Giáo án Khối 5 Tuần 9

Giáo án Khối 5 Tuần 9

Tiết 2:

Toán ( Tiết 41): LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

* Giúp HS:

- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

II/ Đồ dùng dạy - học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: HS chữa bài 4 ( Tr 44)

3. Bài mới :

a) Giới thiệu bài :Trong tiết học toán này các em cùng luyện tập về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân qua tiết 41.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007
Tiết 1:
Chào cờ
Tiết 2:
Toán ( Tiết 41): Luyện tập
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Bài cũ: HS chữa bài 4 ( Tr 44)
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :Trong tiết học toán này các em cùng luyện tập về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân qua tiết 41...
b) Nội dung bài:
* Bài 1( Tr 45):- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm nháp, 3 HS làm bảng phụ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét ,đánh giá.
**a) 35m 23 cm = 35,25 m; **b) 51 dm 3 cm = 51,3 dm; 
**c) 14m 7 cm = 14,07 m.
- HS nêu lại cách làm.
* Bài 2( Tr 45):- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu mẫu.
- HS làm nháp + 2 HS làm bảng phụ.
234 cm = 2,34 m; 506 cm = 5,06 m; 34 dm = 3,4 m.
- HS gắn bài, lớp nhận xét.
- Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với mấy số trong số đo độ dài?( ... 1 số).
* Bài 3 ( Tr 45):- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ.
**a) 3 km 245 m = 3,245 km **c) 307 m = 0, 307 km.
**b) 5 km 34 m = 5,034 km
- HS gắn bài, lớp và Gv nhận xét, đánh giá.
- Hỏi củng cố lại cách đổi.
* Bài 4( Tr 45):- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp sau đó làm vở + 1 cặp làm bảng phụ.
- HS thảo luận( TG 4')
**a) 12,44 m = 12 m 44 cm **b) 7,4 dm = 7 dm 4 cm
**c) 3,45 km = 3450 m **d) 34,3 km = 34300 m.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- Nêu cách làm.
4. Củng cố:
- Nêu lại các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết 42 Tr 45,46.
Tiết 3:
Tập đọc( tiết 17): cái gì quý nhất
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng: lúa gạo, có lí, sôi nổi, lấy lại.
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi giữa các dấu câu...
Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.
Hiểu từ ngữ cuối bài.
Nội dung: Hiểu nội dung tranh luận: Cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ câu dài.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mình yêu thích bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi nội dung.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Quan sát tranh- giới thiệu bài
Luyện đọc:
Gv nói cách chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến được không?
+ Đoạn 2: Tiếp đến thầy giáo phân giải.
+ Đoạn 3: Còn lại.
3 HS đọc nối tiếp đoạn, lớp đọc thầm( từ khó)
3 HS đọc nối tiếp lần 2( từ ngữ)
Luyện đọc cặp( TG 3’)
1 cặp đọc bài, lớp nhận xét đánh giá.
1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
GV đọc bài, HS nghe.
Tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài, thảo luận cặp các câu hỏi cuối bài( TG 5’)
Gọi 1 HS đọc câu hỏi, HS khác trả lời, lớp nhận xét bổ xung.
+ Câu 1( Đoạn 1): Theo Hùng, Quý, Nam các gì quý nhất trên đời?
 (Hùng cho rằng gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng bạc quý nhất. Nam cho rằng thì giờ quý nhất).
+ Câu 2( Đoạn 2): Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? (Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn. Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. Nam cho rằng thì giờ quý nhất vì người ta thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc).
+ Câu 3( Đoạn 3): Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý?(Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cùng trôi qua một cách vô vị).
- GV: Thầy giáo đã giảng giải cho các bạn hiểu ra . Đầu tiên thầy khẳng định lí lẽ và dẫ chứng ba bạn đưa ra đều đúng : Lúa gạo, vàng bạc , thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất. Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cùng trôi qua vô vị . Nên người lao động là quý nhất.
+ Câu 4: Chọn tên khác cho bài văn và và nêu lí do vì sao em chọn tên đó? HS nối tiếp nêu: Cuộc tranh luận thú vị, vì đây là cuộc tranh luận của 3 bạn về vấn đề nhiều HS tranh cãi; Ai vô lí, vì bài văn đưa ra 1 lí lẽ đúng nhất là: Người lao động là quý nhất; Người lao động là quý nhất, vì đây là kết luậncó sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận.
+ HS đọc lướt bài nêu nội dung: Người lao động là quý nhất.
+ Liên hệ.
Luyện đọc diễn cảm
Luỵên đọc theo vai( 5 HS: Người dẫn chuyện, Nam, Hùng, Quý, thầy giáo) Lớp theo dõi tìm giọng đọc.
Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV treo bảng phụ đoạn luyện đọc. GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo nhóm 4.
+ Thi đọc diễm cảm, lớp nhận xét đánh giá. GV ghi điểm.
Củng cố:
