Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 31 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 31 - Trường tiểu học An Phú A

LỊCH SỬ

TIẾT 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS biết nhà Nguyễn thiết lập một chế độ rất chặt chẽ & hà khắc để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình

2.Kĩ năng:

- HS nắm được nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu? Và một số ông vua đầu nhà Nguyễn.

3.Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về kinh thành Huế

- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành & những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn)

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 31 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- HS biết nhà Nguyễn thiết lập một chế độ rất chặt chẽ & hà khắc để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình
2.Kĩ năng:
- HS nắm được nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu? Và một số ông vua đầu nhà Nguyễn.
3.Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về kinh thành Huế
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành & những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
15’
8’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Những chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung 
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về văn hóa?
- GV nhận xét – ghi điểm
 3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa:
* Nhà Nguyễn ra đời 
 Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi có ghi trong phiếu :
+ Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào?
+ Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn vào năm nào? Lấy hiệu là gì? Kinh đô ở đâu?
+ Từ năm 1802 đến năm 1848, nhà Nguyễn trải qua mấy đời vua?
GV nhận xét kết luận và nêu thêm: Các vua nhà Nguyễn tàn sát rất dã man những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
* Bộ máy chính quyền nhà Nguyễn.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS đọc bài SGK và thảo luận trong nhóm trả lời câu hỏi:
N1: Nêu một số sự kiện cho thấy các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
N2: Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
N3: Để bảo vệ quyền lợi nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật gì? Bộ luật này nhằm bảo vệ quyền lợi cho ai?
GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình. Nhà Nguyễn ra đời đã xây dựng ngai vàng của mình trên biển máu của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Vì vậy nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách quản lí xã hội rất chặt chẽ & tàn bạo.
4.Củng cố :
 - GV cho HS đọc phần bài học .
 -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 -Để thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình, nhà Nguyễn đã có những chính sách gì?
- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
 -Về nhà học bài và xem trước bài : “Kinh thành Huế”.
Hát 
- 2HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS đọc thầm thông tin SGK trả lời câu hỏi ghi trong phiếu và trính bày:
+ Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn.
+ Năm 1802 Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. 
+ Từ năm 1802 đến năm 1848, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
- HS các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên báo cáo
+ Các vua nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình: không đặt ngôi hoàng hậu, tự tay mình điều hành mọi việc từ kinh đô đến các do vua quyết định.
 + Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều loại: bộ binh , thuỷ binh, tượng binh. Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc. Từ Bắc vào Nam nhà vua đặt các trạm ngựa để kịp thời chuyển tin tức.
+ Để bảo vệ quyền lợi nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật Gia Long. Bộ luật này nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị quan lại và những kẻ có tiền, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
-2 HS đọc bài.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi – HS khác nhận xét.
ĐỊA LÍ
TIẾT 31: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
HS biết vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, một vài nét về các đảo.
2.Kĩ năng:
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo & quần đảo Cái Bàu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển & đảo, quần đảo của nước ta.
Biết vai trò của biển Đông, các đảo, quần đảo đối với nước ta.
3.Thái độ:
 - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường biển của nước ta.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
8’
8’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng 
- Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng .
 -Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
- GV nhận xét - ghi điểm .
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài - ghi tựa: 
1) Vùng biển Việt Nam 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1.
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
+ GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
2) Đảo và quần đảo
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV chỉ các đảo, quần đảo trên bản đồ và hỏi:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm của các đảo ở vịnh Bắc Bộ? 
+ Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc điểm gì?
+ Các đảo, quần đảo ở vùng biển phía Nam có đặc điểm gì?
- GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) 
4.Củng cố : 
 - Cho HS đọc bài học trong SGK.
 -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
 -Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
Hát 
- 2HS lên bảng trả lời
- HS nhận xét
- HS nhắc lại tựa
- HS quan sát hình 1, HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi của mục 1
+ Vùng biển nước ta có diện tích rộng là một bộ phận của biển Đông, phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan.
+ Biển là kho muối vô tận, có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hoà khí hậu, ven biển cảng biển.
+HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo 
+ Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất.
- HS các nhóm đọc thông tin SGK thảo luận trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp
+ Các đảo lớn như Cái Bầu, Cát Bà có dân cư đông đúc, nghề đánh cá phát triển. Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
+ Ngoài khơi biển Miền Trung có hai quần đảo lớn Hoàng Sa vàTrường Sa. Đảo Lí Sơn, đảo Phú Quý và một số đảo đá có chim yến làm tổ. Tổ yến là món ăn quý, bổ dưỡng. 
+ Các đảo, quần đảo ở vùng biển phía Nam có đảo Phú Quốc và Côn Đảo người dân làm nghề trồng trọt, đánh bắt và chế biến hải sản, dịch vụ du lịch. 
- HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
KHOA HỌC 
TIẾT 61: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT 
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
 - Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống
 - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật 
2. Thái độ :
 - HS biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 122, 123
Giấy A0, bút vẽ cho cả nhóm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
5’
1’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Nhu cầu không khí của thực vật 
- Thực vật cần gì để quang hợp và hô hấp?
- Nêu vai trò của khi ô-xi và khí các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật 
- GV nhận xét, chấm điểm 
 3. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật 
Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122:
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình?
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh có trong hình là gì?
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung là gì?
+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống 
+ Quá trình trên được gọi là gì? 
Kết luận của GV:
- Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác..Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường 
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật 
Mục tiêu: HS vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm 
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm 
4. Củng cố :
- Gọi 2HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 123/SGK
- Quá trình trao đổi chất là gì?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Động vật cần gì để sống? 
Hát 
- HS trả lời
- HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
- HS quan sát hình 1 trang 122
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn 
+ Những chất được vẽ trong hình : ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất
+ Yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh có trong hình là chất khoáng.
+ Yếu tố còn thiếu là: khí các-bô-níc,khí ô-xi
+ Trong quá trình sống cây thường xuyên phải lấy từ môi trường là: ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất, khí các-bô-níc, khí ô-xi. Thải ra môi trường các chất khoáng khác, hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.
+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất
Một số HS trả lời các câu hỏi 
- HS nhận giấy, bút vẽ theo nhóm
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp
+2HS đọc mục“Bạncần biết”trang 123/ SGK
- HS trả lời – HS khác nhận xét
KHOA HỌC
TIẾT 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS biết:
 - Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật
 - Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường 
2. Thái độ :
 - HS biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 124, 125
Phiếu học tập
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
Aùnh sáng, nước, không khí 
Thức ăn
2
Aùnh sáng, không khí, thức ăn 
Nước
3
Aùnh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
Aùnh áng, nước, thức ăn 
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn 
Aùnh sáng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
13’
4’
1’
 1. Khởi động
 2. Bài cũ: Trao đổi chất ở thực vật 
- Hãy nêu sự trao đổi khí trong hô hấp của thực vật?
- Hãy nêu sự trao đổi thức ăn của thực vật? 
GV nhận xét, chấm điểm 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Trình bày cách thực hiện thí nghiệm động vật cần gì để sống 
Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật 
Cách tiến hành:
Mở bài:
- Bắt đầu vào bài học, GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống 
- GV nêu rõ: trong thí nghiệm đó ta có thể chia thành hai nhóm:
4 cây được dùng làm thí nghiệm
1 cây được dùng để làm đối chứng
- Bài học này có thể sử dụng những kiến thức đó để chúng ta tự nghiên cứu và tìm ra cách làm thí nghiệm chứng minh: động vật cần gì để sống? 
* GV chia nhóm, yêu cầu các em làm việc theo thứ tự sau: 
+ Đọc mục Quan sát trang 124 để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm 
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm
+ Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm 
GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm làm việc 
* GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng sau
Lưu ý: không yêu cầu HS làm thí nghiệm này, chỉ trình bày cho HS nắm được phương pháp làm thí nghiệm 
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm 
Mục tiêu: HS nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trong nhóm thảo luận dựa vào câu hỏi trang 125 
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? 
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường? 
+ GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào phần dự đoán theo ý kiến của HS
Kết luận của GV:
- Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết
4. Củng cố: 
- Động vật cần gì để sống?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Động vật ăn gì để sống? 
HS trả lời
HS nhận xét
- Muốn làm thí nghiệm xem cây cần gì để sống, ta cho cây sống thiếu từng yếu tố, riêng cây đối chứng đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống 
HS lắng nghe hướng dẫn
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV
- Đại diện nhóm nêu ý kiến - Nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS thảo luận nhóm các câu hỏi trang 125
+ Con chuột trong hộp 4 sẽ chết trước. Tại vì thiếu không khí để thở. 
+ Con chuột trong hộp thứ hai sẽ chết tiếp theo vì thiếu nước.
+ Con vật sống và phát triển bình thường cần có đủ các yếu tố: ánh sáng, nước, không khí, thức ăn.
2HS đọc mục Bạn cần biết SGK trang 125.
+ HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docS -D - KH.doc