Giáo án Khoa học 4 bài 20 đến 27

Giáo án Khoa học 4 bài 20 đến 27

nước có những tính chất gì

i.mục tiêu

 giúp học sinh (hs):

· quan sát và tự phát hiện màu , mùi, vị của nước .

· làm thí nghiệm , tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hoà tan miột số chất .

· có khả năng tự làm thí nghiệm , khám phá các tri thức .

ii.đồ dùng dạy - học :

· các minh hoạ trong trang 42 , 43 sgk .

· hs và gv cùng chuẩn bị : hs phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.

o 2 cốc thủy tinh giống nhau , nước lọc , sữa, chai , cốc, lọ thủy tinh có hình dáng khác nhau

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 bài 20 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
	Bài 20: 
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ 
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Quan sát và tự phát hiện màu , mùi, vị của nước . 
Làm thí nghiệm , tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hoà tan miột số chất . 
Có khả năng tự làm thí nghiệm , khám phá các tri thức . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 42 , 43 SGK .
HS và GV cùng chuẩn bị : HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
2 cốc thủy tinh giống nhau , nước lọc , sữa, chai , cốc, lọ thủy tinh có hình dáng khác nhau 
Một tấm kính , khay đựng nước . 
Một miếng vải nhỏ 
Một ít đường , muối , cát 
Thìa 3 cái 
Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết qủa thí nghiệm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Th.gian 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút 
5 Phút
1.Ổn định:
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét đánh giá bài kiểm tra tuần trước . 
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
+Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ? 
Giới thiệu : Chủ đề này giúp các em về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác . Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu em nước có tính chất gì ? 
 -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
b.1/Hoạt động 1: Màu , mùi và vị của nước . 
-GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng . 
-Yêu cầu HS các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thủy tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào . Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 
1.Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ? 
2.Làm thế nào , em biết được điều đó ? 
3.Em có nhận xét gì về màu , mùi vị của nước ? 
-GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Nhận xét , tuyên dương những hóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng : Nước trong suốt , không màu , không mùi không vị
*Hoạt động 2 : Nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía . 
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước . 
-Yêu cầu HS chuẩn bị : chai , lọ, hộp bằng thủy tinh , nước , tấm kính và khay đựng nước . 
-Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1 , 2 trang 43 SGK , 1 HS thực hiện , các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi : 
1.Nước có hình gì ? 
2.Nước chảy như thế nào? 
-Nhận xét , bổ sung ý kiến của các nhóm 
-Hỏi : Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm , các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định gì ?
-GV chuyển việc : Các em đã biết một số tính chất của nước : không màu , không mùi , không vị , không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phiá . Vậy nước còn có tính chất nào nào nữa ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết nhé .
*Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
-GV tiến hành hoạt động cả lớp . 
Hỏi : 
1.Khi vô ý làm đổ mực , nước ra bàn em thường làm thế nào ? 
+Tại sao người ta thường dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? 
+Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ? 
-GV tổ chức HS làm thí nghiệm 3 , 4 trang 43 SGK 
+Yêu cầu 4 HS lên làm thí nghiệm 
-Hỏi : Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường , muối , cát xem chất nào hoà tan trong nước . 
-Hỏi : Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 
2.Qua 2 thí nghiệm trên có nhận xét gì về tính chất của nước 
 4.Củng cố - Dặn dò
-GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay trước lớp . 
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....Chuẩn bị bài: Ba thể của nước 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-HS cả lớp lắng nghe. 
+Vật chất và năng lượng 
-Lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm 
+Quan sát va øthảo luận về tính chất của nước , sau đó 1 nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên rình bày trước lớp với 2 chiếc cốc trên bàn GV . 
-Chỉ trực tiếp 
-Vì : Khi nhìn vào cốc nước thì trong suốt , nhìn thấy rõ cái thìa còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ cái thìa trong cốc 
Khi nếm từng cốc : cốc không có mùi là cốc nước , cốc có mùi thơm và béo là cốc sữa . 
-Không màu , không mùi , không có vị . 
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Tiến hành thí nghiệm 
-Làm thí nghiệm , quan sát và thảo luận 
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất cửa làm đại diện lên thí nghiệm , trả lời các câu hỏi theo yêu cầu . 
-Các nhóm khác lắng nghe , bổ sung 
- Nướ không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phiá, chảy từ trên cao xuống dưới . 
-Lắng nghe . 
-HS trả lời : 
+Em lấy giẻ giấy thấm , khăn lau để thấm . 
+Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định . Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữa lại trên mặt vải 
+Ta cho chất đó vào nước , dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không . 
-Làm thí nghiệm . 
-Thực hiện yêu cầu 
-3 HS lên bảng làm thí nghiệm 
-HS trả lời 
Ngày tháng năm 200
	Bài 21: 
BA THỂ CỦA NƯỚC .
