LỊCH SỬ
TIẾT 26: Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
HS nắm được:
- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc di dân từ thế kỉ XVI đã dần mở rộng sản xuất ở các vùng hoang hoá.
- Nhân dân các dân tộc sống hoà hợp với nhau
2.Kĩ năng:
- Xác định được địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ
3.Thái độ:
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII
LỊCH SỬ TIẾT 26: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS nắm được: Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. Cuộc di dân từ thế kỉ XVI đã dần mở rộng sản xuất ở các vùng hoang hoá. Nhân dân các dân tộc sống hoà hợp với nhau 2.Kĩ năng: Xác định được địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ 3.Thái độ: Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 10’ 15’ 4’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Trịnh – Nguyễn phân tranh Tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI như thế nào? Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì ? GV nhận xét - ghi điểm .Bài mới: .Giới thiệu bài: Ghi tựa Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII Yêu cầu HS xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ. GV nhận xét Hoạt động 2: Hoạt động nhóm GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Trình bày khái quát tình hình từ sông Gianh đến Quảng Nam? Khái quát tình hình từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long? Quá trình di dân, khẩn hoang từ thế kỉ XVI, dưới sự chỉ đạo của chúa Nguyễn ở đàng trong như thế nào? Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã đem lại kết quả gì? Cuộc sống giữa các tộc người ở phía Nam đã dẫn đến kết quả gì? GV nhận xét – kết luận chung Củng cố GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK -Nêu những chính sách đúng đắn ,tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đàng Trong ? GV nhận xét tiết học Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII Hát HS trả lời HS nhận xét HS quan sát bản đồ, đọc SGK rồi xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ. HS nhận xét HS các nhóm thảo luận- Đại diện nhóm trình bày ý kiến – HS nhận xé Đất hoang còn nhiều, xóm làng & cư dân thưa thớt. Là địa bàn sinh sống của người Chăm, các dân tộc ở Tây Nguyên, người Khơ-me Chúa Nguyễn tập hợp dân di cư & tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn để tiến hành khẩn hoang, lập làng. Họ được cấp lương thực trong nửa năm & một số công cụ, rồi chia nhau thành từng đoàn, khai phá đất hoang, lập thành làng mới. Biến vùng đất từ hoang vắng, lạc hậu trở thành những xóm làng đông đúc & phát triển. Tình đoàn kết ngày càng bền chặt. Xây dựng được cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi tộc người. 2HS đọc bài học ở trong khung . * & * ĐỊA LÍ TIẾT 26: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết duyên hải miền Trung có các đồng bằng nhỏ hẹp cùng cồn cát ven biển; có khí hậu khác biệt giữa vùng phía bắc & vùng phía nam. 2.Kĩ năng: HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của duyên hải miền Trung. Nêu được một số đặc điểm của duyên hải miền Trung. Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. 3.Thái độ: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây nên. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 8’ 8’ 3’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Bài Ôn tập . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền Trung. 1/.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển : *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trungở phần giữa của lãnh thổ VN,phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ ,phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông. -GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). +Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng . -GV nên bổ sung để HS biết rằng: Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng điện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ . -GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung. -GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây -GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp. 2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam : *Hoạt động 2: thảo luận cặp đôi: -GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển. -GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn. -GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ -GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang .Gió đông ,đông nam thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa .GV có thể liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa , những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột .GV nên làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. GV chú ý cập nhật thông tin về tình hình bão, lụt hằng năm ở miền Trung hoặc yêu cầu HS tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng về tình hình này và thông báo để các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ. 4.Củng cố : -GV yêu cầu HS: +Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung. Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: -Về học bài và chuẩn bị bài:“Người dân ở đồng bằng duyên hải miềnTrung”. Hát HS trả lời HS nhận xét HS quan sát Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, ,độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung Các đồng bằng ở duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển. Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn. HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung. HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c. * & * KHOA HỌC TIẾT 51: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT) I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi về sự truyền nhiệt. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giảm vì nóng lạnh của chất lỏng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chậu , cốc nước nóng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 13’ 14’ 5’ 1’ Khởi động 2. Bài cũ : Nóng lạnh và nhiệt độ Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Muốn đo nhiệt độ của vật người ta dùng dụng cụ gì ? + Có những loại nhiệt kế nào ? + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nước đá đang tan là bao nhiêu ? GV nhận xét – ghi điểm 3. Bài mới : Nóng lạnh và nhiệt độ (tt) * GV giới thiệu bài - ghi tựa Hoạt động 1 : Sự truyền nhiệt * Mục tiêu : HS biết và nêu được các ví dụ về chất có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp. Vật thu nhiệt sẽ nóng lên , lạnh khi toả nhiệt. Cách tiến hành Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và thực hành theo nhóm. + Lấy ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi ? +Vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào toả nhiệt ? GV Kết luận chung : Vật thu nhiệt thì nóng lên vật toả nhiệt thì lạnh đi. Hoạt động 2 : Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi * Mục tiêu : Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế. Cách tiến hành : Yêu cầu HS làm thí nghiệm 103/SGK + Chất lỏng thay đổi như thế nào? Khi nóng lên, khi lạnh đi ? + Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì ? Kết luận : Nhiệt kế để đo các vật nóng, lạnh khác nhau chất lỏng nở ra 4 .Củng cố : - Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước ? HS :Nước nóng sẽ nở ra * Giáo dục : Vận dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò : Xem lại bài - Chuẩn bị bài tiếp theo : Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt . Hát HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại tựa HS các nhóm theo yêu cầu của GV tiến hành thí nghiệm + Vật nóng lên : Rót nước sôi vào cốc, ta thấy cốc nóng lên. + Các vật lạnh đi : Để rau củ, quả vào tủ lạnh. Lúc lấy ra ta thấy lạnh. + Vật thu nhiệt :Cái cốc + Vật toả nhiệt : Nước nóng Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của nhiệt kế . * & * KHOA HỌC TIẾT 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: HS có thể - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt ( đồng, nhôm,..) và dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông) - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tình dẫn nhiệt của vật liệu 2. Thái độ: - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phích nước nóng, - Xoong, nồi, cái lót, cốc, muỗng, nhiệt kế. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 14’ 15’ 5’ 1’ Khởi động Bài cũ: Nóng, lạnh và nhiệt độ. Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Tại sao khi đun nước không nên đổ nước đầy vào ấm + Tại sao khi bị sốt người ta dùng túi nước đá chườm lên trán? Gv nhận xét - ghi điểm 3. Bài mới: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt GV giới thiệu bài - ghi tựa Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt * Mục tiêu Biết được có vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém và đưa ra ví dụ cụ thể. * Cách tiến hành Yêu cầu HS đọc thí nghiệm + Tại sao thìa nhôm lại nóng lên? GV giảng: kim loại đồng, nhôm, sắt dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa, len, bông dẫn nhiệt kém + Tại sao khi trời rét chạm tay vào ghế sắt có cảm giác lạnh? Hoạt động 2:Tính cách nhiệt của không khí * Mục tiêu Nêu được ví dụ về việc vận dụng được tính cách nhiệt của không khí. * Cách tiến hành Yêu cầu HS đọc kỹ thí nghiệm Cho HS trình bày kết quả + Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng nước bằng nhau? + Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như cùng một lúc? + Không khí là vật dần hay cách nhiệt? Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết 4. Củng cố: - Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông? Giáo dục: Nắm được tính chất đặc điểm của vật để vận dụng vào cuộc sống. Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết sau: Các nguồn nhiệt Hát HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại Cả lớp theo dõi. HS dự đoán: thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựïa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn - Do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa - Do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt 1 HS đọc thí nghiệm 105/SGK - Các nhóm làm thí nghiệm + Để đảm bảo nhiệt độ của 2 cốc nước bằng nhau + Nếu nước có cùng nhiệt độ thì cốc nào nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn. + Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn cốc đo trước + Không khí là vật cách nhiệt 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 105 SGK HS nêu HS nghe HS nhận xét tiết học * & *
Tài liệu đính kèm: