Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 7

Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 7

 Tiết 3: Khoa học lớp 4.

 Bài 13

Phòng bệnh béo phì

I/ Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có thể:

 - Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.

 - Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì:

 Ăn uống hợp lí, nhai chậm, nhai kĩ.

 Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao.

 * Học sinh khá trả lời được câu hỏi: Vì sao trẻ nhỏ hay mắc bệnh béo phì?

 * Thái độ : Học sinh có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng đắn với người bệnh béo phì.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Các hình minh hoạ 28, 29 SGK

- Phiếu bài tập.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 28tháng 9 năm 2009
 Tiết 3: Khoa học lớp 4. 
 Bài 13
Phòng bệnh béo phì
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
 - Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì:
 ăn uống hợp lí, nhai chậm, nhai kĩ.
 Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao.
 * Học sinh khá trả lời được câu hỏi: Vì sao trẻ nhỏ hay mắc bệnh béo phì?
 * Thái độ : Học sinh có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng đắn với người bệnh béo phì.
II/ Chuẩn bị:
GV: Các hình minh hoạ 28, 29 SGK 
Phiếu bài tập. 
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Kiểm tra. 5´
? Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng? Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
? Làm thế nào để phát hiện trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
*G.T bài. ( 2´)
* Nội dung:
HĐ1: Làm việc cả lớp.(12´)
MT: Nhận dạng dấu hiệu bệnh béo phì. Nêu được tác hại của bệnh.
HĐ2: Làm việc theo nhóm.( 16´)
MT: HS nêu được nguyên nhân và các phòng bệnh béo phì. 
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
* B1:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Nêu dấu hiệu của bệnh béo phì? 
? Bệnh béo phì có tác hại như thế nào?
* B2:
- Gọi một số học sinh trả lời..
* B3: 
- Nhận xét, kết luận:
Dấu hiệu : 
Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú, cằm. Mặt to, bụng to, tròn. Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi cùng chiều cao từ 5 kg trở lên. 
Nguyên nhân: Do ăn quá nhiều chất (H1,2) và hoạt động quá ít, mỡ tích tụ trong cơ thể gày càng nhiều.
* Nguyên nhân và cách phòng bệnh.
* B1:
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình trong SGK và làm bài: 
+ Nhóm 1: Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì là gì?
+ Nhóm 2: Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
+ Nhóm 3: Cách chữa bênh béo phì như thế nào?
* B2:
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Yêu cầu nhóm khác bổ xung.
* B3: 
Kết luận: 
- Nguyên nhân: Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động nên mỡ tích nhiều ở dưới da.
- Phòng bệnh: Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ, thường xuyên vận động tập thể dục...
- Cách chữa: Điều chỉnh chế độ ăn uống. Đi khám. Tích cực tập thể dục thể thao.
- Nếu lớp mình có bạn mắc bệnh béo phì thì em sẽ làm gì?
( Khuyên bạn ăn uống hợp lí và vận đông thường xuyên...)
* Vì sao trẻ nhỏ hay mắc bệnh béo phì?
( Vì các bạn nhỏ ăn uống không có điều độ. Thường ăn nhiều chất ngọt như bánh kẹo đường sữa...). 
- Lắng nghe, theo dõi.
- Lắng nghe - Thực hiện
- Trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ xung
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, làm bài.
- Đại diện trình bày
- Lớp nhận xét, bổ xung.
- Lắng nghe
- Trả lời
- Học sinh khá trả lời.
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 5´)
+ Nhắc lại nội dung bài.
+ Gọi 2 học sinh đọc bài trong SGK. 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài. Thực hiện tốt ăn uống hợp lí và vận động thường xuyên để phòng bệnh béo phì.
- Nghe 
- Lớp theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Chiều thứ hai 28/ 9/ 2009 
 Tiết 1: Âm nhạc lớp 5. 
 Học hát bài: 
 Con chim hay hót 
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
 - Lời bài hát
 - Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra. 5´ 
- Gọi học sinh lên hát lại bài hát tuần trước.
- Nhận xét ghi điểm.
- Hát.
Cả lớp theo dõi
B.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài. 5´
Nội dung bài.
HĐ1: Học hát: (15´)
HĐ2: Hát, gõ đệm: (10´)
- Giới thiệu nội dung bài hát, tên tác giả – ghi bài.
- Hát mẫu cho học sinh nghe.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu cho đến hết bài.
- Cho học sinh hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Nhận xét.
- Chia nhóm hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo cách:
Nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại.
- Nhận xét – khen ngợi.
- Gọi học sinh xung phong hát.
- Nghe
- Nghe
- Đọc đồng thanh
- Học hát
- Thực hiện.
- Nghe
- Thực hiện
- Nghe
- Hát trước lớp.
C. Củng cố – Dặn dò: 5´
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về tập hát cho thuộc.
- Hát
- Nghe
- Thực hiện
Tiết 2: Âm nhạc lớp 2. 
 Học hát bài: 
 Múa vui 
