Giáo án Khoa học + Tập đọc 4 tuần 9 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Tập đọc 4 tuần 9 - Trường tiểu học An Phú A

KHOA HỌC

TIẾT 17 : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

Sau bài học, HS có thể:

- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước

- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi

- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện

2. Thái độ:

- Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 36, 37 SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Tập đọc 4 tuần 9 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 17 : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
2. Thái độ:
Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 36, 37 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
5’
Khởi động
Bài cũ: Ăn uống khi bị bệnh
Khi bị bệnh ta cần ăn uống như thế nào?
GV nhận xét – ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- ghi tựa bài 
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
*Mục tiêu: HS kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV kết luận :
Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão 
Lưu ý: Trên thực tế, một số người bị ngạt thở do nước vẫn có khả năng được cứu sống. Vì vậy những chuyên gia y tế đã dùng thuật ngữ “đuối nước”
Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh SGK và trả lời
+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Khi đi bơi và tập bơi cần chú ý điều gì?
GV giảng thêm:
+ Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi, trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút
+ Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi: tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
+ Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói
GV kết luận :
Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi
Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai)
Mục tiêu: HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
Cách tiến hành: : Làm việc theo nhóm
GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước
Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì?
Tình huống 3: trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
 GV cùng HS nhận xét
GV kết luận: 
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập: con người và sức khoẻ.
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS lặp lại tựa.
HS quan sát tranh trang 36,37 SGK thảo luận trong nhóm- Đại diện nhóm lên trình bày 
+Việc nên làm: Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
+Việc không nên làm: chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối, cúi đầu xuống giếng, thò chân xuống nước khi đi thuyền,ghe, lội qua suối khi trời mưa.
- HS nhận xét
Đại diện HS trình bày
+ Đi bơi, tập bơi ở bể bơi, tắm biển nơi quy định được tắm.
+ Có phao bơi, có người lớn đi kèm.
HS cả lớp theo dõi 
Các nhóm thảo luận đưa ra ý đúng.
+ Em khuyên Nam không nên tắm vì mình đang ra mồ hôi, nếu tắm sẽ dễ bị bệnh.
+ Nếu em là Lan em không cúi xuống để lấy mà em sẽ nhờ người lớn lấy giùm em.
+ Mỵ và các bạn nên tìm chỗ trú ẩn chờ ngớt mưa, nước rút xuống mới về nhà.
2HS đọc mục bạn cần biết cuối bài.
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TIẾT 18: ÔÂN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 1) *
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá
2. Thái độ: 
Aùp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua
Các tranh ảnh, mô hình (rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
5’
Khởi động
Bài cũ: Phòng tránh tai nạn đuối nước
Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày 
GV nhận xét- ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- ghi tựa bài .
Hoạt động 1:Trò chơi Ai nhanh– Ai đúng?
Mục tiêu: HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
*Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
*Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
*Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm và cử từ 3-5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội
GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
GV nêu câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ phất cờ. Đội nào phất cờ trước được trả lời trước
Tiếp theo, các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự phất cờ.
Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi
GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép
GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi
Lưu ý: GV khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời
Đánh giá, tổng kết:
Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội
Hoạt động 2: Tự đánh giá 
Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá 
Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Lưu ý:
GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. Ví dụ: ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá đề thay cho các loại gia súc, gia cầm
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tt)
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS lặp lại tựa.
- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng,đề cử ban giám khảo
HS chú ý theo dõi.
 Nội dung câu hỏi 
1. Các thức ăn có nguồn gốc từ đâu? Được chia làm mấy nhóm?
2. Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
3. Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần cung cấp đủ và thường xuyên?
4. Kể tên và nêu cách phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
5. Kể tên một sô bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng tránh?
6. Nên, không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn
Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn, đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân
HS nhận xét tiết học
 Ngày soạn:19/10
 Ngày dạy: 22/10.
TẬP ĐỌC
TIẾT 17 : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Kiến thức :
 - Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém . 
 - Câu chuyện giúp em hiểu : mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. 
 - Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha ; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng ).
 3.Thái độ: 
 - HS biết được không có nghề nào hèn kém khi đó là việc làm chính đáng.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
12’
8’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Đôi giày ba ta màu xanh 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Thưa chuyện với mẹ.
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
+ GV kết hợp rèn đọc các từ khó dễ lẫn: thưa chuyện, mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào.
+ Kết hợp giải nghĩa tư từ khó cuối bài và các từ sau:- Thưa:
 - Kiếm sống:
- Đầy tớ:
- GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm để các em đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
N1:Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
N2: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Đoạn 1 cho biết gì?
N3:Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Đoạn 2 ý nói gì? 
N4:Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: : “Cương thấy nghèn nghẹn .. đốt cây bông.”
	- GV đọc mẫu
4. Củng cố:
- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Đọc lại bài và chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-đát. 
Hát 
2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
 HS cả lớp theo dõi nhận xét.
 HS nhắc lại tựa.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến một nghề để kiếm sống.
+Đoạn 2: phần còn lại.
Trình bày với người trên.
 Tìm cách làm việc để có cái nuôi mình.
 Người giúp việc cho chủ.
HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
Các nhóm đọc thầmbài thảo luận trong nhóm – Đại diện nhóm trình bày 
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn tìm một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ
 + Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
Ý đoạn 1: Ước muốn của Cương là được làm nghề thợ rèn.
+ Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng quan trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Ýù đoạn 2: Cương thuyết phục mẹ cho em được làm nghề mà em ao ước.
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng.Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dễ dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm.
+ Cử chị của mẹ: Xoa đầu Cương khi thấy Cương rất thương mẹ.
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3 học sinh đọc theo cách phân vai.
+ Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng học nghề rèn giúp đỡ gia đình.
HS nhận xét tiết học
TẬP ĐỌC
TIẾT 18 : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
 - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai.
 - Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát (từ phấn khởi, thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận ).
 - Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).
 3.Thái độ: 
 - HS hiểu và không có những ước muốn viển vông phi lí trong cuộc sống hàng ngày.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
12’
8’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Thưa chuyện với mẹ 
- 3 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài: 
 Hoạt động 1: Luyện đọc: 
 GV chia đoạn.
+ GV kết hợp rèn đọc các từ khó dễ lẫn lộn, tên nước ngoài: Đi –ô-ni-dốt,Pác- tôn.
+Kết hợp giải nghĩa từ : khủng khiếp, phán.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng phân biệt lời nhân vật.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV yêu cầu HS đọc thầmbài và trả lời câu hỏi trước lớp . 
1- Vua Mi-đát xin thần Đi- ô-ni- dốt điều gì?
2- Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Đoạn này cho biết điều gì?
3- Tại sao vua Mi- đát lại xin thần 
Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước?
Đoạn 2 ý nói gì?
4- Vua Mi- đát đã hiểu điều gì?
Đoạn 3 nói về điều gì?
 Truyện này khuyên chúng ta điều gì?
 Hoạt động 3 :HD đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Mi đát..ước muốn tham lam”
	- GV đọc mẫu
4. Củng cố: 
Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? 
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Ôn tập các bài từ tuần 1 đến tuần 9 chuẩn bị : “ Ôn tập giữa kì 1”.
Hát 
- 3HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
 HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhắc lại tựa.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn1:từ đầu đếnsung sướnghơn nữa.
+Đoạn 2:tiếp theo đến.cho tôi được sống.
+Đoạn 3: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
HS đọc thầmbài và trả lời câu hỏi. 
+ Làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là ngưới sung sướng nhất trên đời.
Ý đoạn 1: Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện. 
+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì, tất cả thức ăn, thức uống của nhà vua khi đụng vào đều biến thành vàng.
Ý đoạn 2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Ý đoạn 3: Vua Mi- đát rút ra bài học cho mình.
 Nội dung chính:Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm
- 3 học sinh đọc theo cách phân vai.
+ Người nào có lòng tham vô đáy như nhà vua Mi- đát thì không bao giờ hạnh phúc.
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docT9 - khoa hoc.doc