Bài văn nói lên điều gì?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Đọc bài, chuẩn bị giờ sau ôn tập.
Tiết 4: 
Chính tả( Nhớ viết)
Tiết 9: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông đà
I/ Mục tiêu:
Nhớ viết chính xác, đẹp bài thơ.
Ôn lại cách viết các từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ bài 2( 86)
III/ Các hoạt động dạy – học:
ổn định:
Bài cũ: HS viết từ : cổ truyền, tuyết rơi; Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh của tiếng truyền, tuyết?
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn viết chính tả
2 HS đọc thuộc lòng bài viết, lớp đọc thầm.
Bài thơ cho em biết điều gì?( Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những con người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó , hoà quện giữa con người với thiên nhiên).
Hướng dẫn viết đúng: ba- la- lai- ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng
Nêu cách trình bày bài thơ.
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ như thế nào?Trình bày bài thơ như thế nào? Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?
+ HS viết bài( TG 13’)
+ HS soát lỗi
+ GV chấm chữa bài.
Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2( 86): HS đọc yêu cầu và nội dung, lớp đọc thầm.
HS thảo luận nhóm6, các nhóm làm VBT+ 1 nhóm làm bảng phụ.
HS gắn bài, lớp và GV nhận xét, đánh giá.
 la- na
lẻ- nẻ
lo – no
lở- nở
la hét- nết na
con la- quả na
lê la- nu na nu nống
la bàn- na mở mắt
lẻ noi- nứt nẻ
tiền lẻ- nẻ mặt
đơn lẻ- nẻ toác
lo lắng- ăn no
lo nghĩ- no nê
lo sợ- ngủ no mắt
đất lở- bột nở
lở loét- nở hoa
lở mồm long móng- nở mặt nở mày
*Bài 3( 87): HS đọc yêu cầu và mẫu, lớp đọc thầm.
Cho lớp thi tiếp sức( 2 đội)
Mỗi HS chỉ được viết 1 từ, khi viết xong về chỗ em khác mới lên. Nhóm nào tìm được nhiều từ trong thời gian 3’ nhóm đó thắng cuộc.
Các nhóm thi, cử trọng tài, trọng tài nhận xét, đánh giá.
GV kết luận nhóm thắng cuộc.
+ l: la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, làm 
lụng, lanh lảnh, lanh lợi, lanh lẹ, lành lạnh, lảnh lót, lạnh lẽo,...
+ ng: lang thang, làng nhàng, loáng thoáng, loạng choạng, bắng nhắng, vang vang, lông bông, sang sáng, bùng nhùng, chang chang,...
1 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm.
 4.Củng cố:
Nêu nội dung bài, GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về viết lại lỗi viết sai, chuẩn bị tiết sau ôn tập.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2007
Tiết 1:
Toán ( Tiết 42) :
viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy -học:
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống 1 số ô bên trong.
III/ Các hoạt động dạy -học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: Nêu thứ tự các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này cô trò chúng ta cùng ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng và học viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân qua tiết 42... GV và HS ghi đầu bài.
b) Nội dung bài:
* Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
- HS kể lại các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé.
- GV treo bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn co 1 số ô trống.
- Gv mời 1 HS lên bảng điền các ô trống còn lại, lớp quan sát, nhận xét.
+ Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề( Mỗi đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 10 lần). HS lấy ví dụ: 2tấn = 20 tạ; 1 kg = 10 hg = yến,...
+ Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng( HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa tấn với kg, giữa tạ với kg: 1 tấn = 10 tạ; 1 tạ = tấn = 0,1 tấn; 1 tấn = 1000 kg; 1kg = tấn = 0,001 tấn; 1 tạ = 100 kg ; 1 kg = tạ = 0,01 tạ.
* Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
+ Ví dụ: GV viết ví dụ lên bảng yêu cầu HS thảo luận cặp làm bài.
- HS thảo luận ( TG 3').
- 1 cặp làm bảng, lớp nhận xét đánh giá.
- 1 HS nêu cách làm ( 5 tấn 132 kg = 5,132 tấn).
* Thực hành
* Bài 1( Tr 45):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm nháp + 1 HS làm bảng phụ.
**a) 4 tấn 562 kg = 4,562 tấn **b) 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn
**c) 12 tấn 6 kg = 12, 006 tấn **d) 500 kg = 0,5 tấn.
- HS gân bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- 1HS nêu lại cách làm.
* Bài 2 ( TR 46):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp( Tg 5').
- Các cặp làm nháp, 1 cặp làm bảng phụ.
**a) 2 kg 50 g = 2,05 kg 45 kg 23 g = 45,023 kg
10 kg 3 g = 10,003 kg 500 g = 0,5 kg.
**b) 2 tạ 50 kg = 2,5 tạ 3 tạ 3 kg = 3,03 tạ
34 kg = 0,34 tạ 450 kg = 4,5 tạ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét nêu cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 3( Tr 46):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh và tìm hiểu lại đầu bài.
- Lớp làm bài vào vở + 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Lượng thịt cần nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là:
