Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Giáo viên: Lê Văn Bửu

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Giáo viên: Lê Văn Bửu

Tiết 2 Đạo đức

Tiết CT: 17

Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.

- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

* Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.Giáo viên : vở bài tập đạo đức, một số bài hát về chủ đề bài học, tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích, Phiếu giao việc cho các nhóm

2.Học sinh : vở bài tập đạo đức.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 841Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Giáo viên: Lê Văn Bửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 17
Thứ, ngày
Tiết
Tiết chương
trình
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
06/12/2010
1
17
Chào cờ
2
17
Đạo đức
Biết ơn thương binh, liệt sĩ
3
81
Toán
Tính giá trị của biểu thức (tt)
4
33
Tập đọc
Mồ côi xử kiện
5
17
Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
Thứ ba
07/12/2010
1
17
Thủ công
Cắt, dán chữ VUI VẼ
2
82
Toán
Luyện tập
3
33
Chính tả
Vầng trăng quê em
4
33
TNXH 
An toàn khi đi xe đạp
5
Thứ tư
08/12/2010
1
33
Thể dục
2
34
Tập đọc
Anh Đóm Đóm
3
83
Toán
Luyện tập chung
4
17
LTVC
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu 
5
17
Mĩ thuật
Thứ năm
09/12/2010
1
17
Tập viết 
Ôn chữ hoa N
2
34
Chính tả
Aâm thanh thành phố
3
84
Toán
Hình chữ nhật
4
34
TNXH 
Ôn tập và kiểm tra học kì I
5
Thứ sáu
10/12/2010
1
17
Thể dục
2
85
Toán
Hình vuông
3
17
TLV
Viết về thành thị, nông thôn
4
17
Âm nhạc
Học hát: Dành cho địa phương tự chọn
5
17
Sinh hoạt
Sinh hoat lớp tuần 17
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày dạy: 06/12/2010
Tiết 2 Đạo đức
Tiết CT: 17
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên : vở bài tập đạo đức, một số bài hát về chủ đề bài học, tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích, Phiếu giao việc cho các nhóm 
2.Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
28’
2’
1’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn?
- Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? 
- GV nhận xét, khen ngợi.
2.Bài mới:
a.Hoạt động 1: Xử lí tình huống:
- HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. 
- Chia 3 nhóm, thảo luận, xử lí các tình huống sau: 
+ Tình huống 1 (Nhóm 1- 2): 
 Em đang đi học sớm để trực nhật- Đến ngã 3 đường thấy 1 chú thương binh đang muốn sang đường khi đường rất đông- Em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2 (Nhóm 3 - 4): 
 Ngày 27/7, trường mời các chú tới nóichuyện trước toàn trường- Cả trường đang lắng nghe thì 1 bạn lớp 4 cười đùa trêu chọc các bạn và bắt chước hành động của chú- Em sẽ làm gì?
+ Tình huống 3 (Nhóm 5 - 6): 
 Lớp 3B có bạn Lan là con thương binh- Nhà bạn rất nghèo, lại ít người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ- Điểm học tập của bạn vì vậy rất thấp- Nếu là HS lớp 3B em sẽ làm gì?
- Cho các nhóm đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.
b.Hoạt động 2:Xem tranh và kể về các anh hùng liệt sĩ:
- Yêu cầu các nhóm HS xem tranh, thảo luận cặp đôi, trả lời 2 câu hỏi sau: 
+ Bức tranh vẽ ai?
+ Hãy kể đôi điều về người trong tranh- (GV treo tranh: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng). 
- Gọi HS trả lời.
- GV kết luận: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản tuy tuổi còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn và phấn đấu học tập để đền đáp các công ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ. 
- Yêu cầu HS hát 1 bài ca ngợi gương 
 anh hùng(Anh Kim Đồng) hoặc GV 
 có thể hát cho HS nghe(nghe băng). 
3. Củng cố: Ta có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ? Và gia đình liệt sĩ ?
4. Dặn dò: Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
- Về xem bài học tiếp theo.
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, đát nước
- Lắng nghe.
- Chia nhóm, thảo luận nhóm. 
Cách ứng xử đúng: 
- Đưa chú sang đường rồi về trực nhật. Nếu đến muộn,giải thích lí do với cácbạn trong tổ. 
- Nhắc nhỡ không nên làm vậy, nếu anh không nghe thì báo GV biết ngay. 
- Cùng các bạn trong lớp tranh thủ thời gian rãnh đến nhà giúp Lan và bố, động viên Lan đi học đầy đủ. Báo GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp Lan. 
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- Nhóm có cùng tình huống sẽ nhận xét, bổ sung. Các nhóm khác góp ýnhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem tranh, thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS hát
- HS nêu câu trả lời.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Tiết 3 Toán
Tiết CT: 81
I.MỤC TIÊU:
-Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
-Có hứng thú trong học tập. (BT cần làm 1, 2, 3 ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.GV: SGK, bảng phụ để giải bài tập.
2.HS: SGK, vở tập, bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 4’
 30’
 2’
1’
Kiểm tra bài cũ : Luyện tập 
GV sửa bài tập 3, trang 81.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tính giá trị của biểu thức .
- Giáo viên nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc .
GV viết lên bảng biểu thức : 30 + 5 : 5 và yêu cầu HS suy nghĩ tính .
- Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
+ Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào ?
Giáo viên chốt : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc ( ) vào như sau : ( 30 + 5 ) : 5
Cho HS nêu quy tắc : Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : Biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 đọc là : “Mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc, chia cho 5”
GV chốt ý : Muốn tính giá trị của biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 ta lấy 30 cộng 5 bằng 35 rồi lấy 35 chia 5 được 7.
- GV viết lên biểu thức : 3 x ( 20 – 10 ) và yêu cầu HS đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 3 x ( 20 – 10 ) 
- Giáo viên nêu lại cách làm.
* Thực hành luyện tập:
+Bài 1 : Tính giá trị của các biểu thức :
GV gọi HS đọc yêu cầu .
GV gọi 4 HS làm bảng phụ, lớp làm vào tập thời gian 3 phút. 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài .
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
Giáo viên cho lớp nhận xét, sửa bài.
*Bài 2 : Tính giá trị của các biểu thức : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Gọi HS nêu quy tắc tính.
-Cho 4 HS Làm bảng phụ, lớp làm tập.
-Cho HS nhận xét bài bạn.
-GV nhận xét, khen ngợi.
* Bài 3: Gọi HS nêu cầu bài toán.
-HD HS cách giải:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi điều gì?
+ Bài toán giải ra sao?
- Gọi 1 HS giải bảng phụ, lớp giải vào tập.
- Nhận xét, sửa bài ghi điểm.
3. Củng cố: Gọi 2-3 HS nhắc lại quy tắc tính giá trị BT.
4. Dặn dò: GV nhận xét thái độ học tập của HS.
- Các em về nhà xem tiếp bài : Luyện tập . 
-Nhận xét tiết học. 
-HS lên sửa bài.
- Lắng nghe.
-Lắng nghe.
Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả : 
Muốn tính giá trị của biểu thức 30 + 5 : 5 ta lấy 5 chia 5 trước rồi lấy 30 cộng với 1 được 31 30 + 5 : 5 = 30 + 1
 = 31 
Ta có thể kí hiệu như sau :
30 + 5
: 5
30 + 5
: 5
30 + 5 : 5
- HS đọc quy tắc.
( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5
= 7
Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả : Muốn tính giá trị của biểu thức 3 x ( 20 – 10 ) ta lấy 20 trừ 10 bằng 10 rồi lấy 3 nhân với 10 được 30
3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10
 = 30
- HS nêu.
- Chú ý quan sát.
- HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Hai tổ thi làm.
-HS đọc .
-Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- Nêu quy tắc tính.
- Thực hiện làm.
- Nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Chú ý.
- Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS nêu quy tắc.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Nghe.
Tiết 4,5 Tập đọc 
Tiết CT: 33 – 17
I.MỤC TIÊU:
TĐ:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.( trả lời được các CH trong SGK)
KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Có hứng thú trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.GV: SGK, bảng phụ hướng dẫn đọc
2.HS: SGK, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
T G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
25’
2’
1’
Kiểm tra bài cũ : Về quê ngoại.
- GV gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì ?
+ Bạn thấy ở quê có gì lạ?
+Em nghĩ gì những người làm ra hạt gạo?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
GV treo tranh minh hoạ và hỏi tranh vẽ gì ?
Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Mồ Côi xử kiện”. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá củaq tên chủ quán ăn.
Ghi bảng.
Hướng dẫn luyện đọc :
a.GV đọc mẫu toàn bài
+Giọng kể của người dẫn chuyện : khách quan
+ Giọng chủ quán : vu vạ, thiếu thật thà.
+ Giọng bác nông dân : phân trần, thật thà khi kể lại sự việc, ngạc nhiên, giãy nảy lên khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán.
b.Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- G ... ại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên chốt sửa lỗi cho những nhóm gắn sai.
* Giáo viên kết luận : mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh
3. Củng cố: Nêu tên các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bài tiết nước tiểu. 
- Gọi 2-3 HS đọc mục bạn cần biết.
4. Dặn dò: Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
- Về xem tiếp cách phòng bệnh của các cơ quan trên.
- GV nhận xét tiết học.
Học sinh trả lời. . 
- Lắng nghe.
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Chú ý, thực hiện.
Học sinh quan sát tranh và gắn thẻ. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nghe và bổ sung
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Nghe.
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày dạy: 10/12/2010
Tiết 2 Toán
Tiết CT: 85
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
-Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông)
-Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.GV: SGK, bảng phụ, hình vuông bằng bìa cứng, thước ê-ke(nếu có).
2.HS: SGK, vở tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
28’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung .
- Cho HS lên làm bài tập 1,2.
GV sửa bài tập sai nhiều của HS.
Nhận xét , ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Hình vuông .
- Giới thiệu hình vuông . 
Giáo viên vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn, 1 hình tam giác 
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông .
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình vuông 
* Kết luận : Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.
Cho học sinh nhắc lại
b.Hoạt động 2: thực hành :
* Bài 1 : Tô màu hình vuông trong các hình sau.
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình vuông và tô màu vào hình đó. 
Giáo viên cho học sinh nêu lại bài làm.
Giáo viên cho lớp nhận xét, chốt ý đúng.
* Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình vuông vào chỗ chấm : 
GV gọi HS đọc yêu cầu .
GV gọi HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ.
 - Cho HS trình bày bảng phụ.
GV Nhận xét, khen ngợi.
* Bài 3 : Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật :
GV gọi HS đọc yêu cầu .
GV gọi HS làm bài.
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu :
GV gọi HS đọc yêu cầu .
GV gọi 3 HS lên bảng vẽ hình, lớp vẽ ở tập.
GV cho HS lên thi đua sửa bài.
- GV Nhận xét, khen ngợi.
3. Củng cố: Gọi HS nêu lại đặc điểm của hình vuông.
4. Dặn dò: Nhận xét, chốt ý.
- Về xem bài: Chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài.
-HS sửa bài.
- Lắng nghe.
Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Giáo viên đưa ra.
Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình vuông có 4 góc đều là góc vuông.
Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh. 
- Lắng nghe.
HS đọc lại.
- HS đọc yêu cầu.
HS làm bài
- HS làm bài.
Lớp nhận xét, lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài. 
Học sinh trình bày.
- Lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài.
Lớp Nhận xét, lắng nghe.
HS đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài.
HS sửa bài.
- Lớp nhận xét, lắng nghe.
- HS nêu.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Nghe.
Tiết 3 Tập làm văn
Tiết CT: 17
I.MỤC TIÊU:
-Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
- Có hứng thú tronh học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.GV: SGV, bảng phụ viết sẵn nội dung bức thư (nếu cần)
2.HS : SGK, vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 5’
 28’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ: Nghe - kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và 1 học sinh lên nói về thành thị, nông thôn. 
Nhận xét ,ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: Viết về thành thị, nông thôn 
- Nêu yêu cầu bài học.
- Ghi tựa bài.
b.Hướng dẫn viết thư : Viết về thành thị, nông thôn . 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư.
Yêu cầu cả lớp viết thư vào vở bài tập.
Gọi 1 học sinh khá, giỏi đọc bức thư của mình trước lớp.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. 
3. Củng cố: Gọi HS đọc lại bức thư.
- Gọi 1 HS nhắc lại cách trình ND bức thư.
4. Dặn dò: GV nhận xét thái độ học tập.
- Về chuẩn bị bài : Ôn tập học kì 1. 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh kể và trình bày 
- Lắng nghe.
Cá nhân đọc yêu cầu.
Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
- Lắng nghe.
Học sinh nhắc lại .
Học sinh thực hành viết thư vào vở.
Cá nhân đọc lại
- Bình chọn bạn viết hay.
- HS đọc lại.
- Nhắc lại ND bức thư.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 4 Âm nhạc
Tiết CT: 17
Ôn tập 3 bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết; Con chim non; Ngày mùa vui
I.MỤC TIÊU:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
28’
2’
1’
Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện âm nhạc.
- Gv gọi 2 Hs lên kể lại chuyện.
- Một Hs hát lại hát “ Ngày mùa vui”.
- Gv nhận xét.
Bài mới:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” .
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần, sau đó gõ đệm theo phách hoặc đệm theo nhịp 2/4 .
+ Gv cho Hs gõ đệm theo phách.
+ Hs gõ đệm theo nhịp.
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Con chim non”.
- Gv cho Hs vừa hát vừa hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm vào phách mạnh của nhịp ¾.
- Gv cho Hs chơi trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp ¾ .
* Hoạt động 3: Ôn tập bài hát “ Ngày mùa vui”.
- Gv cho Hs tập hát lại bài hát và gõ đệm theo tiết tấu của bài.
- Trò chơi: Tìm tên bài hát.
+ Cách 1: Gv hát bằng một nguyên âm một giai điệu chọn trong số 3 bài hát đã ôn tập, sau đó Hs nhận ra đó lá bài hát nào?
+ Cách 2: Gõ tiết tấu theo lời ca câu đầu tiên của 1 trong số 3 bài hát đã học, rồi đố Hs nhận ra đó là bài hát nào.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố: Mời HS hát lại các bài hát vừa ôn.
4. Dặn dò: Về luyện hát.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs hát và gõ đệm theo phách.
-Hs lắng nghe.
-Hs hát nắm tay nhau, đưa lên cao, chân di chuyển nhịp nhàng sang phải, sang trái.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
-Hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp ¾ .
-Nhóm 1 hát.
-Nhóm 2 gõ theo phách.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
-Hs tập hát lại bài hát và gõ đệm theo tiết tấu của bài.
-Hs chơi trò chơi.
-Hs nhận xét.
-Lắng nghe.
-Hát.
-Chú ý.
-Lắng nghe.
Tiết 5 
Tiết sinh hoạt tuần 17
I. Mục tiêu:
- Biết vâng lời thầy cô – ông bà cha mẹ
- Rèn kĩ năng phát biểu và báo cáo 
- An toàn khi tham gia giao thông bằng xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm 
- Nhằm giúp học sinh có ý thức học tập và vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Giáo dục cho các em có lòng ham học tập và chăm ngoan, lễ phép
II. Đồ dùng học tập :
- Nội dung báo cáo
- Nội dung sinh hoạt 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- GV điều khiển lớp
- Nhận xét tuyên dương học sinh có thành tích tốt trong tuần qua .
- Rèn luyện học sinh yếu theo lịch phân công và ngày có hiệu quả .
3. Phương hướng tới:
- HS khá giỏi giúp các bạn học yếu ở các môn.
- Thực hiện tuần chuyên môn thứ 7
- Luôn luôn vâng lời ông bà , cha mẹ
- Nhắc nhỡ các em về nhà học bài ....
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nề nếp học tập .
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ trước khi ra vào lớp .
- Thực hiện nghiêm túc buổi thể dục giữa giờ .
- HS hát 
-Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập và vệ sinh của tổ mình .
-Ý kiến cá nhân , tập thể lớp
- HS lắng nghe . 
- HS lắng nghe
- Hs nghe – thực hiện theo yêu cầu đề ra .
- HS chú ý .
- Hs lắng nghe .
- Hs theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17(4).doc