Giáo án Khối 3 Tuần thứ 18

Giáo án Khối 3 Tuần thứ 18

Tiếng Việt

Ôn tập cuối học kì I ( tiết 1+ 2)

A. Mục tiêu:

- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đọan thơ đã học ở học kì 1.

- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Tìm được các hình ảnh so sánh trong câu văn.

B. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bốc thăm các bài tập đọc đã học.

- VBT Tiếng Việt.

C. Các hoạt động day - học:

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 3 Tuần thứ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì I ( tiết 1+ 2)
A. Mục tiêu: 
- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đọan thơ đã học ở học kì 1.
- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tìm được các hình ảnh so sánh trong câu văn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bốc thăm các bài tập đọc đã học.
- VBT Tiếng Việt.
C. Các hoạt động day - học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung ôn tập của tuần 18.
2. HĐ1: Luyện đọc
 - YC từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - YC HS đọc bài và TLCH theo phiếu bốc thăm.
 - Nhận xét.
3. HĐ 2: Nghe - viết: Rừng cây trong nắng.
 3.1. HD HS chuẩn bị.
 - GV đọc toàn bài 1 lần.
 - Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ
 - Giúp nắm ND bài và cách trình bày bài chính tả: GV hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì?
 - Gọi HS lên bảng viết những tiếng dễ sai. GV theo dõi, sửa lỗi cho HS.
 3.2. Đọc cho HS viết.
 - Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút,...GV đọc thong thả từng câu, từ, cụm từ cho HS viết vào vở.
 3.3 Chấm, chữa bài.
 - Đọc lại đoạn văn để HS tự soát lỗi. Sau đó thu vở, chấm toàn bộ số bài.
3. HĐ 3: Ôn tập về so sánh.
 Bài tập 2( trang 148- sgk)
 - YC HS đọc đề bài.
 - GV giải thích nghĩa từ: nến, dù
 - YC HS làm bài.
 - Chốt lại lời giải đúng.	
 Bài tập 3( trang 149 - sgk):
 - Gọi HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó phát biểu ý kiến trước lớp.
 - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
II. Củng cố, dặn dò.
 - Khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp trong bài. 
 - Khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.
 - NX tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
 Hoạt động học
 - Lắng nghe GV giới thiệu.
 - HS bốc thăm, sau đó xem lại bài khoảng 2 phút.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Nghe GV đọc, 2 HS đọc lại đoạn văn. 
 - Lắng nghe.
 - Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
 - 3 HS lên bảng viết theo lời GV đọc, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
 - HS viết bài vào vở.
 - HS chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 - Lắng nghe.
 - 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 - HS làm bài vào VBT.
 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 - HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi, bổ sung.
Toán
Chu vi hình chữ nhật
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hcn và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật.
- Giải bài toán có nội dung liên quan đến nội dung hình chữ nhật.
B. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
I . Bài cũ
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật
- GV nhận xét
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. HĐ1: Xây dựng công thức tính chu vi HCN
2.1 Ôn về chu vi các hình
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6 cm, 7 cm, 8 cm, 9 cm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình này
- YC HS nhắc lại cách tính chu vi của một hình
2.2 Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Nhận xét phép tính tính chu vi hình chữ nhật ABCD
- Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều dài cộng chiều rộng.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ABCD ta có thể tính như thế nào?
- GV nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- GV nhấn manh “ cùng đơn vị đo”
- Yêu cầu học sinh đọc quy tắc tính chu vị hình chữ nhật.
3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- HV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và giả bài
Tóm tắt
Chiều dài: 35 cm
Chiều rộng: 20 cm
Chu vi:... cm ?
- GV nhận xét, ghi điểm 