9 x 6 = 54 ( kg)
Lượng thịt cần nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày là:
54 x 30 = 1620 ( kg)
1620 kg = 1,62 tấn
 Đáp số: 1,63 tấn.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Nêu cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị tiết 43 Tr 46,47.
Tiết 2:
Luyện từ và câu( tiết 17):
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên: biết 1 số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết 1 đoạn văn tả 1 cảnh đẹp thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ để HS làm bài tập.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: HS làm bài tập 3 tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1( 87): HS đọc yêu cầu và nội dung, lớp đọc thầm.
3 HS đọc nối tiếp bài, lớp đọc thầm.
GV sửa sai cho HS.
*Bài 2(88): HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
HS th ...  trêu ghẹo?
-Làm việc cả lớp	- Từng nhóm trình bày cách 
 ứng xử, góp ý. 
- Trường hợp bị xâm phạm chúng ta cần	- Tìm cách tránh xa-Nhìn thẳng 
 phải làm gì?	 vào mặt kẻ đó và hét 
 to một cách kiên quyết.
HĐ3: Vẽ bàn tay tin cậy.
Bước1: GV hướng dẫn
- Mỗi HS vẽ bàn tay của mình với các 
 ngón xoè ra trên tờ giấy.
Bước2: Làm việc theo cặp	- HS làm việc theo cặp, trao đổi hình vẽ
 “Bàn tay tin cậy” của mình.
- Chia sẻ tâm sự với ai khi bị xâm hại?	- Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô 
 giáo, chị phụ trách Đội,
 cô, chú, bác,
+ Kết luận: (sgk)	- Vài HS đọc mục bạn cần biết.
Củng cố :
Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- HS về học thuộc mục bạn cần biết sgk. Chuẩn bị tiết 19.
Tiết 4: 
Kĩ thuật( tiết 9): luộc rau
I/ Mục tiêu:
HS cần phải:
Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Các loại rau còn tươi, non, nước sạch.
Nồi soong cỡ vừa, đĩa, bếp ga du lịch.
Hai các rổ, chậu nhựa, đũa nấu.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
Nêu các công việc chuẩn bị khi luộc rau.
HS quan sát hình 1 SGK, nêu các nguyên liệu và dụng cụ cần để luộc rau.
Nhắc lại cách sơ chế rau.
Quan sát hình 2 SGK và đọc mục 1b. Nêu cách sơ lược trước khi luộc rau, trong đó có các loại rau đã chuẩn bị.
HS lên thực hịên các thao tác sơ chế rau( 2-3 HS).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau
HS đọc mục 2 kết hợp quan sát tranh hình 3 SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình . Thảo luận nhóm 6( Tg 5’)
Nêu cách luộc rau( 2-3 HS nêu).
GV nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau.
Các nhóm thực hành( Tg 10’).
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
Các nhóm trưng bày sản phẩm.
Cử 3 HS cùng GV làm giảm khảo đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Công bố kết quả .
4. Củng cố:
Nêu các bước luộc rau.
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: áp dụng bài học vào cuộc sống, chuẩn bị giờ sau: Rán đậu phụ.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2007
Tiết 1:
Toán ( Tiết 45): Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2.Bài cũ: Nêu tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng , diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung bài:
* Bài 1( Tr 48);
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm nháp + 2 HS làm bảng phụ.
**a) 3,6 m ;b) 0,4 m ; c) 34,05 m ; d) 3,45 m.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 2( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu cách làm.
- HS làm nháp + 1 HS làm bảng phụ.
Đơn vị là tấn
Đơn vị là kg
3,2 tấn
0,502 tấn
2,5 tấn
0,021 tấn
3200 kg
502 kg
2500 kg
21 kg
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ.
**a) 42,4 dm ; b) 56,9 cm ;c) 26,02 m.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Hs làm vở + 1 HS làm bảng phụ.
** a) 3,005 kg ; b) 0,03 kg ; c) 1,103 kg.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 5( Tr 48):
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận cặp( Tg 3').
- HS nêu ý kiến.
** a) 1,800 kg ( hay 1,8 kg)
** b) 1800 g.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- Nêu cách viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiết 46 Tr 48,49.
Tiết 2:
Tập làm văn( tiết 18): luyện tập thuyết trình, tranh luận
I/ Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình,tranh luận.
II/ Đồ dùng dạy học.
Phiếu khổ to cho bài tập1, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học.
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.	 - 1 HS nêu lại bài tập 3 (tiết 17.
3. Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ HD luyện tập
a. Bài 1( 93): Gọi 5 HS phân vai truyện.	- 5 HS phân vai: Người dẫn 
 chuyện: Đất ,Nước, Không Khí,
 ánh Sáng 
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về - Tranh luận về vấn đề: Cái gì 
 vấn đề gì? cần cân đối.
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?	- Ai cũng tự cho mình là cần 
 nhất đối với cây xanh.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai 4 nhân vật	- 1 nhóm lên đóng vai và tranh 
 luận trước lớp.