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Tìm được hững ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể : rắn , lỏng , khí 
Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau . 
Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí , từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại . 
Hiểu vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 45 SGK .
Sơ đồ sự chuyển thể của nước , viết hoặc dán sẵn trên lớp . 
Chuẩn bị theo nhóm : Cốc thủy tinh , nến , nước đá , giẻ lau , nước nóng , đĩa . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Th.gian 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút 
1.Ổn định:
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau :
+Hãy nêu tính chất của nước 
-GV nhận xét và cho điểm 
 3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
+Theo em nước tồn tại ở dạng nào ? cho ví dụ 
GV : Để hiểu rõ thêm về các dạng tồn tại của nước , tính chất của chúng và sự chuyển thể của nước chúng ta cùn học bài ba thể của nước . 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
b.1/Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh 
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau : 
+Hãy mô tả những gì em nhìn thất ở hình vẽ số 1 và số 2 
+Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào ? 
+Hãy lấy 1 số vd về nước ở thể lỏng 
-Gọi 1 HS lên bảng . GV dùng khăn ướt lau bảng . Yêu cầu HS nhận xét . 
+Vậy nước ở trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết nhé . 
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng: 
+Chia nhóm HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm 
-Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS : 
+Quan sát và nêu hiện tượng vừa xảy ra.
+Uùp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra . Quan sát mặt đĩa , nhận xét , nói tên hiện tượng vừa xảy ra . 
-Qua 2 thí nghiệm em có nhận xét gì ? 
-GV giảng cho HS hiểu thêm về hiện tượng trên . 
Hỏi : Vậy Nước ở trên mặt bảng đã biết đi đâu mất ? 
+Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ? 
+Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí 
-GV chuyển việc : Vậy nước còn tồn tại ở dạng nào nữa các em cùng nhau làm thí nghiệm tiếp 
*Hoạt động 2 : Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại 
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm theo định hướng . 
+Nếu nhà trường có tủ lạnh thì thực hiện làm nước đá , nếu không yêu cầu HS đọc thí nghiệm ,quan sát hìnhvẽ và hỏi : 
+Nước lúc đầu trong khay ở thể nào ? 
+Nước trong khay đã biến thành thể gì ? 
+Hiện tượng đó gọi là gì ? 
+Nêu nhận xét về hiện tượng này . 
-Nhận xét và bổ sung của các nhóm . 
-Nhận xét và kết luận 
-Hỏi : Em cón thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn : 
-GV tiến hành tổ chức cho Hs làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ .
+Câu hỏi thảo luận : 
1.Nước đá chuyển thành thể gì ? 
2.Tại sao có hiện tượng đó ? 
3.Em có nhận xét gì về hiện tượng này ? 
-Nhận xét và bổ sung của các nhóm . 
-Kết luận : Nước đá bắt đầu nóng chảy thành ước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0 0 C . Hiện tượng này được gọi là nóng chảy 
*Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước . 
-GV tiến hành hoạt động cả lớp 
+Hỏi : 
1.Nước tồn tại ở thể nào ? 
2,Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào ? 
-Nhận xét bổ sung từng cầu hỏi trả lời của HS 
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước , Sau đó yêu cầu HS chỉ ào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định . 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho  ... t. 
-10 HS cầm phiếu điều tra đọc 
-Giơ tay đúng nội dung hiện trạng nước ở địa phương 
-Lắng nghe . 
-1 HS nhắc lại 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Các nhóm trưởng báo cáo , các thành viên khác chuẩn bị đồ dùng . 
+2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc , các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát , thư kí ghi các ý kiến vào giấy . Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết qủa chính xác . Cử đại diện trình bày trước lớp . 
-HS trình bày bổ sung . 
-Lắng nghe . 
-Lắng nghe . 
-3 HS lên lớp quan sát và lần lượt nói ra những gì ình nhìn thấy trước lớp 
-Lắng nghe . 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Nhận phiếu học tập và thảo luận hoàn thành phiếu 
-Cử đại diện trình bày bổ sung 
-Sửa chữa trong phiếu 
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Không màu , trong suốt
Có màu , vẫn đục 
Mùi
Không mùi
Có mùi hôi 
Vị
Không vị
Vi sinh vật
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
Hiều quá mức cho phép 
Có chất hoà tan
Không có chất hoà tan có hại cho sức khoẻ
Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người 
5 phút
-GV yêu cầu 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK 
*Hoạt động 3 : Trò chơi sắm vai 
-GV đưa ra kịch bản cho ca ûlớp cùng suy nghĩ 
-GV cho HS tự suy nghĩ tự do phát biểu ý kiến của mình 
-Nhận xét , tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK 
-Chuẩn bị bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm 
-2HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK
-Thực hiện yêu cầu GV . 
Ngày tháng năm 200
	Bài 26: 
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Nêu được nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm 
Biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương 
Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người . 
Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 54 , 55 SGK .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Th.gian 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút 
5 phút
1.Ổn định:
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau :
+Thế nào là nước sạch ? 
+Thế nào là nước bị ô nhiễm ? 
-GV nhận xét và cho điểm 
 3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