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của 2 hình sau đó so sánh
- GV chốt lại lời giải đúng 
III. Củng cố dặn dò.
- YC học sinh nhắc lại cách tính chu vi HCN
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Hoạt động học
- Vài học sinh nêu
- HS nhận xét
- HS thực hiện yêu cầu của GV
 Chu vi hình tứ giác MNPQ là
6 + 7 + 8 + 9 = 30 ( cm ).
- Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó
- HS quan sát hình vẽ và vẽ vào vở
- HS nêu
Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( cm)
- Có 2 lần chiều dài cộng chiều rộng
- Học sinh lắng nghe
- HS tính: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (4 + 3) x 2= 14 ( cm)
- Lắng nghe.
- HS đọc CN - ĐT 
- HS đọc yêu cầu: Tính chu vi HCN
- HS làm vào vở, 2 học sinh lần lượt lên bảng 
a) Chu vi hình chữ nhật là
(10 + 5 ) x 2 = 30 ( cm )
b) Đổi 2 dm = 20 cm
Chu vi hình chữ nhật là
( 20 + 13 ) x 2 = 66 ( cm)
- HS nhận xét
- 2 học sinh đọc đề bài
- HS là vào vở, 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh giải
Bài giải
Chu vi mảnh vườn là:
(35 + 20 ) x 2 = 110 ( cm )
Đáp số: 110 cm
- HS nhận xét
- HS làm bài, khoanh tròn câu c
Chu vi hình ABCD = chu vi hình MNPQ
- HS nhận xét
Đạo đức
 Thực hành kĩ năng học kì 1
A. Mục tiêu: HS hiểu
- ôn tập và KT các kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức thông qua các bài đã học.
- Giúp Hs đánh giá được việc nắm kiến thức của mình.
B. Đồ dùng dạy học:
Đề bài.
C. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Kiểm tra.
- Gv đọc và chép đề bài lên bảng:
- Hs làm bài vào giấy kiểm tra:
1- Điền vào chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai:
 Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
 Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
 Thờ ơ nói cười khi bạn có chuyện buồn. 
 Kết bạn với các bạn nhà nghèo, bạn bị khuyết tật.
2- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ? 
3- Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ? 
- Gv quan sát nhắc nhở học sinh tự giác làm bài.
* Hoạt động 3: Thu bài.
Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2009
Toán
Chu vi hình vuông
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hìnhvuông.
- Vận dụng quy tắc tính đẻ tính được chu vi hv và giải các bài toán có liên quan
B. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
 I. Bài cũ:
- Gọi vài học sinh nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật?
- Nhận xét, ghi điểm
 II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. HĐ1: XD công thức tính chu vi hình vuông
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh 3 dm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình vuông ABCD.
- Yêu cầu học sinh nhận xét phép tính
3 + 3 + 3 + 3 = 12 để có cách tính khác?
- 3 là gì của hình vuông?
- 4 là gì của hình vuông?
- Cách tính nào nhanh gọn hơn
- Vậy muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?
- YC HS học thuộc lòng quy tắc
2. HĐ 2: Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
 - Cho học sinh tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- GV nhận xét 
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài của dây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để làm vào vở
- GV nhận xét, ghi điểm 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được gì?
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng bao nhiêu?
- Chiều dài của HCN như thế nào so với chiều rộng của hình chữ nhật?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 4: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Đo cạnh hình vuông thì đo từ vạch số mấy trên thước có vạch chia cm?
- Yêu cầu học sinh thực hiện đo cạnh hình vuông và tính chu vi hình vuông MNPQ
- GV nhận xét, ghi điểm 
III. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình vuông
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Hoạt động học
- 4,5 học sinh nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS tính chu vi hình vuông vào vở, vài HS nêu miệng cách tính:
Chu vi hình vuông ABCD là
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( dm )
- HS nêu: 3 x 4 = 12 ( dm)
- 3 là độ dài cạnh hình vuông
- 4 là số cạnh của hình vuông
- Cách thứ 2: 3 x 4 = 12 ( dm )
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
- HS đọc CN - ĐT quy tắc 
- HS làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm
Cạnh HV
12 cm
31 cm
Ch. vi HV
12x4 =48(cm)
31x4 =124(cm)
- HS nhận xét
- 1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm
- Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh 10 cm
- HS là vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài
Bài giải
Đoạn dây đó dài là
10 x 4 = 40 (cm)
Đáp số: 40 cm
- 1 học sinh đọc đề
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng 20 cm chính là cạnh của viên gạch hình vuông
- Chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần chiều rộng của HCN (cạnh của viên gạch HV)
- HS làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
20 x 3 = 60 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật là:
( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm)
Đáp số: 160 cm
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm
- Yêu cầu đo cạnh hình vuông MNPQ, sau đó tính chu vi hình vuông MNPQ
- Đo từ vạch số 0
- HS làm vào vở, đổi vởi kiểm tra. Vài học sinh đọc chữa bài
Bài giải
Cạnh của hình vuông MNPQ là 3 cm
Chu vi của hình vuông MNPQ là
3 x 4 = 12 ( cm )
Đáp số: 12 cm
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I ( tiết 3)
A. Mục tiêu: 
- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đọan thơ đã học ở học kì 1.
- điền đúng ND vào giấy mời( theo mẫu)	
B. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc đã học ở học kì 1.
- VBT.
C. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
 - YC từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - YC HS đọc bài và TLCH theo phiếu bốc thăm.
 - Nhận xét.
3. Bài tập 2:
 - YC HS đọc đề bài và mẫu giấy mời.
 - Nhắc nhở HS:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô ( thầy) hiệu trưởng
+ Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. HS phải đièn vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn, nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm.
 - Mời 1-2 em làm miệng nội dung vào giấy mời.
 - YC HS làm bài.
.III. Củng cố, dặn dò.
 - Nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết đúng mẫu khi cần thiết.
 - NX tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
 Hoạt động học
 - Lắng nghe GV giới thiệu.
 - HS bốc thăm, sau đó xem lại bài khoảng 2 phút.
 - HS đọc bài và trả lờp câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 - Lắng nghe.
 - 1-2 em làm miệng nội dung vào giấy mời.
 - HS làm bài vào VBT.
Tự nhiên và xã hội
Ôn học kì 1
A. Mục tiêu: 
- Nê tên và chr đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
B. Đồ dùng dạy học:
- Các sơ đồ câm và các bộ phận của cơ quan trong cơ thể
C. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
- Đi xe đạp thế nào là đúng luật giao thông?
- Đánh giá, nhận xét 
 II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Ai nhanh, ai giỏi
- Chia nhóm tổ cho HS thảo luận các ND sau:
+ Gắn cơ quan còn thiếu vao sơ đồ câm?
+ Gọi tên các cơ quan đó và kể tên các bộ phận?
+ Nêu chức năng của các bộ phận?
+ Nêu các bênh thường gặp và cách phòng tránh?
- Phát giấy sơ đồ cho HS
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm học tốt
3. HĐ 2: Gia đình yêu quý các em
- Phát cho mỗi HS 1 phiếu bài tập trả lời câu hỏi trong phiếu
+ Gia đình em có những thành viên nào? Làm nghề gì? ở đâu?
- Yêu cầu giới thiệu gia đình trước lớp
- nhận xét 
- H: Gia đình em sống ở làng quê hay đô thị
4. HĐ 3: Trò chơi: Ai lựa chọn nhanh nhất
- Chuẩn bị các tấm bìa ghi tên các sản phẩm hàng hoá
- Chia làm 2 nhóm sản phẩm. YC HS gọi tên các sản phẩm và lựa chọn đưa vào cột sản phẩm NN hay CN hay TTLL (Treo bảng, mỗi dãy cử 2 HS lên chơi).
- nhận xét nhóm nào nhanh đúng
- Chốt lại sản phẩm của mỗi nghành
5. HĐ 4: Ghép đôi: “ Việc gì? ở đâu?”
- GV phổ biến luật chơi
- Quy định: 4 bạn đeo biển màu xanh, 4 bạn đeo biển màu đỏ
+ Màu đỏ: UBND, bệnh viện, trường học, bưu điện,....
+ Màu xanh: Vui chơi thư giãn, giữ gìn an ninh trật tự, truyền phát tin tức, chữa bệnh,....
 YC HS sau khi nghe hiệu lệnh thì bắt đầu tim bạn ghép đôi cho đúng việc
- Cho HS tiến hành chơi. HS sẽ tìm bạn ứng với công việc
- GV: ở mỗi địa phương có rất nhiều cơ quan. Công việc, hoạt động của mỗi cơ quan khác nhau, vậy khi đến cơ quan làm việc ta phải chú ý điều gì?
III. Củng cố dặn dò:
 Dặn HS:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động dạy
- 2 HS nêu: Đi đúng phần đường dành cho xe đạp, đi hàng một, không đèo hàng cồng kềnh, không đèo quá 2 người......
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài 
- HS thảo luận nhóm tổ: Nhận nhiệm vụ và giấy+ sơ đồ, sau đó tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Nhóm 1: Cơ quan hô hấp
+ Nhóm 2: Cơ quan tuần hoàn
+ Nhóm 3: Cơ quan bài tiết nước tiểu
+ Nhóm 4: Cơ quan thần kinh
- Các nhóm cử người lên thuyết trình phần tranh của mình
- HS nhận phiếu và làm bài vào phiếu
- HS làm bài, VD:
Gia đình yêu quí của em:
1. Gia đình em sống ở: xã Yên Giang, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
2. Các thành viên trong gia đình em: 4 người( vẽ sơ đồ) 
3. Công việc của các thành viên trong gia đình
Các thành viên
Làm gì
ở đâu
Bố em
Mẹ em
Chị em
Em
Nông dân
Nông dân
HS
HS
Yên Giang
Yên Giang Yên Giang
Yên Giang
- Giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp nghe
- HS nêu ý kiến của mình. VD: Làng quê
- Gọi tên các sản phẩm và lựa chọn đưa vào cột sản phẩm NN hay CN hay TTLL
+ Nhóm 1: Gạo, tôm, cua, cá, đỗ tương, dầu mỏ, giấy, quần áo, thư, bưu phẩm, tin tức
+ Nhóm 2: Lợn, gà, dứa, chì, than đá, sắt thép, máy tính, phim ảnh, ....
- HS tìm gắn đúng vị trí vào bảng GV đã treo sẵn
+ Sản phẩm NN: Gạo, gà,....
+ Sản phẩm CN: Sắt, thép,....
+ Sản phẩm TTLL: Thư, báo,....
- Từng đội giới thiệu bài của mình làm
- Lắng nghe.
- Các nhóm tự tổ chơi, nhóm khác nhận xét. VD:
+ Bưu điện: Truyền phát tin,....
+ Bệnh viện: Chữa bệnh
- Phải đi làm đúng việc, đi đúng giờ quy định lịch sự nơi làm việc,....
Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt
Ôn tập học kì I ( tiết 4 )
 A. Mục tiêu:
- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đọan thơ đã học ở học kì 1.
- Điền đúng dấu chấm và dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn
 B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc .
- Bảng lớp chép sẵn đoạn văn ở BT 2.
- Vở bài tập TV
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc 
 - YC từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc, HTL.
 - YC HS đọc bài theo phiếu bốc thăm và trả lời câu hỏi về ND bài đọc ( theo YC của phiếu bốc thăm)
 - Nhận xét.
3. Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yờu cầu của bài.
- Gọi HS đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK.
- YC HS đọc thầm đoạn văn, làm việc cá nhân ở VBT và đổi vở chữa bài.
- Nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn , chốt lại lời giải đúng.
- YC HS đọc lại đoạn văn theo lời giải đúng.
III. Củng cố, dặn dò.
 - NX tiết học 
 - Yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
 Hoạt động học
 - Lắng nghe GV giới thiệu.
 - HS bốc thăm, sau đó xem lại bài khoảng 2 phút.
 - HS đọc bài và trả lờp câu hỏi về nội dung bài đọc.
- 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
1HS đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK tr 150.
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm việc cá nhân ở VBT và đổi vở chữa bài.
Cả lớp nhận xét và chữa bài trong VBT
2HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu câu đúng.
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
C. Các hoạt động dạy - học:	
hoạt động dạy
I . Bài cũ
- Yêu cầu học sinh nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
- GV nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC của đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chữa bài, ghi điểm
 Bài 2.
- Gọi HS đọc đề bài.
- HD: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50 cm.
- YC HS làm bài.
Tóm tắt
Cạnh khung tranh: 50 cm
Chu vi....m?
- Lưu ý học sinh: Tính chu vi khung bức tranh bằng cm cuối cùng mới đổi về m
- Chữa bài, ghi điểm 
Bài 3.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính cạnh hình vuông ta làm như thế nào? vì sao?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét, ghi điểm 
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- GV vẽ sơ đồ lên bảng
- Bài toán cho biết gì?
- Nửa chu vi HCN là gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm thế nào để tính được chiều dài HCN?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV chữa bài ghi điểm
III. Củng cố dặn dò.
 - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
hoạt động học
- 4,5 học sinh nêu
- Lớp nhận xét 
- 2 học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS làm vào vở, lớp đọc thầm
Bài giải
a) Chu vi hình chữ nhật đó là
(30 + 20 ) x 2 = 100 (m)
b) Chu vi hình chữ nhật đó là:
(15 + 8 ) x 2 = 46 (cm)
Đáp số: a) 100 m
b) 46 cm
- HS nhận xét 
-1 học sinh đọc đề bài,lớp đọc thầm
- Lắng nghe.
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở KT
- 1 học sinh lên bảng chữa bài
Bài giải
Chu vi khung bức tranh đó là
50 x 4 = 200 ( cm)
Đổi 200 cm = 2 m
Đáp số: 2 m
- HS nhận xét
- 2 học sinh đọc đề 
- Chu vi của hình vuông 24 cm
- Tính cạnh của hình vuông
- Ta lấy chu vi chia cho 4. Vì chu vi là tổng của 4 cạnh bằng nhau nên lấy chu vi chia đều cho 4 cạnh thì sẽ ra độ dài của 1 cạnh.
- HS là bài vào vở, vài học sinh đọc chữa bài GV kết hợp ghi bảng
Bài gải
Cạnh của hình vuông đó là:
24 : 4 = 6 ( cm)
- HS nhận xét 
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- HS quan sát rồi trả lời câu hỏi của GV
- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng sẽ ra chiều dài:
- HS làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm
Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật là
60 – 20 = 40 ( m )
Đáp số: 40 m
- HS nhận xét
Tiếng Việt
 Ôn tập học kì I ( tiết 5)
A. Mục tiêu: Giúp HS 
- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đọan thơ đã học ở học kì 1.
- Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
B Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc 
 - YC từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc, HTL.
 - YC HS đọc bài theo phiếu bốc thăm và trả lời câu hỏi về ND bài đọc ( theo YC của phiếu bốc thăm)
 - Nhận xét.
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc YC của bài và mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu.
 - YC HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém
- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét về nội dung điền trong đơn.
- Chấm điểm một số đơn.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại những ND vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động học
 - Lắng nghe GV giới thiệu.
- HS bốc thăm, sau đó xem lại bài khoảng 2 phút.
- HS đọc bài và trả lờp câu hỏi về nội dung bài đọc.
- 1HS đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách trong VBT tr 91. Cả lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- 1, 2 HS điền miệng nội dung vào mẫu đơn.
HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Một số HS đọc đơn. Cả lớp nhận xét.
Thủ công
Cắt dán các chữ Vui vẻ
A. Mục tiêu.
- Biết kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ
- Kẻ, cắt, dán được chữ vui vẻ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
B. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ vui vẻ, giấy thủ công, kéo, thước,...
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành
- GV cho HS quan sát mẫu chữ
- Nhận xét chữ mẫu
- GV chốt lại qui trình
+ B1: Kẻ cắt chữ cái “ Vui vẻ” và dấu hỏi
+ B2: Dán chữ “ Vui vẻ”
- YC HS thực hành.
- GV quan sát HS làm, giúp đỡ những HS còn yếu để các em hoàn thành sản phẩm
- Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm
- Đánh giá, lựa chọn sản phẩm đẹp, khen ngợi và động viên kịp thời
III. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại những ND vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động học
 - Lắng nghe GV giới thiệu.
- HS quan sát mẫu chữ
- HS nêu nhận xét về chiều cao con chữ, khoảng cách con chữ và chữ
- HS nhắc lại qui trình kẻ, cắt, dán chữ “ Vui vẻ”
- Lớp nhận xét 
- HS thực hành cắt, dãn chữ “ Vui vẻ” chia thành từng nhóm để làm cho dễ, kẻ các chữ V, U, I, V, E. Chú ý khoảng cách các chữ cho cân đối và đẹp
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét các nhóm khác 
Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2009
 Bình xét thi đua giáo viên và học sinh
Thứ 6 ngày 1 tháng 1 năm 2010
Nghỉ Tết dương lịch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18(1).doc