 (Đất, Nước, Không khi, ánh sáng) 	- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ 
 xung.
- Nhận xét kết luận: Cây xanh cần cả đất,
 nước, không khi và ánh sáng để bảo tồn
 sự sống.
b.Bài2( 94): 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT	 - 1 HS đọc cả lớp nghe.
+ Bài yêu cầu thuýết trình hay tranh luận?	- Bài tập yêu cầu thuyết trình.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.	- HS tự làm bài.
+ Gọi vài HS phát biểu ý kiến	+ Vài HS phát biểu ý kiến.
+ Giáo viên nhận xét kết luận .
4. Củng cố :
- Thế nào là thuyết trình?
Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
Về luyện các bài tập đọc học thuộc lòng chuẩn bị kiểm tra.Tiết 3:
Tiết 3:
Địa lí ( tiết 9): các dân tộc, sự phân bố dân cư
I/ Mục tiêu:
- Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh SGK, Lược đồ SGK, bản đồ.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: Em có nhận xét gì về dân số nước ta?
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp ( TG 5')
	1) Các dân tộc
- Các em đọc SGK, quan sát tranh ảnh SGK và sự hiểu biết của mình, thảo luận cặp các câu hỏi:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? ( Nước ta có 54 dân tộc).
+ Dân tộc nào đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu?( Dân tộc Kinh( Việt) có số dân đông nhất sống tập trung ở vùng đồng bằng, các vùng ven biển).
+ Dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?( Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên).
+ Kể tên 1 số dân tộc ít người?( Các dân tộc ít người sống ở phía Bắc là: Dao, Mông , Thái, Mường, Tày,...Vùng núi Trường Sơn: Bru, Vân Kiều, Pa cô,Chứt...
Tây Nguyên: Gia- rai, Ê - đê, Ba -na,Xơ- đăng,Tà- ôi,...).
+ Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?( Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà).
- HS trình bày kết quả thảo luận, lớp và GV nhận xét bổ xung.
- GVKL: Nước ta có 54 dân tộc...
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp ( TG 4')
	2) Mật độ dân số
- Quan sát bảng số liệu Tr 85:
+ Bảng số liệu cho biết gì?( Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một số nước Châu á)
+ Dựa vào bảng số liệu, đọc SGK cho biết: Mật độ dân số là gì?
. Là tổng số dân ở một thời điểm của 1 vùng, hay 1 quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của 1 vùng hay của 1 quốc gia.
+ Em có nhận xét gì về mật độ dân số nước ta so với một số nước trong lược đồ?
.Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới,lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam - pu- chia, lớn hơn 10 lần mạt độ dân số của Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số của Việt Nam?
. Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
- HS trả lời từng câu hỏi.
- GVKL: Nước ta có mật độ dân số là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4( TG 5')
3) Phân bố dân cư
- HS quan sát lược đồ( TR 86), thảo luận:
+ Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
. Lược đồ dân số Việt Nam.Lược đồ cho thấy sự phân bố dân cư của nước ta.
+ Chỉ lược đồ và nêu:
** Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/ km2( Chỉ và nêu: là Hà Nội , Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển).
** Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2( Chỉ và nêu: Một số nơi ở vùng đông bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung).
** Các vùng có mật độ dân sốtừ 100 đến 500 ngươi/ km2?( Chỉ và nêu: vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ, ĐBVB miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung).
** Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2? ( Chỉ và nêu: vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/ km2)
- Đại diện nhóm báo cáo và chỉ lược đồ, lớp và GV nhận xét bổ xung.
+Vậy dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào có dân cư thưa thớt?
. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi và nông thôn.
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì?( Tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới.)
- GVKL.
4) Ghi nhớ:
- Nhận xét về số lượng dân tộc nước ta? Dân cư nước ta có đặc điểm gì? 
Sự phân bố dân cư ra sao?
- HS nêu và đọc ghi nhớ.
4. Củng cố:
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có dân cư đông nhất?
- Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài 10 Tr 87.
Tiết 4:
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
GV cho các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
+ Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Trang phụ gọn gàng, đẹp.
+ Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
+ Trên đây là một số nhận xét của cô .
III/ Phương hướng tuần 10:
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc áo trắng, quần sẫm màu, mũ ca lô vào thứ hai.
Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Lớp nhất trí cho biểu quyết.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 day du theo chuan kien thuc(1).doc