GV : Bài trước các em biết thế nào là nước bị ô nhiễm nhưng những nguyễn nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm ; các em cùng học để biết điều này 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước .
 -GV tiến hành hoạt động thảo luận nhóm theo định hướng sau : 
-Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 trang 54 SGK , trả lời theo 2 câu hỏi sau : 
+Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trog hình vẽ ? 
+Theo em việc làm đó sẽ gây điều gì ? 
-Nhận xét , tổng hợp ý kiến của các HS . 
-Kết luận : Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước rất quan trọng đối với đời sống con người , động vật , thực vật , do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. 
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu thực tế 
-GV: Các em về nhà tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đwến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm . 
+Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy : Theo em , mỗi người ân ở địa phương ta cần làm gì ? 
*Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm . 
-GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm 
-Yêư cầu các nhóm thảo luận , trả lời câu hỏi : Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người và động vật , thực vật . 
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . 
-Nhận xét câu trả lời của từng nhóm 
-GV vừa chỉ vào hình 9 SGK và giảng thêm cho HS hiểu . 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK 
-Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-2 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Lắng nghe.
-1 HS nhắc lại 
-Tiến hành thảo luận theo nhóm đại diện nhóm trình bày 
-Quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe . 
-Suy nghĩ tự do phát biểu 
-Tiến hành thảo luận nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình . 
-Lắng nghe 
Ngày tháng năm 200
	Bài 27 
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu qủa của từng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng . 
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước . 
Biết được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống . 
-Luôn có ý thức giữ sạch các nguồn nước ở mỗi gia đình , địa phương 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các hình minh hoạ trang 56 , 57 SGK 
HS (GV ) chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành : nước đục , hai chai nhựa trong giống nhau , giấy lọc , cát , than bột . 
Phiếu học tập cá nhân .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Th.gian 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút 
1.Ổn định:
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên trả lời các câu hỏi sau : 
+Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ? 
+Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người ? 
-Nhận xét và cho điểm 
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
-GV : Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnhhưởng đến sức khoẻ con người . Vậy chúng ta đã làm sạch nước bằng cách nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay . 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường. 
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau : 
*Hỏi : 
+Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? 
 +Những cách làm đó đã đem lại những hiệu quả nào ? 
-GV kết luận : Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách : 
+Lọc nước bằng giấy lọc , bông ,. Lót ở phễu hay dùng cát , sỏi , than củi cho vào bể lọc để tách ác chất không bị hoà tan ra khỏi nước . 
+ Lọc nước bằng cách khử trùng nước : Cho vào nước chất khử trùng Gia ven để diệt vi khuẩn . Tuy nhiên chất này làm cho nước có mùi hắc . 
+ Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết –GV chuyển việc : Làm sạch nước rất quan trọng . Sau đây chúng ta sẽ làm thínghiệm làm sạch nước bằng phương pháp đơn giản 
*Hoạt động 2 : Tác dụng của lọc nước 
-GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm hoặc GV làm thí nghiệm yêu cầu HS quan sát hiện tượng và thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
1.Em có nhận xét gì về nước về trước và sau khi lọc ? 
2.Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? vì sao ? 
-Nhận xét tuyên dương câu trả lời của các nhóm 
Hỏi: 
+Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì ? 
+Than bột có tác dụng gì ? 
+Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ? 
-GV nhận xét , kết luận
-GV yêu cầu 2- 3 HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy . 
-Kết luận : Nước được sản xuất từcác nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn : Khử sắt , loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng .
Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống 
-GV : Nước làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống 
-GV nhận xét cho điểm HS có cách trình bày lưu loát , hiểu biết . 
+Hỏi : Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ? 
 4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra 
-Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-2 HS trả lời câu hỏi .HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Hoạt động cả lớp 
-Phát biểu theo tinh thần xung phong . 
-Lắng nghe.
-Tiến hành lọc nước . theo dõi GV làm .
-Tiến hành thảo luận , đại diện nhóm trình bày .HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
-Nối tiếp nhau trả lời .
+Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có than bột, cát , hay sỏi 
+Than bột có tác dụng khử màu va ømùi của nước . 
-Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước . 
-Lắng nghe . 
-2- 3 HS mô tả.
-Lắng nghe . 
-Suy nghĩ và phát biểu ý kiến 
-Chúng ta giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình không để nước bẩn lẫn nước sạch . 

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa43.doc