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
 - Lời bài hát
 - Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra. 5´ 
- Gọi học sinh lên hát lại bài hát tuần trước.
- Nhận xét ghi điểm.
- Hát.
Cả lớp theo dõi
B.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài. 5´
Nội dung bài.
HĐ1: Học hát: (15´)
HĐ2: Hát, gõ đệm: (10´)
- Giới thiệu nội dung bài hát, tên tác giả – ghi bài.
- Hát mẫu cho học sinh nghe.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu cho đến hết bài.
- Cho học sinh hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Nhận xét.
- Chia nhóm hướng dẫn học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách:
 Cùng nhau múa xung quanh vòng
 x x x x
- Nhận xét – khen ngợi.
- Hướng dẫn học sinh hát, vỗ tay theo nhịp.
Cùng nhau múa xung quanh vòng
 x x
- Gọi học sinh xung phong hát.
- Nghe
- Nghe
- Đọc đồng thanh
- Học hát
- Thực hiện.
- Nghe
- Thực hiện
- Nghe
- Thực hiện
- Hát trước lớp.
C. Củng cố – Dặn dò: 5´
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về tập hát cho thuộc.
- Hát
- Nghe
- Thực hiện
 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
* Tiết 2: Khoa học lớp 5.
Bài 7:
 Phòng bệnh sốt xuất huyết
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
	 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
 - Biết các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
 - Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
 * Học sinh khá nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
 * Thái độ: HS có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Thông tin và hình 28, 29 SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
? Nên làm gì để phòng bệnh sốt rét?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài
HĐ1: Thảo luận ( 15´)
MT: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh. Nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
HĐ2: Quan sát, thảo luận. (13´)
 MT: Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt người.
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.
- B1:
+ Yêu cầu học sinh đọc kĩ thông tin trong SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi trang 28.
- B2:
+ Gọi học sinh trả lời trước lớp.
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ xung.
Đáp án: Câu 1 – b Câu 2 – b
 Câu 3 – a Câu 4 – b
 Câu 5 – b
- B3: 
? Theo em bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
( Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, trường hợp nặng có thể tử vong trong vòng 3 đến 5 ngày).
Kết luận: Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra, muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Bệnh sốt xuất huyết có thời gian diễn biến ngắn bệnh có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Cách phòng bệnh.
- B1:
+ Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2,3,4 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói về nội dung từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
- B2: 
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
- Nêu những việc làm để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
- Gia đình em thường dùng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
- B3:
Kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc - Thảo luận 
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh khá trả lời
- Lắng nghe.
- Quan sát thảo luận
- Chỉ và nêu
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
C. Củng cố - 
 Dặn dò: 5´
+ Nhắc lại nội dung bài; 
+ Gọi 2 hs đọc ghi nhớ trong SGK
+ Liên hệ g.dục 
+ Nhận xét giờ học.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe 
- Lớp theo dõi đọc thầm.
- Liên hệ
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Địa lí lớp 4.
Bài 6:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
 - Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt trang phục, lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
 - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả.
 * Học sinh khá quan sát tranh ảnh mô tả nhà rông.
 * Thái độ: HS tôn trọng truyền thống văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên.
II/ chuẩn bị:
	GV: - Tranh ảnh về nhà rông, buôn làng, trang phục, lễ hội của người Tây Nguyên.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
? Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời. Lớp nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. 2´ Nội dung bài:
HĐ1: Thảo luận. (10´)
 HĐ2: Quan sát thảo luận.( 10´)
 HĐ3: Thảo luận. .( 8´)
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc sinh sống.
+ Gọi 2 học sinh đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
- Trong các dân tộc kể trên, dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ( tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)?
- Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp nhà nước và các dân tộc ở đây đã làm gì?
+ Gọi các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. 
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung. 
+ Nhận xét – kết luận. 
Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
* Nhà rông ở Tây Nguyên.
+ Yêu cầu các nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi:
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
- Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? ( to hay nhỏ, làm bằng gì? Mái nhà cao hay thấp)?
+ Gọi các nhóm trả lời trước lớp.
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung.
 Kết luận: Nhà rông là ngôi nhà to làm bằng tre nứa. Mái nhà càng cao càng thể hiện sự giàu có của buôn làng, nhà rông là nơi sinh hoạt tập thể... ... bằng xà phòng trước khi ăn và sâu khi đi vệ sinh).
* B3: 
Kết luận: Nguyên nhân gây ra bệnh là do vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém. Do vậy ta cần giữ vệ sinh tốt để phòng bệnh. 
 * Vẽ tranh cổ động.
* B1: 
+ Chia nhóm giao nhiệm vụ: Nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
* B2: 
 + Hướng dẫn các nhóm thực hành.
* B3: 
- Đánh giá - khen ngợi.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Cả lớp thảo luận
- Trả lời
- Nhận xét, bổ xung
- HS khá trả lời.
- Nghe
- Quan sát thảo luận.
- Trả lời
- Nghe
 - Lắng nghe
- Thực hiện
- Lắng nghe
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 5´)
+ Nhắc lại nội dung bài. 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài.
+ Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống, cá nhân, môi trường sạch sẽ để phòng bệnh.
- Nghe 
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Lịch sử lớp 5.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
 - Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 - 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn
ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
 - Biết lí do tổ chức hội nghị thành lập Đảng: Thống nhất ba tổ chức cộng sản.
 - Hội nghị này đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách
mạng Việt Nam.
 * Thái độ: HS tự hào về truyền thống lịch sử VN, kính yêu Bác Hồ.
II/ chuẩn bị:
	GV: - ảnh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 
5´
? Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định đi ra nước ngoài?
? Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời.
- Nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài:
* HĐ1: Làm việc cá nhân. ( 8´)
HĐ2: Làm việc cá nhân. (10´)
HĐ3: Làm việc theo nhóm. ( 10´)
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Lí do thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
? Nguyễn ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng?
+ Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* K.luận: Đảng ta được thành lập trong hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Nguyễn ái Quốc là người chủ trì thành lập Đảng.
* Tìm hiểu về việc thành lập Đảng.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức Đảng?
 ( Vì cần tăng thêm sức mạnh của cách mạng nên phải sớm hợp nhất các tổ chức Đảng).
? Ai là người đã làm được điều đó?
( Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ).
? Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập vào ngày tháng năm nào?
( Ngày 3 – 2 – 1930)
+ Gọi HS khác nhận xét bổ xung.
* ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Sự thống nhất của tổ chức Đảng đáp ứng như cầu gì của cách mạng Việt Nam?
+ Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét kết luận.
Cách mạng Việt nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn
- Nghe.
- Thảo luận cặp đôi trả lời.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Thảo luận
- Trả lời.
- Nhận xét bổ xung.
- Đại diện trình bày.
- Nghe
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung, rút bài học.
+ Gọi 2 HS đọc bài
+ Liên hệ g.dục.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Tiết 4: Âm nhạc lớp 3. 
 Học hát bài: 
Gà gáy
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
 - Lời bài hát
 - Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra. 5´ 
- Gọi học sinh lên hát lại bài hát tuần trước.
- Nhận xét ghi điểm.
- Hát.
Cả lớp theo dõi
B.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài. 5´
Nội dung bài.
HĐ1: Học hát: (15´)
HĐ2: Hát, gõ đệm: (10´)
- Giới thiệu nội dung bài hát, tên tác giả – ghi bài.
- Hát mẫu cho học sinh nghe.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu cho đến hết bài.
- Cho học sinh hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Nhận xét.
- Chia nhóm hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo cách:
Nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại.
- Nhận xét – khen ngợi.
- Gọi học sinh xung phong hát.
- Nghe
- Nghe
- Đọc đồng thanh
- Học hát
- Thực hiện.
- Nghe
- Thực hiện
- Nghe
- Hát trước lớp.
C. Củng cố – Dặn dò: 5´
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về tập hát cho thuộc.
- Hát
- Nghe
- Thực hiện
 Chiều thứ năm 01/ 10/ 2009
Tiết 1: BDÂN lớp 1.
Bài: 
Tìm bạn thân
 I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
 - Lời bài hát
 - Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu:
 - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn học simh luyện tập.
 - Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 * Nhóm 1: Học sinh yếu:
 - Hướng dẫn học sinh hát thuộc lời ca của bài hát.
 * Nhóm 2: Học sinh trung bình.
 - Hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ họa.
 * Nhóm 3: Học sinh khá:
 - Yêu cầu học sinh hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
 3. Thực hành làm bài tập.
 - Gọi học sinh lên thực hiện theo yêu cầu của từng nhóm.
 4. Nhận xét đánh giá.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về tập hát cho thuộc.
Tiết 2 : Thực hành khoa học 4.
 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
I. Mục tiêu:
 - Biết kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Thực hành và làm được bài tập 1, 3 (20, 21)
 - Học sinh khá làm được bài tập 1, 2, 3 (20, 21).
 *. Thái độ:
 - Học sinh có ý thức ăn hợp vệ sinh để phòng bệnh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh SGK.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu:
 - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn thảo luận.
 - Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 * Nhóm 1: Học sinh yếu:
 - Hướng dẫn học sinh đọc thông tin trong SGK trả lời:
 + Nêu tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
 + Nguyên nhân nào dẫn đến các căn bệnh đó? 
 * Nhóm 2: Học sinh trung bình.
 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nêu biểu hiện chính của các căn bệnh: tiêu chảy, tả, lị?
 * Nhóm 3: Học sinh khá:
 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
 + Các căn bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?
 + Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì?
 3. Thực hành làm bài tập.
 - Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm.
 (Nhóm 1: Làm bài 1, ý a, b bài 2 ; Nhóm 2: Làm bài 1, 3; nhóm 3: Làm bài 1,2,3)
 4. Nhận xét đánh giá - Chữa bài.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học . Dặn học sinh thực hiện tốt ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Tiết 3: BDÂN lớp 4.
Ôn tập hai bài hát:
Em yêu hòa bình
Bạn ơi lắng nghe
 I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
 - Lời bài hát
 - Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu:
 - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn học simh luyện tập.
 - Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 * Nhóm 1: Học sinh yếu:
 - Hướng dẫn học sinh hát thuộc lời ca của 2 bài hát.
 * Nhóm 2: Học sinh trung bình.
 - Hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ họa.
 * Nhóm 3: Học sinh khá:
 - Yêu cầu học sinh hát thuộc lời và đúng giai điệu của 2 bài hát.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
 3. Thực hành làm bài tập.
 - Gọi học sinh lên thực hiện theo yêu cầu của từng nhóm.
 4. Nhận xét đánh giá.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về tập hát cho thuộc.
 Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2009
 Tiết 3: Địa lí lớp 5.
Ôn tập
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Xác định và mô tả vị trí của nước ta trên bản đồ.
	 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Rèn kĩ năng quan sát và nêu tên, chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
 * Thái độ: HS ham hiểu biết, có ý thức tự tìm tòi khám phá kiến thức.
II/ Chuẩn bị: 
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
	- Các hình minh hoạ SGK 
 - Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Trình bày về các loại đất chính ở nước ta?
? Nêu một số đặc điểm của rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn ?
? Nêu một số tác dụng của rừng đối với nhân dân ta?
 Nhận xét, đánh giá.
- 3 hs lần lượt trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài.
HĐ1: Làm việc theo cặp. 20´
HĐ2: Làm việc theo nhóm. 10´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Thực hành kĩ năng liên quan đến yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
 + Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Nêu tên các đảo và quần đảo đã học?
- Nêu tên các con sông đã học?
 + Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.
 * Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ nêu tên và mô tả. 
+ Lược đồ Việt Nam trong khu vực đông nam á.
- Vị trí và giới hạn của nước ta?
- Vùng biển của nước ta?
- Một số đảo và quần đảo của nước ta?
+ Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam.
- Nêu và chỉ tên các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.
- Nêu tên và chỉ các đồng bằng lớn của nước ta.
- Chỉ vị trí các con sông Hông, sông Đà, sông Thái bình....
 * Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt nam.
+ Chia nhóm hướng dẫn học sinh làm bài vào phiếu bài tập 2(82).
+ Gọi các nhóm trình bày.
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung.
- Nhận xét – chữa bài.
- Nghe.
- Thảo luận trả lời.
- Trả lời
- Quan sát, chỉ, nêu tên.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Nhận xét, bổ sung 
C. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố ND.
+ Liên hệ g.dục.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét giờ học.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docK,S,D Tuan 35.doc