chia nhóm theo yêu cầu GV . -Tiến hành thảo luận . -Đại diện nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận . Các nhóm khác có cùng tên bổ sung . VD : Nhóm phơi khô : +Tên thức ăn : cá , tôm , mực , củ cải , măng , mộc nhĩ . +Trước khi bảo quản cá, tôm , mực cần rửa sạch , bỏ phần ruột , các loại rau cần chọn còn tươi , bỏ phần dập nát , úa , rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại . Nhóm Ướp muối + Tên thức ăn: thịt , cá , tôm , cua , mực . +Trước khi bảo quản phải chọn các loại còn tươi , loại bỏ phần ruột , rước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn . Nhóm Ướp lạnh + Tên thức ăn: thịt , cá , tôm , cua , mực, các loại rau . +Trước khi bảo quản chọn loại còn tươi rửa sạch , loại bỏ phần dập nát , úa , rửa sạch để ráo nước Nhóm đóng hộp + Tên thức ăn: thịt , cá , tôm.. +Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi rửa sạch , loại bỏ ruột Nhóm cô đặc với đường + Tên thức ăn: mứt dâu , mứt nho , mứt cà rốt , mứt khế ,. +Trước khi bảo quản phải chọn quả còn tươi, không bị dập nát , rửa sạch , để ráo nước -Tiến hành chơi. -Cử thành viên theo yêu cầu của GV . +Tham gia thi Thứ sáu.Ngày 03 tháng 10 năm 2008 PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I.MỤC TIÊU Giúp học sinh (HS): - Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng - Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng . - Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng . II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Các minh hoạ trong trang 26 , 27 SGK . - Quần áo , mũ , các dụng cụ y tế nếu có để HS đóng vai bác sĩ . - HS chuẩn bị tranh , ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng . - Phiếu học tập cá nhân III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25 phút 5 phút 1.Ổn định: -Nhắc nhở tư thế ngồi học. -Kiểm tra dụng cụ học tập. -Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau : +Hãy nêu các cách bảo quản thức ăn? +Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì ? -Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh , ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng . -GV nhận xét và cho điểm 3.Dạy và học bài mới a.Giới thiệu bài: +Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy thế nào ? GV : Hằng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng . Điều đó không chỉ gây cho ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh khác . Các em học bài hôm nay để biết điều đó . -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp. b.Hoạt động dạy – học b.1/Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh -GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau : +Yêu cầu và tranh ảnh do mình sưu tầm được sau đó trả lời các câu hỏi sau ? 1.Người trong hình bệnh gì ? 2.Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ? -GV gọi nối tiếp HS trả lời ( mỗi HS trả lời về 1 hình -Gọi HS chỉ tranh mình mang đến lớp và nói theo yêu cầu trên -GV kết luận. -GV chuyển hoạt động : để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng các em cùng làm vào phiếu học tập . *Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng -GV phát phiếu HS cho HS +Yêu cầu HS đọc kĩ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút -Gọi HS chữa phiếu học tập -Gọi HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác -Nhận xét và kết luận *Hoạt động 3: Trò chơi : Ai đảm đang nhất? “ -GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi : +3 HS tham gia trò chơi : 1 HS đóng vai bác sĩ , 1 HS đóng vai người bệnh , 1 người đóng vai người nhà bệnh nhân . +HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấy hiệu của bệnh . +HS đóng vai bác sĩ sẽ nói về ên bệnh , nguyên nhân và cách phòng . -GV cho 1 nhóm chơi thử -Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp . -Nhận xét chấm điểm trực tiếp cho nhóm . 4.Củng cố - Dặn dò -GV hỏi : Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ? +Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ? -Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....Chuẩn bị bài: Phòng bệnh béo phì -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra. -Hát . -3 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. -Em cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì . -Lắng nghe. -1 HS nhắc lại -HS quan sát hình minh hoạ trang 26 SGK. -HS nối tiếp nhau trả lời Thực hiện yêu cầu -Nhận phiếu học tập . -Hoàn thành phiếu học tập -2 HS chữa phiếu học tập -Thực hiện yêu cầu . -HS lắng nghe và tiến hành chơi theo yêu cầu . -Thực hiện yêu cầu -HS trả lời PHIẾU HỌC TẬP Họ tên : . Lớp : .. 1.Nối các ô ở cột A với cột B cho phù hợp Thiếu năng lượng và chất đạm Sẽ bị suy dinh dưỡng Thiếu I – ốt Sẽ không lớn được và trở nên gầy còm, ốm yếu Thiếu vi – ta – min A Sẽ bì còi xương Thiếu vi – ta – min D Sẽ phát triển chậm hoặc kém thông minh , dễ bị bướu cổ Thiếu thức ăn Sẽ bị nhiễm bệnh và mắt kém 2.Đánh dấu ( X) vào ¨ trước ý em chọn a. Ích lợi đủ chất dinh dưỡng là : ¨ Để có đủ chất dinh dưỡng , năng lượng ¨ Để phát triển về thể chất , trí tuệ va ... , tư thế ngồi học.... -Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK -Chuẩn bị bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước . Ngày tháng năm 200 Bài 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I.MỤC TIÊU Giúp học sinh (HS): Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi Nêu được tác hại của tai nạn sông nước . Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện . II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Các minh hoạ trong trang 36 , 37 SGK . Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng Phiếu ghi sẵn nội dung tình huống . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25 phút 5 phút 1.Ổn định: -Nhắc nhở tư thế ngồi học. -Kiểm tra dụng cụ học tập. -Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau : +Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người ệnh ăn uống như thế nào ? +Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm 3.Dạy và học bài mới a.Giới thiệu bài: GV : Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh được các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó nhé. . -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp. b.Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước . -GV tiến hành hoạt động thảo luận cặp đôi theo định hướng sau : +Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1 , 2 , 3 . Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao +Theo em chúng ta làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? -Nhận xét , tổng hợp ý kiến của các HS . -Gọi 2 HS đọc ý 1 , 2 trong mục Bạn cần biết trước lớp . *Hoạt động 2 : Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng : +Yêu cầu HS quan sát hình 4 , 5 trang 37 SGK và tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi sau : +Hình minh hoạ cho em biết điều gì ? +Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ? +Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ? -Nhận xét các ý kiến của HS . -Kết luận : Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi , tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh , chuột rút , cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi . Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi và tập bơi *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ , ý kiến -GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm -GV đưa ra các tình huống . Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết : Nếu mình ở trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì ? -Nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt 4.Củng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học.... -Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK -Phát cho HS phiếu bài tập , yêu cầu các em về nhà hoàn thành phiếu -Chuẩn bị bài: Ôn tập con người và sức khoẻ -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra. -Hát . -2 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. -Lắng nghe. -1 HS nhắc lại -Tiến hành thảo luận theo cặp , đại diện nhóm trình bày -HS dưới lớp nhận xét bổ sung -2 HS đọc to trước lớp . -Tiến hành hoạt động nhóm -Quan sát +Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người . Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi có người và phương tiện cứu hộ . -Các nhóm khác lắng nghe nhận xét , bổ sung . -Tiến hành thảo luận nhóm và nhận phiếu -Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình . -Lắng nghe PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên : Lớp : Hãy ghi tên thức ăn ,đồ uống em đã sử dụng trong tuần qua vào bảng sau : Thời gian Tên thức ăn , đồ uống Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Sáng Trưa Chiều Ngày tháng năm 200 Bài 18 - 19: ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I.MỤC TIÊU Giúp học sinh (HS): Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ Trình bày trước nhóm , trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường , vai tròcủa các chất dinh dưỡng , cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hằng ngày Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật , tai nạn II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành , các mô hình rau , quả , con giống Ô chữ , vòng quay , phần thưởng Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25 phút 1.Ổn định: -Nhắc nhở tư thế ngồi học. -Kiểm tra dụng cụ học tập. -Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS . -Yêu cầu HS nhắc lại tiêu chuẩn về 1 bữa ăn cân đối -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn có bữa ăn cân đối chưa , đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món trưa ? -Thu phiếu nhận xét chung về hiểu biết của HS . 3.Dạy và học bài mới a.Giới thiệu bài: -GV : Bài học hôm nay các em sẽ được : Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ, những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường , vai trò của các chất dinh dưỡng , cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp. b.Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề : Cion người và sức khoẻ -GV tiến hành hoạt động thảo luận nhóm theo định hướng sau : *4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận : +Quá trình trao đổi chất của con người +Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người . +Các bệnh thông thường +Phòng tránh tai nạn sông nước . -Tổ chức cho HS trao đổi lớp -Gọi HS trình bày kết qủa thảo luận -Nhận xét , tổng hợp ý kiến của các HS . *Hoạt động 2 : Trò chơi : Ô chữ kì diệu -GV phổ biến luật chơi -GV tổ chức cho HS chơi mẫu -GV tổ chức cho các nhóm HS chơi -GV nhận xét và phát phần thưởng . -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra. -Hát . -Thực hiện yêu cầu -1 HS nhắc lại .HS cả lớp lắng nghe nhận xét. -Thực hiện yêu cầu -Lắng nghe. -1 HS nhắc lại -Tiến hành thảo luận , đại diện nhóm trình bày -HS dưới lớp nhận xét bổ sung -Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét bổ sung . -Lắng nghe -Tiến hành chơi theo hướng dẫn NỘI DUNG Ô CHỮ VÀ GỢI Ý CHO TỪNG Ô 1.Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn co ùhoạt động này 2.Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ các vitamin A, D , E , Kvà 3.Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống . 4.Một loại chất thải do thận lọc à thải ra ngoài bằng ngoài bằng đường tiểu tiện 5.Loại gia cầm nuôi lấy thịt lấy trứng 6.Là một loại chất lỏng con người rất cần thiết trong quá trình sống có nhiều trong gạo , ngô , khoai . 7.Đây là 4 loại thức ăn có nhiều trong gạo , ngô , khoai . Cung cấp năng lượng cho cơ thể . 8.Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh . 9.Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây hại do được xử lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh . 10.Từ đồng nghĩa với từ dùng 11.Một căn bệnh doăn thiếu I ốt 12.Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ định bác sĩ 13.Trạng thái cơ thể cảm thấy sản khoái ,dễ chịu . 14.Bệnh nhân ị tiêu chảy cần uống thứ này để chống mất nước 15.Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước . V U I C C H O I C H A T B E O K H O N H K H I N U O C T I E U G A N Ư Ơ C B Ô T Đ Ư Ơ N G V I T A M I N S A C H S Ư D U N G B Ư Ơ U C Ô Ă N K I Ê N G K H O E C H A O M U O I T R E EM 5 phút *Hoạt động 3: Tròchơi “ Ai chọn thức ăn hợp lí “ -GV tiến hành cho HS hoạt động trong nhóm , sử dụng mô hìnhđã mang để chọn lựa bữa ăn hợp lí và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy -Yêu cầu HS các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét . -GV nhận xét . 4.Củng cố - Dặn dò -Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí -Dặn HS về nhà tranh để nói với mọi người cùng thực hiện trong 10 điều khuyên dinh dưỡng . -Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học.... -Về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra -Chuẩn bị bài: Chương : Vật chất và năng lượng - Bài : Nước có những tính chất gì -Tiến hành hoạt động trong nhóm -Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét .
Tài liệu đính kèm: