Toán: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Yêu cầu:
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Hs làm được các BT 1, 2, 3, 4 tr 3
II/ Đồ dùng:
Bảng kẻ bài tập 1 Viết (theo mẫu)
III/ Lên lớp
TUẦN 1: Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 Toán: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I/ Yêu cầu: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Hs làm được các BT 1, 2, 3, 4 tr 3 II/ Đồ dùng: Bảng kẻ bài tập 1 Viết (theo mẫu) III/ Lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra đồ dùng học tập NXC SGK 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm các bài tập: Bài 1: Viết (theo mẫu) Một trăm hai mươi sáu: 126 Gắn bảng phụ cho hs điền theo mẫu 2 hs lên điền Nx - Sửa sai. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống: a/ 310; 311;,,,315,,,,319 b/ 400, 399,,,,395,,,, GV cho hs nhận xét quy luật của 2 số liền kề hơn kém bao nhiêu đơn vị? a/ Hơn kém nhau 1 đơn vị b/ Hơn kém nhau 1 đơn vị 2 hs lên điền số thích hợp Bài 3: >, <, = Hdẫn hs điền số Chấm chữa bài. 2 hs lên bảng Lớp làm vở 303 < 330 30 + 100 < 131 615 > 516 410 – 10 < 401 199 < 200 243 = 243 Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau: 375;421;573;241;735;142 2 hs lên bảng tìm 2 số - Số lớn nhất: 735 - Số bé nhất: 142 Nx, sửa sai. 4/ Củng cố: 5/ Dặn dò: xem lại các bài tập vừa giải NX tiết học Tập đọc - Kể chuyện: CẬU BÉ THÔNG MINH I/ Mục đích – yêu cầu: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. TL được các câu hỏi trong SGK. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. *GDKNS: Tư duy sáng tạo; Giải quyết vấn đề. II/ Đồ dùng: Tranh minh họa truyện “Cậu bé thông minh”. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra đồ dùng học tập SGK 3/ Bài mới: Giới thiệu bài a/ Tập đọc: *Luyện đọc: GV đọc mẫu (lần 1) Hs theo dõi Đọc nối tiếp câu: Hs đọc nối tiếp câu (1 lần) Rút từ khó Hs đọc CN Hd đọc câu dài, câu khó Đọc nối tiếp đoạn Hs đọc nối tiếp đoạn ( lần1) Đọc nt đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới. Hs đọc nối tiếp đoạn ( lần2) Luyện đọc trong nhóm Hs đọc nt đoạn trong nhóm Thi đua giữa các nhóm NX – Bình chọn *Tìm hiểu bài: Hs đọc thầm từng đoạn và TLCH (Đọc đoạn 1)Câu 1: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? Lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết để trứng. Câu 2: Vì sao dân làng lo sợ? Vì không thể tìm được con gà trống biết đẻ trứng. (Đọc thầm đoạn 2)Câu 3: Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? Bố đẻ em bé (Đọc thầm đoạn 3) Câu 4: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? rèn cây kim khâu thành con dao *Câu chuyện nói lên điều gì? Ca ngợi tài trí của cậu bé; cậu bé rất thông minh.. (nhiều hs TL) *Luyện đọc lại: GV đọc mẫu đoạn 1 Hs thi đọc đoạn 1 NX – bình chọn b/ Kể chuyện: Gv nêu nhiệm vụ Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh Quan sát tranh, tập kể từng đoạn Tranh 1: Quân lính đang làm gì? Hs kể đoạn 1 Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé nói gì? Hs kể đoạn 2 Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Hs kể đoạn 3 Cho hs kể nối tiếp 3 đoạn theo tranh Hs kể nối tiếp NX – bình chọn 4/ Củng cố: Nhắc lại nội dung bài. 5/ Dặn dò: Hs tập kể chuyện cho người thân NX tiết học Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011 Thể dục: Bài 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH. TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” I/ Yêu cầu: Hs hiểu và thực hiện một số nội quy tập luyện trong giờ học TD. Giới thiệu chương trình môn học. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II/ Địa điểm, phương tiện: Sân tập đảm bảo an toàn. Chuẩn bị 1 còi. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của học sinh 1/Phần mở đầu: Tập trung lớp, phổ biến nội dung Khởi động 3 – 4 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x 2/ Phần cơ bản: Nhắc lại nội quy luyện tập về phổ biến yêu cầu môn học. Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập thể. 8 -10 phút 2 – 3 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi” Nêu cách chơi, luật chơi. 5 – 7 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x * Ôn các động tác ĐH- ĐN 6 – 7 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x 3/ Phần kết thúc: Hệ thống bài Nhận xét tiết học 2 – 3 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x Toán: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ) I/ Yêu cầu: Biết tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. Làm được các BT 1(a,c), 2, 3, 4 tr 4. II/ Đồ dùng: III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Bài cũ: Đọc các số: 879; 902; 175; 245 So sánh: 315..305; 489. 756 2 hs lên bảng 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm các bài tập: Bài 1: Tính nhẩm( a,c) Hs nêu yêu cầu Cho hs nhẩm rồi nêu kết quả của từng phép tính, gv ghi bảng 400 + 300 = 700 100 + 20 + 4 = 124 700 – 300 = 400 300 + 60 + 7 = 367 700 – 400 = 300 800 + 10 + 5 = 815 Nx, sửa sai. Bài 2: Đặt tính rồi tính Hs nêu yêu cầu HDẫn mẫu: 352 + 416 768 3 Hs lên bảng làm 3 phép tính 732 418 395 - 511 + 201 - 44 221 619 351 Nx sửa sai Bài 3: Hs đọc bài toán Hdẫn tóm tắt: Khối lớp 1 : 245 học sinh Khối lớp 2 ít hơn : 32 học sinh Khối lớp 2 :.học sinh Hs lên bảng làm Bài giải: Khối lớp 2 có số học sinh là: 245 – 32 = 213 (học sinh) Đáp số: 213 học sinh NX, sửa sai Bài 4: (tt ) Hs giải vở Bài giải: Giá tiền một tem thư là: 200 + 600 = 800(đồng) Đáp số: 800 đồng Chấm chữa bài. 4/ Củng cố: 5/ Dặn dò: Xem lại các bài tập vừa giải. NX tiết học. Chính tả: Tập chép CẬU BÉ THÔNG MINH I/ Yêu cầu: Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài CT; không mắc không quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT 2 a/ b; điền đúng 10 chữ và tên chữ đó vào ô trống trong bảng BT3. II/ Đồ dùng: Chép bảng phụ đoạn chính tả; bài tập 3. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra vở chính tả: NXC vở chính tả - VBTTV 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: ghi bảng *Hướng dẫn chuẩn bị: Đọc đoạn chép:( gắn bảng phụ) 2 hs đọc đoạn chính tả Đoạn chính tả có mấy câu? 3 câu Những chữ nào viết hoa? Những chữ đầu câu, tên riêng *Luyện viết từ khó: Viết bảng con từ khó: chim sẻ, kim khâu, xẻ thịt Hdẫn chép vào vở (cách ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút) Hs chép bài vào vở Gv đọc soát lỗi Những ai không sai lỗi nào? Những bạn nào sai 1 lỗi? Những bạn nào sai hai lỗi?... Hs đổi vở để soát lỗi Chấm một số vở *Hdẫn làm bài tập: Bài 2: Điền vào chỗ trống a/ l hay n b/ an hay ang 2 hs lên bảng: a/ hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ b/đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng Bài 3:Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:(sgk) Hs lên bảng điền Nx, sửa sai. 4/ Củng cố: 5/ Dặn dò:Về luyện viết lại những từ viết sai. NX tiết học. Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011 Toán: LUYỆN TẬP I/ Yêu cầu: Củng cố kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Biết giải toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn ( có một phép trừ). Làm được các BT 1, 2, 3 II/ Đồ dùng: III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 732 + 123 = 561 + 338 = NXC 2 hs lên bảng 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: ghi bảng Hướng dẫn làm các bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 324 + 405 729 Hdẫn mẫu: Hs lên bảng thực hiện phép tính 761 25 666 485 + 128 + 721 - 333 - 72 889 746 333 413 Nx, sửa sai. Bài 2: Tìm x 2 hs lên bảng x – 125 = 344 x + 125 = 266 x = 344 +125 x = 266 - 125 x = 469 x = 141 Nx, sửa sai. Bài 3: Hs đọc bài toán HD tóm tắt: Đội đồng diễn: 285 người Nam : 140 người Nữ :người ? 1hs lên bảng giải- lớp giải vào vở Bài giải: Số học sinh đôi đồng diễn là: 285 – 140 = 145(người) Đáp số: 145 người nữ Chấm chữa bài. 4/ Củng cố: Nhắc lại nội dung bài 5/ Dặn dò: Xem lại các BT vừa giải NX tiết học. Tập đọc: HAI BÀN TAY EM I/ Yêu cầu: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ. Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. Thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài. II/ Đồ dùng: Chép bài thơ lên bảng phụ III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Cậu bé thông minh và TLCH NXC 2-3 hs đọc bài + TLCH 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: *Luyện đọc: Gv đọc mẫu lần1 Hs theo dõi Đọc nối tiếp 2 dòng thơ Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ Rút từ khó Hs đọc CN Đọc nối tiếp từng khổ thơ Hs Đọc nối tiếp từng khổ thơ(lần 1) Đọc nối tiếp từng khổ thơ -Rút từ mới - giải nghĩa từ mới Hs Đọc nối tiếp từng khổ thơ(lần 2) Luyện đọc trong nhóm Nt từng khổ thơ trong nhóm Thi đua giữa các nhóm Nx, bình chọn. ĐT cả bài * Tìm hiểu bài: Đọc và TLCH Hai bàn tay em được so sánh với gì? những nụ hoa hồng Hai bàn tay thân thiết với em như thế nào? hai hoa ngủ cùng, tay em đánh răng, tay em chải tóc, Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? NXC Hs TL nhiều em * Học thuộc 2- 3 khổ thơ ĐT xóa dần bảng ĐT – CN Thi đọc thuộc lòng 2- 3 khổ thơ CN NX, tuyên dương. 4/ Củng cố: đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ CN 5/ Dặn dò: Học thuộc bài thơ NX tiết học. Luyện từ và câu: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH. I/ Yêu cầu: Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1) Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2). Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do vì sao thích (BT3). II/ Đồ dùng: Tranh ảnh cánh diều; tranh dấu hỏi III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra đồ dùng học tập. NXC SGK - Vở BT Tiếng Việt 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hdẫn làm các bài tập Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Hs đọc khổ thơ – tìm từ chỉ sự vật Tay, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai Chốt lời giải đúng. Bài 2: Tìm những sự vật đựơc so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: Hs đọc yêu cầu Hs lên bảng- lớp làm vở Nx, sửa sai. a/ bàn tay so sánh với hoa đầu cành b/ mặt biển so sánh với tấm thảm c/ cánh diều so sánh với dấu á d/ dấu hỏi so sánh với vành tai Bài 3: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Hs đọc yêu cầu khuyến khích hs phát biểu tự do nhiều hs phát biểu Em thích ... ình ảnh, màu sắc. Mô tả các hìn ảnh, màu sắc trên tranh. (HS khá giỏi: chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh em yêu thích.). II/ Đồ dùng:Sưu tầm một vài tranh của thiếu nhi VN và thế giới có cùng đề tài. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kiểm tra đồ dùng của hs: NXC Vở TV, tẩy, bút chì, màu vẽ. 2Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1 Xem tranh a/anh Mẹ tôi của Xvet-ta ba-la-nô-va Trong tranh có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào được vẻ nổi bật nhất? Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? Gợi ý để hs tả lại màu sắc ở tranh: Tranh được vẽ như thế nào? b/ Tranh Cùng giả gạo của Xa-rau-gui Thê Pxông Kao tranh vẽ cảnh gì? các dáng của những người giả gạo có giống nhau không? Hình ảnh nào là chính trong tranh? Trong tranh còn có các hình ảnh nào khác? Mẹ và em bé Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc, thương yêu trìu mến. ở trong phòng: mẹ ngồi trên chiếc ghế sa-lông, đằng sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả bóng,. Cảnh giả gạo Mỗi người trong nhóm giả gạo có dáng vẻ khác nhau Những người giả gạo là hình ảnh chính được vẽ to, rõ ràng. Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá Khen ngợi những hs tích cực phát biểu và tìm ra những ý hay trong tranh. Hs thực hành. 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét, đánh giá bài làm của hs Nhận xét tiết học. Nhận xét bài làm của bạn. Thể dục: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN, THEO NHÓM 2 – 3 NGƯỜI – TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”. I/ Yêu cầu: Thực hiện được tung bắt bóng cá tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay). Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Chuyển đồ vật”. II/ Địa điểm, phương tiện Chuẩn bị bóng và sân cho trò chơi. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của học sinh 1/Phần mở đầu: Tập trung lớp, phổ biến nội dung Khởi động: Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần: liên hoàn 2 x 8 nhịp. Chạy chậm một vòng sân: 200 – 300m 5 – 7 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x 2/ Phần cơ bản: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 – 3 người; Hs thực hiện động tcs tung và bắt bóng cá nhân tại chỗ một số lần, sau đó tập di chuyển. Tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người: Chia mỗi nhóm 3 người. Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Khi tung và bắt bóng các em cần phối hợp toàn thân. 12 - 14 Phút x x x Chơi trò chơi: “ Chuyển đồ vật” Nhắc lại cách chơi, luật chơi. 8 – 10 phút x x x x x x x x x x 3/ Phần kết thúc: Đi lại hít thở sâu. Hệ thống bài Nhận xét tiết học 3 - 4 phút x x x x x x X x x x x x x x x x x x x Toán: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 I/ Yêu cầu: Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000. Biết giải toán bằng hai cách. Làm được các BT 1, 2, 3 tr170. II/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: Làm BT 2 tr170 NX ghi điểm _ NXC Hs trả lời miệng 2/ Bài mới: Giới thiệu bài HD làm các bài tập Bài 1: Tính nhẩm: Nhận xét, sửa sai. Hs đọc yêu cầu Hs nhẩm và lần lượt nêu kết quả: 50000 + 20000 = 70000 80000 – 40000 = 40000 25000 + 3000 = 28000 42000 – 2000 = 40000 20000 x 3 = 60000 60000 : 2 = 30000 12000 x 2 = 24000 Bài 2: Đặt tính rồi tính: Hs lên bảng – lớp làm bảng con 39178 + 25706 = 64884 86271 – 43954 = 42317 412 x 5 = 2060 25968 : 6 = 4328 Bài 3: HD tóm tắt: Có : 80000 bóng đèn Chuyển lần 1: 38000 bóng đèn Chuyển lần 2: 26000 bóng đèn Còn lại : bóng đèn? Chấm, chữa bài. Hs nêu bài toán Hs lên bảng – lớp giải vào vở Bài giải: Cách 1: Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 1 80000 – 38000 = 42000 (bóng đèn) Số bóng còn lại sau khi chuyển lần hai là: 42000 – 26000 = 16000 (bóng đèn) Đáp số: 16000 bóng đèn. Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là: 38000 + 26000 = 64000 (bóng đèn) Số bóng đèn còn lại trong kho là: 80000 – 64000 = 16000 (bóng đèn) Đáp số: 16000 bóng đèn. 5/ Củng cố, dặn dò: Xem lại các bài tập vừa giải Nx tiết học. Chính tả: (Nghe– viết) QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI I/Yêu cầu: Nghe -viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) hoặc BT(3) II/ Đồ dùng: bảng phụ viết các từ ngữ của bài tập 2. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hs viết bảng : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào. Hs viết bảng. NX - NXC 3/ Bài mới: GTB: ghi bảng *Hướng dẫn chuẩn bị: Gv đọc bài chính tả 2 hs đọc lại. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào? Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời. HD viết từ khó Viết bảng con từ khó: Lúa no, giọt sữa, phảng phất, hương vị,.. * GV đọc chậm từng câu, từng cụm từ cho hs viết Cho hs soát lỗi Đổi vở soát lỗi. Chấm, chữa bài. * HD làm BT Bài tập 2a : Điền vào chỗ trống s hay x? Giải câu đố Chốt lời giải đúng: Nhận xét vở Hs đọc yêu cầu hs làm trên bảng – lớp làm VBT Nhà xanh lại đóng đố xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong. Là bánh chưng 4/ Củng cố, dặn dò: Viết lại những từ hay viết sai Nhận xét tiết học. Tập viết: ÔN CHỮ HOA Y I/ Yêu cầu: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y(1 dòng), P, K (1 dòng). Viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Mến già, già để tuổi cho. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ HS khá, giỏi viết được cả bài. II/Đồ dùng: Mẫu chữ hoa Y, Từ ứng dụng Phú Yên III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ: Viết bảng Đồng Xuân Viết bảng con NXC 2/ Bài mới:GTB: ghi bảng Tìm chữ hoa có trong bài? Hs tìm: Y, P, K GV viết mẫu - nhắc lại cách viết chữ hoa Y Theo dõi GV viết mẫu. Y HD viết bảng con Hs viết bảng con chữ hoa Y NX, sửa sai. Đọc từ ứng dụng Phú Yên Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung. Nhận xét, sửa sai. Hs lắng nghe Hs viết bảng con từ ứng dụng. Phú Yên Đọc câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Mến già, già để tuổi cho. Gv giải thích: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Hs lắng nghe Cho hs viết bảng con Nhận xét, sửa sai. Yêu - Kính HD viết vở Chấm, chữa bài. 4/Củng cố, dặn dò: HD viết bài ở nhà. NX tiết học. Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012 Toán: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 I/ Yêu cầu: Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết). Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị. Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân. Hs làm được các bài tập 1, 2, 3, 4 tr171. II/ Đồ dùng: III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: . Làm BT 2/170 Nhận xét – NXC. 4 Hs lên bảng làm 4 phép tính. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm Nhận xét, sửa sai. Hs nhẩm và nêu kết quả Bài 2: Đặt tính rồi tính Hs nêu yêu cầu 4083 + 3269 = 7352 8763 – 2469 = 6294 3608 x 4 = 14432 6047 x 5 = 30235 40068 : 7 = 5724 6004 : 5 = 1200 (dư 4) Bài 3: Tìm x Bài 4: HD tóm tắt: 1999 + x = 2005 x X 2 = 3998 x = 2005 – 1999 x = 3998 : 2 x = 6 x = 1999 hs đọc đề toán Hs lên bảng – lớp làm vở Bài giải: Giá tiền mỗi quyển sách là: 28500 : 5 = 57000 (đồng) Số tiền mua 8 quyển sách là: 57000 x 8 = 45600 (đồng) Đáp số: 45600 đồng. 3/ Củng cố, dặn dò: Xem lại các Bt vừa làm. Nhận xét tiết hoc. Tập làm văn: GHI CHÉP SỔ TAY I/ Yêu cầu: Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đấy! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. II/ Đồ dùng Tranh, ảnh một số loài quý hiếm được nêu trong bài.; một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để hs nhận biết nhân vật Đô-rê-mon. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/ Bài cũ: Kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường. NX, ghi điểm. NXC 2 - 3 hs kể 3/ Bài mới: Giới thiệu nhân vật Đô-rê-mon trong truyện tranh Nhật Bản và mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! Trên báo nhi đồng; Hs theo dõi Bài tập 1: Đọc bài báo sau: Gv giới thiệu tranh, ảnh về các loại động vật, thực vật quý hiếm được nêu tên trong bài báo (nếu có). Bài tập 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. Hs trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến Gv nhận xét, chốt lại. Cả lớp viết vào sổ tay hoặc VBT Hai hs đọc thành tiếng đoạn hỏi – đáp ở mục b. Trao đổi theo cặp , tập tóm tắt ý chính trong lời Mon ở mục b. Hs đọc cả bài 2 hs đọc theo cách phân vai Hs quan sát, theo dõi Hs nêu yêu cầu Hs làm vào VBt 4/ Củng cố, dặn dò: NX tiết học. Âm nhạc: ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC – TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I/ Yêu cầu: Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. Không dạy hoạt động 3 nghe nhạc Hs khá, giỏi biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc. II/ Chuẩn bị: nhạc cụ quen thuộc. II/ Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Bài cũ: Hát bài Chị Ong Nâu và em bé; Tiếng hát bạn bè mình. 2 – 3 hs hát NX - NXC 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hs nhắc đầu bài Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc: Tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Hình nốt: trắng, đen, móc đơn, móc kép. Vị trí các nốt trên khuông. Nhìn trên khuông nhạc, gọi tên các nốt kết hợp với hình nốt: Son trắng, La móc đơn, Son móc đơn, Mi đen,. Hs theo dõi và đọc Hoạt động 2: Tập biểu diễn 2 – 3 bài hát đã học, tạo thành một liên khúc. Gv chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em. Cho các em hội ý để chuẩn bị biểu diễn 2 – 3 bài hát đã học trong năm Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn Nhận xét, tuyên dương. Hs thực hiện. 4/ Củng cố, dặn dò: Nx tiết học SINH HOẠT LỚP. 1/ Đánh giá công tác tuần 33 Tuyên dương những bạn thực hiện tốt. Nhắc nhở các bạn còn vi phạm (đồng phụ, bảng tên, đồ dùng học tập,..) 2/ Kế hoạch tuần 34: Thực hiện tốt nề nếp ra, vào lớp. Tập thể dục đầu giờ. Giữ gìn và bảo quản đồ dùng, sách vở học tập tốt. Lao động dọn vệ sinh trước và sau lớp học. Ôn thi cuối năm.
Tài liệu đính kèm: