KHOA HỌC
TIẾT 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
2. Thái độ:
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.xây dựng thái độ đúng đối với người béo phi(
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 28,29 SGK
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
KHOA HỌC TIẾT 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể: Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.xây dựng thái độ đúng đối với người béo phi( II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 28,29 SGK Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 8’ 8’ 5’ Khởi động Bài cũ: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng mà em biết GV nhận xét -ghi điểm Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì Mục tiêu: HS có thể: Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em Nêu được tác hại của bệnh béo phì. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV chia nhóm và phát phiếu học tập Bước 2: Làm việc cả lớp Kết luận của GV: Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận + Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? + Làm thế nào để phòng tránh béo phì? + Cần làm gì khi em bé hoặc bản thân em bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì? GVkết luận Hoạt động 3: Trò chơi Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên gợi ý của GV Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Trình diễn GV nhận xét Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá Hát 2HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét. HS nhắc lại tựa. HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm Lớp bổ sung và nhận xét N1+3:Một em bé có thể được xem là béo phì khi: Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%. Có những lớp mỡ trên đùi, cánh tay trên, vú và cằm. Bị hụt hơi khi gắng sức N2+4:Tác hại của bệnh béo phì :Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống, giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt, có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật HS quan sát hình trang 29 SGK thảo luận cả lớp. + Do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động + để phòng tránh bệnh béo phì cần: ăn uống hợp lí, thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động thể lực, thay đổi khẩu phần ăn trong mỗi tuần. + Khi đã bị béo phì, cần: - Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng (các loại rau quả). Aên đủ đạm, vi-ta-min, chất khoáng - Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí - Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 29 SGK HS thảo luận nhóm đôi Đại diện các nhóm trình bày kết quả 1HS nêu câu hỏi + 1HS trả lời -HS1: ăn quá no, uống nhiều nước ngọt. -HS2: Sẽ bị béo phì. - HS3:Khi bị béo phì cần? - HS4: Ăn uống điều độ, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, uống nước ngọt HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhận xét tiết học. KHOA HỌC TIẾT 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 30,31 SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 8’ 8’ 5’ Khởi động Bài cũ: Phòng bệnh béo phì Tác hại của bệnh béo phì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá Mục tiêu: HS kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này Cách tiến hành: GV đặt vấn đề: Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào? Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết? GV giảng về triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 hay nhiều lần trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối Tả: gây ra tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng động thành dịch rất nguy hiểm Lị: triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy GV hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? GVkết luận Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh Hoạt động 2:Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 30,31 SGK và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói về nội dung của từng hình N1+5:Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao? N2+4: Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao? - N3+6:Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? GVkết luận : Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động Mục tiêu: HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá Tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh Bước 2: Thực hành GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS đều tham gia Bước 3: Trình bày và đánh giá GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh Hát HS lên bảngtrả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại tựa HS nêu HS kể: tiêu chảy,kiết lị, tả, thương hàn, + Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. HS trả lời HS quan sát các hình trang 30,31 SGK thảo luận trong nhóm- Đại diện các nhóm trình bày kết quả + Các bạn trong H1 và H2 có thể bị bệnh vì các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở nơi không hợp vệ sinh. + Các bạn trong H3 và H4 sẽ không bị mắc bệnh vì các bạn đó uống nước đã đun sôi, rửa sạch tay bằng xà phòng. + Nguyên nhân gây bệnh :Ăn uống không hợp vệ sinh, giữ vệ sinh cá nhân kém. Cách đề phòng: giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 31 SGK Các nhómthảo luận phân công từng thành viên của nhóm Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá Tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện nếu cần. HS nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: