Toán
Tiết 106 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi các tháng trong một năm; Số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm )
II. ĐDD - H
- Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004
- Tờ lịch năm 2005
III. HĐD - H
A. KTBC : Một năm có bao nhiêu tháng ? Kể tên các tháng trong một năm.
Nêu số ngày ở mỗi tháng.
Thứ hai, ngày tháng năm 20 Toán Tiết 106 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết tên gọi các tháng trong một năm; Số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ) II. ĐDD - H - Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 - Tờ lịch năm 2005 III. HĐD - H A. KTBC : Một năm có bao nhiêu tháng ? Kể tên các tháng trong một năm. Nêu số ngày ở mỗi tháng. B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Luyện tập a. Bài 1 : Xem lịch - Cho HS xem lịch tháng 1, 2, 3 SGK - HD HS trả lời các câu hỏi b. Bài 2 : Xem lịch - Cho HS xem lịch năm 2005 - HD trả lời các câu hỏi c. Bài 3 : Trả lời câu hỏi Chữa bài d. Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Lưu ý : Trước tiên cần xác định được tháng 8 có 31 ngày. Sau đó có thể tính dần : ngày 30 tháng 8 là chủ nhật, ngày 31 tháng 8 là thứ hai, ngày 1 tháng 9 là thứ ba, ngày 2 tháng 9 là thứ tư. Vì vậy phải khoanh vào chữ C 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét - HSLL - HS xem lịch - Trả lời các câu hỏi ở bài 1 - HS xem lịch - Trả lời các câu hỏi ở bài 1 - HS trả lời câu hỏi - HS khoanh vào chữ C Tập đọc - Kể chuyện Tiết 64 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MĐ - YC * Tập đọc : Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung: Ca ngợi Nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người (Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4). * Kể chuyện : - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. II. ĐDD - H Tranh SGK III. HĐD - H A. KTBC : Bài " Người trí thức yêu nước" - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài. - Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ ? - Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm ? - Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh trong hoàn cảnh nào ? B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu + Rút từ khó - luyện đọc - Đọc từng đoạn trước lớp. (nhắc HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, đọc phân biệt lời Ê - đi - xơn và bà cụ ) + HD luyện đọc đoạn + Hiểu từ mới SGK - Đọc từng đoạn trong nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - YC đọc thầm đoạn 1, trả lời : + Nói nhữung điều em biết về Ê - đi - xơn. * YC chốt lại : Ê - đi - xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới. + Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? - YC đọc thầm đoạn 2&3, trả lời : + Bà cụ mong muốn điều gì ? + Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ? + Mong muốn của bà cụ ca gợi cho Ê - đi - xơn ý nghĩ gì ? - YC đọc thầm đoạn 4, trả lời : + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ? + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? * Chốt lại : Khoa học cải tại thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. 4. Luyện đọc lại - Chọn đọc mẫu đoạn 3. - HD đọc đoạn : Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ loé lên kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. - HSLL - Quan sát tranh - Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu - Luyện đọc - 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp. - Các nhóm thi đọc bài trước lớp - Cả lớp đọc ĐT 1 - 3 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 2, 3, 4 + HS phát biểu. + xảy ra vào lúc Ê - đi -xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó. + Bà mong ông Ê - đi - xơ làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm. + Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. + Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. + Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. + HS phát biểu. - HS luyện đọc đoạn văn - Vài HS đọc đoạn văn - 3 HS thi đọc toàn truyện theo 3 vai Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ : Vừa rồi các em đã tập đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai. Bây giờ, các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. 2. HD HS dựng lại câu chuyện theo vai - Nhắc HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - YC chia nhóm, phân vai. - Nhận xét IV. Củng cố - dặn dò - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Sau khi HS trả lời, GV chốt lại : Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người. - Khuyến khích HS VN tập dựng lại hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện. - Nhận xét. - HS tạo thành nhóm, phân vai kể lại câu chuyện. - Thi kể lại câu chuyện. - HS phát biểu : + Ê - đi - xơn rất quan tâm giúp đỡ người già. + Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn. + Ê- đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo. + Khoa học đem lại những điều tốt đẹp cho con người. + Trí thức góp phần cải tạo những điều tốt đẹp cho con người. Thứ ba, ngày tháng năm 20 Chính tả Tiết 43 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU Nghe – viết đúng bài CT; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT2a,b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐDD - H Viết sẵn BT2a ( viết bảng 2 lần ); 4 chữ cần điền thêm dấu hỏi, dấu ngã ở BT 2b; bảng con. III. HĐD - H A. KTBC : bài "Bàn tay cô giáo" - Viết 4, 5 tiếng bắt đầu bằng tr/ch - Xem VBT B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa Nêu MĐ,YC tiết học 2. Hướng dẫn nghe viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc lần 1 đoạn văn viết. - Hỏi : Những chữ nào trong bài được viết hoa ? - Tên riêng Ê - đi - xơn viết thế nào ? b. Viết từ khó - Phân tích chính tả các từ khó trong đoạn viết. c. Hướng dẫn viết bài - Hướng dẫn cách viết, cách trình bày. - Đọc lần 2 - Đọc lần 3 d. Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập a. BT2 : (lựa chọn) - Giúp HS nắm YC của BT 4. Củng cố - dặn dò - YC VN HTL các câu đố trong bài chính tả. - Nhận xét tiết học - HSLL - 2 HS đọc lại - Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê - đi - xơn. - Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng. - Viết bảng con - Viết bài vào vở - Soát bài - Đổi vở bắt lỗi a. tròn , trên , chui Là mặt trời b. chẳng, đổi, dẻo, đĩa Là cánh đồng Tập đọc Tiết 65 CÁI CẦU I. MĐ - YC Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất (Trả lời được các câu hỏi SGK; Thuộc được khổ thơ em thích). 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐDD - H Tranh sgk III. HĐD - H A. KTBC : bài "Nhà bác học và bà cụ" - 2 HS kể 4 đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn. B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Luyện đọc a. GV đọc bài thơ b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp GNT - Đọc từng dòng thơ + Rút từ khó ghi bảng - luyện đọc - Đọc từng đoạn trước lớp + Hiểu từ mới : SGK - Đọc từng khổ thơ trong nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - YC cả lớp đọc thầm bài thơ, trả lời : + Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? + Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào ? * GV : Cầu Hàm Rồng - chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, trên đường vào thành phố Thanh Hoá. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng nên gọi là núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc nên gọi là núi Ngọc. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mĩ thường xuyên bắn phá vị trí này nhằm phá cầu, cắt đứt đường chuyển quân, chuyển hàng vào miền Nam của ta. Bố của bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu nổi tiếng đó. - YC đọc thầm khổ thơ 2, 3, 4 trả lời : + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ? - YC cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời : + Tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó ? 4. Học thuộc lòng bài thơ - Đọc diễn cảm bài thơ - Hướng dẫn đọc bài thơ - Hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp. 5. Củng cố - Dặn dò - YC nhắc lại nội dung chính của bài. - Nhận xét - Yêu cầu HSVN tiếp tục HTL cả bài thơ. - HSLL - Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ - Luyện đọc - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Các nhóm đọc bài - Cả lớp ĐT cả bài. + Cha làm nghề xây dựng cầu - có thể là kĩ sư hoặc là một công nhân. + Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã. - 1 HS đọc 2 dòng thơ cuối. + HS phát biểu : Cô giáo rất khéo léo. / Bàn tay cô giáo như có phép mầu. / Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ./ + Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn ... p nhắc lại cách viết từng chữ b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ) - YC đọc từ ứng dụng - Giới thiệu : Phan Bội Châu ( 1867 - 1940 ) Một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của VN. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. - HD tập viết trên bảng con : Phan Bội Châu c. Luyện viết câu ứng dụng - YC đọc câu ứng dụng - Giúp HS hiểu các địa danh trong câu ca dao : Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, dài khoảng 60 km, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 144m, dài 20km, cách Huế 71,6km. - HD HS viết các chữ : Phá, Bắc 3. Hướng dẫn viết vở TV - Nêu YC viết theo cỡ nhỏ - Lưu ý HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 4. Chấm, chữa bài Chấm một số bài - nhận xét * Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. 5. Củng cố - Dặn dò - Nhắc HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài. - Nhận xét - HSLL - HS tìm chữ hoa : P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H, V, N - Tập viết chữ Ph, T, V trên bảng con. - 1 HS đọc từ ứng dụng : Phan Bội Châu - Viết bảng con - 1 HS đọc câu ứng dụng - Viết bảng con. - HS viết VTV Toán Tiết 107 VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU Biết dùng Compa để vẽ ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn đơn giản. II. ĐDD - H Com pa ( dùng cho GV và HS ); bút chì để tô màu III. HĐD - H A. KTBC : HS nhận xét hình tròn, bán kính, đường kính. B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Thực hành a. Bài 1 : Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước - Bước 1 : HD để HS tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng "2 cạnh ô vuông", sau đó ghi các chữ A, B, C, D (như hình vẽ SGK) - Bước 2 : Dựa trên hình mẫu, HS vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC (tạo ra hình như hình bên) -Bước 3 : Dựa trên hình mẫu, HS vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA (tạo ra hình như hình bên) b. Bài 2 : HD HS tô màu 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét - HSLL - HS thực hành theo hướng dẫn - HS thực hành theo hướng dẫn - HS thực hành theo hướng dẫn - HS thực hành theo hướng dẫn Thứ năm, ngày tháng năm 20 Chính tả Tiết 44 MỘT NHÀ THÔNG THÁI I. MỤC TIÊU Nghe – viết đúng bài CT; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT2a,b hoặc BT3a,b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐDD - H Viết sẵn BT3 III. HĐD - H A. KTBC : bài "Ê - đi - xơn" - Viết 4, 5 tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc 4 tiếng có chứa thanh hỏi / thanh ngã. - Xem VBT B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa Nêu MĐ,YC tiết học 2. Hướng dẫn nghe viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc lần 1 đoạn văn viết. Sau đó YC HS quan sát tranh ảnh, đọc chú giải từ mới SGK. + Đoạn văn gồm mấy câu ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? b. Viết từ khó - Phân tích chính tả các từ khó trong đoạn viết. c. Hướng dẫn viết bài - Hướng dẫn cách viết, cách trình bày. - Đọc lần 2 - Đọc lần 3 d. Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập a. BT2 : (lựa chọn) - Giúp HS nắm YC của BT 4. Củng cố - dặn dò - YC VN HTL các câu đố trong bài chính tả. - Nhận xét tiết học - HSLL - 2 HS đọc lại + Đoạn văn có 4 câu + Những chữ đầu mỗi câu, tên riêng - Viết bảng con - Viết bài vào vở - Soát bài - Đổi vở bắt lỗi a. tròn , trên , chui Là mặt trời b. chẳng, đổi, dẻo, đĩa Là cánh đồng Toán Tiết 109 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). -Giải được bài toán gắn với phép nhân. II. HĐD – H A. KTBC B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. HD nhân không nhớ - Giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng : 1034 x 2 = ? - Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân và vừa nói, vừa viết như SGK. + Đặt tính + Tính kết quả - Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang : 1034 x 2 = 2068 3. HD nhân có nhớ một lần Cách tiến hành tương tự 4. Thực hành a. Bài 1 : Tính b. Bài 2 : Đặt tính rồi tính ( bỏ cột b ) c. Bài 3 : Bài toán d. Bài 4 : Tính nhẩm 5. Củng cố - dặn dò - YC HS nêu lại cách tính kết quả của tính nhân - Tổ chức thi làm tính nhanh - Nhận xét - HSLL - HS đọc phép nhân - Nêu cách thực hiện phép nhân - HS thực hiện tương tự - HS tính kết quả và nêu cách tính - Đặt tính rồi tính kết quả. - Đ/s : 4060 viên gạch - HS tính nhẩm như mẫu TN&XH Tiết 44 RỄ CÂY (tt) I. MỤC TIÊU - Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của nó đối với đời sống con người. II. ĐDD - H Tranh SGK, phiếu học tập III. HĐD - H A. KTBC : bài " Rễ cây " B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm - Phân nhóm, giao nhiệm vụ các nhóm : + Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82. + Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được. + Theo bạn, rễ có chức năng gì ? * Kết luận : Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 3. Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp - YC thảo luận nhóm cặp quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì ? * Kết luận : Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường . 4.Củng cố - dặn dò - YC HS nêu chức năng của rễ cây. - Nhận xét - HSLL - Các nhóm thảo luận. - Trình bày kết quả - Thảo luận nhóm cặp - Từng cặp lên trước lớp thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. Thủ công Tiết 21 ĐAN NONG MỐT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU Biết cách đan nong mốt. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt. Dồn được nan những có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. Với HS khéo tay: + Kẻ, cắt được các nan đều nhau. + Đan được nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.(HS khá, giỏi). + Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản (HS khá, giỏi). II. CHUẨN BỊ - Tranh quy trình ; các nan đan mẫu ba màu khác nhau ; bìa màu. III. HĐD - H A. KTBC : KTDCHT B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Hoạt động 1 : HD HS thực hành -YC HS nhắc lại quy trình đan nong mốt gồm mấy bước. - YC HS nhắc lại cách đan (nêu HS nêu được ) - GV Mô tả lại cách đan - Cho HS quan sát vật mẫu (GV làm sẵn ) * Tổ chức thực hành theo nhóm - Tổ chức trưng bày sản phẩm - Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố - dặn dò - YC HS nhắc lại các bước - Dặn dò : Chuẩn bị ĐDHT tiết sau - Nhận xét - HSLL a. Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan b. Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa c. Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan - Thực hành theo nhóm cặp - Trưng bày sản phẩm - 1 HS nêu lại các bước Thứ sáu, ngày tháng năm 20 Tập làm văn Tiết 22 NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. MĐ, YC Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1). Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2). II. ĐDD - H Tranh SGK, Viết bảng lớp các gợi ý III. HĐD - H A. KTBC : bài "Nói về trí thức . Nghe - kể : Nâng niu từng hạt giống" - 2 HS kể lại câu chuyện " Nâng niu từng hạt giống" B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. HS làm bài tập a. BT1 : - YC vài HS kể tên một số nghề lao động trí óc. - Lưu ý HS kể về một người thân trong gia đình. VD : Ông, bà, cha, mẹ, chú bác, anh chị, - HD HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK. - YC kể theo cặp. - GV nhận xét, bổ sung thêm ý. b. BT2 - Nêu YC của bài, nhắc HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể ( cũng có thể viết theo trình tự các câu hỏi gợi ý ) - YC HS làm bài vào vở. - Thu một số bài. - Chấm bài - nhận xét 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét - HSLL - HS kể : bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học, - Từng cặp HS kể nhau nghe. - Vài HS thi kể trước lớp - HS làm bài vào VBT - Vài HS đọc bài trước lớp. Toán Tiết 110 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). II. HĐD - H A. KTBC : Vài HS thực hiện phép nhân và nêu cách thực hiện B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GTB : GV ghi tựa 2. Thực hành a. Bài 1 : Viết thành phép nhân rồi ghi kết quả b. Bài 2 : Điền số Ôn tập cách tìm thương và số bị chia chưa biết Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia c. Bài 3 : Bài toán Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính d. Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu ) * Phân biệt "thêm" và "gấp" 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét - HSLL - HS thực hiện bài toán - HS nêu lại quy tắc rồi làm bài Bài giải Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là : 1025 x 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là : 2050 - 1350 = 700 (l) Đáp số : 700 l dầu
Tài liệu đính kèm: