Giáo án Khối 5 Tuần 10

Giáo án Khối 5 Tuần 10

Tiết 2:

Toán ( Tiết 46): LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:

* Giúp HS:

- Chuyển đổi các phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

- So sánh độ dài viết dưới dạng khác nhau.

- Giải bài toán có liên quan đến " Rút về đơn vị" hay " Tỉ số"

II/ Đồ dùng dạy -học:

 Bảng phụ

III/ Các hoạt động dạy -học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: 2 HS lên bảng, lớp làm nháp: 42 dm 4 cm = 42,4 dm

 1103 g = 1,103 kg.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng11 năm 2007
Tiết 1:
Chào cờ
Tiết 2:
Toán ( Tiết 46): Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Chuyển đổi các phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh độ dài viết dưới dạng khác nhau.
- Giải bài toán có liên quan đến " Rút về đơn vị" hay " Tỉ số"
II/ Đồ dùng dạy -học:
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy -học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: 2 HS lên bảng, lớp làm nháp: 42 dm 4 cm = 42,4 dm 
 1103 g = 1,103 kg.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu giờ học.
b) Nội dung bài:
* Bài 1( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm nháp , 2 HS làm bảng phụ.
**a) 12,7 ; b) 0,65 ; c) 2,005 ; d) 0,008.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, ghi điểm.HS đọc lại các số thập phân đó.
* Bài 2( Tr 49):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp( Tg 3').
- Các cặp làm nháp , 1 cặp làm bảng phụ.
** a) 11,02 km ; b) 11,02 km ; c) 11,02 km.
- HS gắn bài, lớp và GV nhận xét, đánh giá.
+ Tại sao các ý đều bằng 11,02 km?( Vì khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi).
* Bài 3( Tr 49):
- Hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Hs làm bài nháp + 1 HS làm bảng phụ.
**a) 4,85 m ; b) 0,72 km.
- HS gắn bài, lớp nhận xét,đánh giá.
* Bài 4( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Bài toán này có thể dùng những cách nào để giải?( Cách 1 Rút về đơn vị; 
Cách 2 Tìm tỉ số).
- HS làm bài vở + 1 HS làm bảng phụ.
- Hs gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.( GV yêu cầu HS vừa chữa bài nêu đâu là bước rút về đơn vị, đâu là bước tìm tỉ số trong bài của mình).
Tóm tắt: 
12 hộp : 180000 đồng
36 hộp : ... đồng ?
 Bài giải
Cách 1: Giá tiền của 1 hộp đồ dùng là:
180000 : 12 = 15000 ( đồng)
Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải ttrả số tiền là:
15000 x 36 = 540000 ( đồng)
 Đáp số: 540000 đồng.
Cách 2: 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
36 : 12 = 3 ( lần)
Số tiền phải trả để mua 36 hộp đồ dùng là:
180000 x 3 = 540000 ( đồng).
 Đáp số : 540000 đồng.
- GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Muốn viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân ta viết như thế nào?( HS nêu 2 cách viết đã học).
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiết sau kiểm tra giữa học kì I.
Tiết 3:
Tập đọc : Ôn tập giữa học kì i ( tiết 1)
I. Mục tiêu.
- ổn định kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu ( HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài học).
- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần.
- Phát âm đúng tốc độ 120 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật.
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm. Cánh chim hoà bình, Việt Nam tổ quốc em, con người với thiện nhiên.
II. Đồ dùng.
- Phiếu ghitên các bài TĐ - HTL ( 17 phiếu; 11 phiếu ghi tên bài tập đọc và 6 phiếu ghi tên bài HTL, câu hỏi cho các bài.
- Phiếu khổ to, bút dạ kẻ nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học.
ổn định:
Baì cũ: Không kiểm tra
Giới thiệu bài.
* Kiểm tra TĐ - HTL 1/4 lớp.
- Cho HS lên bốc thăm. - 2 HS lên bốc thăm.
- Mỗi HS được chuẩn bị 2 phút sau đó HS
 đọc đoạn văn theo yêu cầu mà mình bốc
 thăm được
- GV đặt câu hỏi về đoạn em vừa đọc.
- Ai không đọc dúng về nhà tiếp tục luyện 
tập.
* Bài tập 2(95): HS nêu yêu cầu của bài - 2 HS nêu yêu cầu.
- Phát giấy cho các nhóm làm việc. - Các nhóm làm việc
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu
 - Đại diện nhóm báo cáo
Chủ điểm
Việt Nam – Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Tên bài
Sắc màu
 em yêu
Bài ca về
 trái đất 
Ê-mi-li con 
Tiếng đàn ba la lai ca
Trước cổng trời
Tác giả
Phạm Đình
Ân
Định Hải
Tố Hữu
Quang Huy
Nguyễn Đình ảnh
Nội dung
+ Em yêu tất cả các sắc màu gắn với các cảnh vật con người trên đất nước Việt Nam
+ Trái đất thật đẹp chúng ta cần giữ gìn, trái đất bình yên, không có chiến tranh
+ Chú Mô-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh Mĩ ở Việt Nam.
+ Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô giáo Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà.
+ Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của vùng cao.
Củng cố :
Bài ca về trái đất nói lên điều gì?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Ai chưa đọc đạt yêu cầu về nhà luyện tập tiếp.
Tiết 4:
Chính tả:
ôn tập Giữa học kì I ( tiết 2)
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn các bài tập đọc là văn miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc học thuộc lòng.
- Tranh minh hoạ nội dung các bài tập đọc 
 học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học.
ổn định:
Bài cũ: Không kiểm tra
Bài mới:
Giới thiệu bài
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Cách kiểm tra như tiết 1.
c) Nghe - viết chính tả
GV đọc đoạn viết, HS nghe.
Đoạn văn nói lên điều gì? ( Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước).
Hướng dẫn viết đúng: Đà, Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch.
GV đọc cho HS viết bài.
Đọc cho HS soát lỗi.
Chấm, chữa bài.
4. Củng cố:
Khi viết tên riêng chúng ta viết thế nào?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về viết lại lỗi viết sai, chuẩn bị tiết sau ôn tập tiết 3.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
Tiết 1:
Toán ( Tiết 47): Kiểm tra giữa học kì I
I/ Mục tiêu:
* Kiểm tra HS về:
- Viết số thập phân , giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân, viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.
- Giải bài toán về cách tìm tỉ số hay rút về đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy -học:
- GV chuẩn bị đề viết ra bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
3. Bài mới:
GV ghi đề bài lên bảng- HS làm bài
* Phần I: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1) Số " Mười phẩy bốn mươi hai " viết là:
A. 107,402 B. 17,402
C. 17,42 D. 107,42.
2) Viết dưới dạng số thập phân được:
A. 1,0 B. 10,0
C. 0,01 D. 0,1.
3) Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là:
A. 8,09 B. 7,99
C. 8,89 D. 8,9.
4) 6 cm2 8 mm2 = ... mm2.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 68 B. 608
C. 680 D. 6800
5) Một khu đất hình chữ nhất có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây.
Diện tích của khu đất đó là:
A. 1 ha 
B. 1 km2
C. 10 ha 250 m
D. 0,01 km2.
 400 m
* Phần II: Bài tập
1) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 6m 25 cm = ... m b) 25 ha = ... km2
2) Mua 12 quyển vở hết 18000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
** Hướng dẫn đánh giá
* Phần I( 5 điểm)
Mỗi lần khoanh vào câu trả lời đúng được 1 điểm
1) Khoanh vào ý C ; 2) Khoanh vào ý D ; 3) Khoanh vào ý D
4) Khoanh vào ý B ; 5) khoanh vào ý C.
Phần II ( 5 điểm)
1) 2 điểm
Mỗi ý đúng 1 điểm
a) 6,25 m ; b) 0,25 km2
2) 3 điểm( Có thể giải các cách khác nhau)
Bài giải
60 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là:
60 : 12 = 5 ( lần)
Số tiền mua 60 quyển vở là:
18 000 x 5 = 90 000 ( đồng)
 Đáp số : 90 000 đồng.
- HS làm bài.
- GV thu bài về nhà .
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã học.
Tiết 2:
Luyện từ và câu: ôn tập giữa học kì i( tiết 3)
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn các bài tập đọc là văn miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc học thuộc lòng.
- Tranh minh hoạ nội dung các bài tập đọc 
 học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học.
ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
 a)Giới thiệu bài
 b). Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Cách kiểm tra như tiết 1.
* Bài 2( 96): GV ghi lên bảng tên các bài tập 
đọc.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Một 
chuyên gia máy xúc – Kì diệu rừng 
xanh - Đất Cà Mau. - HS ghi lại chi tiết mình 
 thích ở các bài và giải thích vì
 sao mình thích
 - Từng HS nêu các chi tíêt mình thích.
- Cả lớp nhận xét khen những HS tìm được
 những chi tiết hay.
4. Củng cố:
- Thế nào là văn miêu tả?
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Về đọc và tìm hiểu lại các bài tập đọc đã học.
Tiết 3:
Kể chuyện: ôn tập giữa học kì i ( tiết 4)
I/ Mục tiêu:
Hệ thống hoá vốn từ ngữ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
II/Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ bài 1, 2( 96).
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: Không kiểm tra.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1( 96): HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm 6( TG 5’).
Các nhóm làm bài vào nháp + 1 nhóm làm bảng phụ.
Đại diện nhóm dán bài, lớp nhận xét, bổ xung.
Việt Nam- Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, 
Nông dân,...
hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước,...
bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, đồi núi, ruộng đồng, nương rẫy,...
Động từ, tính từ
bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục , vẻ vang, ...
hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan,...
bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp,...
Thành ngữ, Tục ngữ 
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn,...
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật,...
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay,...
 - Em hiểu thế nào là quê cha đất tổ?
* Bài 2( 97): HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
HS thảo luận cặp, làm VBT+ 1 nhóm làm bảng phụ.
Đại diện nhóm dán bài, lớp nhận xét, bổ xung.
GV kết luận.
Bảo vệ
 Bình yên
đoàn kết
 Bạn bè 
 Mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn, gìn giữ
bình yên, yên bình, thanh bình, yên ổn,...
kết đoàn, liên kết,
bạn hữu, bạn bè, bầu bạn,...
 bao la, bát ngát, mênh mông,...
Từ trái nghĩa
phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ,...
bất ổn, náo động, náo loạn,...
chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột,...
kẻ thù, kẻ địch.
chật chội , chật hẹp, hạn hẹp,...
Cho HS giải nghĩa một số từ.
4. Củng cố:
Nêu các chủ điểm đã học từ đầu năm học đến nay.
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị ôn tập tiết 5.
 Tiết 4:
Khoa học ... con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS.
II - Đồ dùng dạy học.
- Các sơ đồ trong sgk.
- Giấy khổ to, bút dạ dủ cho các nhóm. 
III- Các hoạt động dạy học.
ổn định:
Bài cũ: Em có thể làm gì để thực hiện tốt an toàn giao thông?
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập
*Hoạt động 1: Ôn tập về con người
 - HS tự làm bài vào nháp 
- HS làm theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42
- HS chữa bài
Câu1: HS vẽ sơ đồ vào nháp + 2 HS vẽ bảng phụ.
HS gắn bài, lớp nhận xét , đánh giá.
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời của 
mỗi người?
Câu2: là tuổi mà cơ thể coa nhiều biến đổi về thể chất tinh thần tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu3: mang thai cho con bú.
4. Củng cố:
Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở con trai và con gái?
Nêu sự hình thành một cơ thể người?
Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Ôn bài , chuẩn bị tiết 21 ôn tập tiếp.
Tiết 4:
Kĩ thuật( tiết 10): bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I/ Mục tiêu:
HS cần phải:
+ Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
+ Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Tranh ảnh và 1 số kiểu bày món ăn trong gia đình ở nông thôn và thành phố.
Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: Em hãy nêu các bước luộc rau
Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn trước bữa ăn
1) Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
HS quan sát hình a,b, đọc nội dung mục 1a
+ Em hãy nêu mục đích của món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
+ Hãy nêu cách sắp xếp các món ăn , dụng cụ ăn uống trước bữa ăn của gia đình em
( 3-5 HS nêu).
+ GV cho HS quan sát tranh ảnh về cách sắp xếp các món ăn và dụng cụ ăn uống trong gia đình ở nông thôn và thành phố
Quan sát hình a,b, đọc mục 1b.
+ Nêu YC của bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, VS. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống. 
+ Em hãy nêu công việc cần thực hiện khi bày món ăn và DC ăn uống trước bữa ăn
( HS thảo luận cặp- TG 3’)
+ Các cặp nêu ý kiến: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo , sạch sẽ.
+ HS nhận xét bổ xung.
+ GV kết luận.
Gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào? 3-4 HS nối tiếp nêu. GV nhận xét.
Bày món ăn và dụng cụ ăn uóng trước bữa ăn nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
2) Thu don sau bữa ăn
Mục đích của thu dọn sau bữa ăn là gì?
Em hãy so sánh mục đích dọn bữa ăn trong bài với gia đình em.( 3-4 HS nêu)
Em hãy nêu cách tiến hành dọn sau bữa ăn( 3- 4 HS nêu). 
Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách dọn sau bữa ăn nêu trong bài học ( 3-4 HS nêu).
Tại sao phải dọn sau bữa ăn ngay?
Gv nhận xét.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
Trước khi ăn cơm cần làm gì?
Tại sao cần thu dọn ngay sau khi ăn cơm?
4. Củng cố:
HS đọc ghi nhớ SGK.
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: áp dụng bài học vào cuộc sống, chuẩn bị tiết 11 Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
Tiết 1:
Toán( tiết 50): tổng nhiều số thập phân
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
+ Biết tín tổng nhiều số thập phân.
+ Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy – học: 
Bảng phụ cho HS làm bài tập, Bảng phụ chép nội dung bài 2( 52)
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: HS lên bảng, lớp làm nháp 45,08 + 23,47= 68,55
Nêu cách cộng hai số thập phân
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS cộng tổng của nhiều số thập phân.
* Ví dụ: GV nêu ví dụ SGK.
HS nêu phép tính giải bài toán : 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l)
HS thực hiện phép tính và nêu cách làm.
 27,5
 +36,75
 14,5
 78,75 Vậy: 27,5 + 36,75 + 14,5 + 78,75( l)
Muốn cộng tổng nhiều số thập phân ta làm thế nào?( 3 HS nêu). HS tự lấy VD
* Bài toán: GV nêu bài toán SGK và gắn đầu bài lên bảng
HS làm bài nháp + bảng phụ.
HS gắn bài, lớp nhận xét.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
Đáp số: 24,95 dm
Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
* Luyện tập
Bài 1( 51): HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
Mỗi dãy làm 1 cột ra nháp, 2 HS làm bảng phụ.
HS gắn bài, lớp nhận xét đánh giá.
a. 28,87 ; b. 76,76 ; c. 60,14 ; d. 1,64.
Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2( 52): HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
HS thảo luận cặp và làm SGK, 1 cặp làm bảng phụ
HS gắn bài, lớp nhận xét.
 10,5 ; 5,86.
Dựa vào bài tập 2 em thấy phép cộng các số thập phân có tính chất gì?
 ( a + b) + c = a + ( b + c)
Bài 3( 52) : HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
HS làm vở + bảng
Kết quả:
.a, 19,89; b, 48,6; c, 19; d, 11.
HS nhận xét và giải thích cách làm.
4. Củng cố:
Muốn cộng tổng nhiều số thập phân ta làm thế nào?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Xem lại bài đã làm, chuẩn bị tiết 51 ( 52).
Tiết 2:
Tập làm văn: kiểm tra ( tiết 8)
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra việc nắm kiến thức về tập làm văn với hiểu bài tả cảnh
Rèn kĩ năng viết văn.
Giáo dục lòng ham học, yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Ôn lại bài văn tả cảnh. Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy kiểm tra của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV ghi đề bài lên bảng
* Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm.
HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
Xác định yêu cầu đề bài.
HS làm bài ( 35’).
GV thu bài về nhà.
4. Củng cố:
Thế nào là văn tả cảnh?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3:
Địa lí tiết 10): nông nghiệp
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Nêu được vùng phân bố một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
- Nêu được vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp.
- Nêu được đặc điểm của cây trồng của nước ta.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Lược đồ nông nghiệp Việt Nam, các hình minh hoạ SGK, PBT.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có dân cư đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Nội dung bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp( TG 4')
1) Ngành trồng trọt
- GV treo lược đồ nông nghiệp VN nêu câu hỏi.
+ Nhìn vào lược đồ em thấy kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+ Kể tên một số cây trồng ở nước ta.
+ Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
+ Cây lúa được trồng chủ yếu ở đâu?
+Em biết gì về tình hình xuất khấu lúa gạo của nước ta? 
* GV: Nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu nhiều gạo nhất trên thế giới, thường xuyên đứng thớ 2 sau Thái Lan
( năm 2005)
+ Vì sao nước ta trồng nhiều lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới?
+ Cây công nghiệp lâu năm( chè, cà phê, cao su,... được trồng chủ yếu ở đâu?
+ Em biết gì về giá trị của những loại công nghiệp lâu năm này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
+ Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt sản xuất nông nghiệp?
- GVKL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh .
* Hoạt động 2: Thảo luận cặp( TG 5')
2) Ngành chăn nuôi
- Các cặp đọc SGK và sự hiểu biết của mình thảo luận:
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta.
+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
- Một số cặp trả lời, các cặp khác nhận xét bổ xung, GVKL.
3) Ghi nhớ:
- GV nêu câu hỏi HS nêu ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố:
- Phiếu bài tập
- Bài 1 VBT ( Tr 13)
- HS đọc YC, lớp làm VBT, 1 HS làm phiếu to.
- Nhận xét, đánh giá.
- ý đúng: a) Chăn nuôi, trồng trọt
 b) Lúa gạo
 c) Đồng bằng
5. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài 11 Tr 89.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Kí hiệu cây trồng có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.
- lúa , gạo, cà phê, cây ăn quả, cao su,..
- lúa gạo
- Cây lúa được trồng chủ yếu ở Đ bằng
-- HS nói theo ý hiểu của mình.
- HS nghe.
- vì: có các đồng bằng lớn( Bắc Bộ và Nam Bộ), đát phù sa màu mỡ, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, có nguồn nước dồi dào.
- Vùng núi và cao nguyên.
- Đây là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao: cà phê, cao su , chè của VN đã nổi tiếng trên thế giới.
- Ngành trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- HS nghe
- HS đọc , thảo luận.
- trâu, bò, gà, vịt, lợn,...
- Được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng.
- Thức ăn chăn nuôi đảm bảo, nhu cầu của người dân về thịt, trứng, sữa,... ngày càng cao, công tác phòng dịch được chú ý ngành chăn nuôi được phát triển bền vững
- Một số cặp báo cáo, nhận xét.
- HS nêu.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc YC, làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Tiết 4:
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
GV cho các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
+ Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Trang phụ gọn gàng, đẹp.
+ Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
+ Trên đây là một số nhận xét của cô , em nào có ý kiến gì?( HS phát biểu).
III/ Phương hướng tuần 11:
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc áo trắng, quần sẫm màu, mũ ca lô vào thứ hai.
Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Lớp nhất trí cho biểu quyết.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tron bo.doc