ĐẠO ĐỨC
TIẾT 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS hiểu:
1.Kiến thức:
- Thế nào là lịch sự với mọi người.
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
2.Kĩ năng:
- Biết cư xử lịch sự với mọi người.
3. Thái độ:
- Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 21 I/ MỤC TIÊU: Đánh giá tình hình học tập trong tuần 21 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 22. Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới. II/ NỘI DUNG 1/ Điểm lại tình hình tuần 21 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần * GV nhận xét chung Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi. Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ. Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. Tham gia tốt phong trào “ cây mùa xuân vì bạn” ủng hộ bạn nghèo ăn Tết. Chấp hành tốt an toàn giao thông. * Một số tồn tại: Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập : Hằng, Dét, Trang, Dũng. Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, Dương, T.Thanh. Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ : Dét; Trang; Tý. *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau 2/ Kế hoạch tuần 22 Tiếp tục ổn định nề nếp hát đầu giờ, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ. Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ Phát động phong trào thi đua giữa các tổ,tăng cường ôn tập, kiểm tra bảng nhân, chia Tăng cường phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá giỏi để nâng dần trình độ. Giáo dục các em đoàn kết giúp nhau trong học tập, xây dựng đôi bạn học tập. Nhắc nhở HS vui Tết tiết kiệm, an toàn, không chơi những trò chơi nguy hiểm Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên sân trường. Nhắc HS đi học phải có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở trình bày sạch đẹp đúng quy định Nhắc nhở HS tích cực học tập nhất là các môn học bài. Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm. Soạn xong tuần 21 Khối trưởng kí duyệt: Ngày30/01/ 2008 Ngày / / 2008 Đặng Thị Hồng Anh Hà Thị Sĩ ĐẠO ĐỨC TIẾT 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS hiểu: 1.Kiến thức: Thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người. 2.Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với mọi người. 3. Thái độ: Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. II.CHUẨN BỊ: SGK, mỗi HS ba tấm bìa : xanh, đỏ, trắng. Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 7’ 8’ 8’ 2’ Khởi động: Bài cũ: Kính trọng, biết ơn người lao động Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Làm việc cả lớp Truyện : Câu chuyện ở tiệm may. GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2 + Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện trên? + Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao? GV kết luận: Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may Hà nên biết tôn trọng người khác & cư xử cho lịch sự. Biết cư xử lịch sự sẽ có lợi gì? Gọi HS nêu ghi nhớ bài SGK Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1) GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận GV nhận xét kết luận: Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 3) GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm GV nhận xét kết luận: 4. Củng cố - Dặn dò: GV mời HS đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè & mọi người. Hát HS nêu HS nhận xét Các nhóm đọc truyện thảo luận - Đại diện HS trả lời - Cả lớp nhận xét, bổ sung + Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà thì ngược lại. + HS nêu – HS khác nhận xét + Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến. 3HS đọc ghi nhớ bài. Các nhóm HS thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng. + Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) là sai. Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Phép lịch sự giao tiếp thể hiện ở: Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy. Biết lắng nghe khi người khác đang nói. Chào hỏi khi gặp gỡ. Xin lỗi khi làm phiền người khác. Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác. Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói. HS đọc để ghi nhớ. 2HS đọc ghi nhớ bài. HS nhận xét tiết học THỂ DỤC TIẾT 41: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI : “LĂN BÓNG BẰNG TAY ” I. MỤC TIÊU : -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . - Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. -Học trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”. - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: - Chuẩn bị còi, 2 – 4 quả bóng, hai em một dây nhảy và sân chơi cho trò chơi như bài 40. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: PHẦN VÀ NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: HS đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. +Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập +Khởi động các khớp cổ chân,cổtay,gối,hông, vai. +Đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. 2. Phần cơ bản: a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân -GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. -GV nhắc lại cách và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để HS nắm được. +Cách so dây: Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái giẫm lên dây (dây đặt sát mặt đất), co kéo dây cho vừa, độ dài của dây từ mặt đất lên tới ngang vai là thích hợp. +Cách quay dây: Dùng cổ tay quay dây, đưa dây từ phía sau lên cao ra trước xuống dưới, dây gần đến chân thì chụm hai chân bật nhảy lên cho dây qua và cứ như vậy bật nhảy qua dây một cách nhịp nhàng theo nhịp quay của dây, không để dây vướng vào chân. -GV chỉ huy cho một tổ tập làm mẫu lại. -Cán sự điều khiển luân phiên cho các tổ thay nhau tập, GV thường xuyên hướng dẫn, sữa chữa động tác sai cho HS. Đồng thời động viên những em nhảy đúng và được nhiều lần. -GV chỉ định một số em nhảy đúng ra làm động tác để tất cả HS cùng quan sát và nhận xét. -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trương điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng. b) Trò chơi: “ Lăn bóng bằng tay ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV cho từng tổ thực hiện trò chơi, sau đó GV nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng. -GV phổ biến lại quy tắc chơi giúp HS nắm vững luật chơi. Cách chơi: -Khi có lệnh em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và lại tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số một. Cứ như vậy đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. Những trường hợp phạm quy +Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy. +Không vòng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát. +Em lăn bóng trước chưa về đến vạch xuất phát , em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh. +Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay của HS khoảng 2 – 3m (trường hợp này, các em vẫn tiếp tục được chơi nhưng phải dưng được bóng trong khu vực chơi). -GV tổ chức cho hS chơi chính thức. -Sau vài lần chơi GV tổ chức cho HS chơi theo quy định lăn bóng bằng một hoặc hai tay tuỳ theo những lần chơi khác nhau. Tổ nào thắng thì được khen , tổ nào thua thì bị phạt (Các tổ có số lượng HS bằng nhau dể thi thua xem tổ nào khéo léo hơn). 3. Phần kết thúc: -Đi theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -GVø giao bài tập về nhà ôn động tác đi đều. -GV hô giải tán. 6 – 10’ 1 – 2’ 1 - 2’ 1 -2’ 1 -2’ 1 - 2’ 18 – 22’ 12– 13’ 5 – 7’ 4 – 6’ 1 - 2’ 1 – 2’ 1 -2’ -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. GV -HS vẫn duy trì theo đội hình 4 hàng ngang. * HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần rồi mới nhảy có dây. * Hình 52 trang 109. = === = 5GV === = === = === = === -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. -Chia HS trong lớp thành 4 đội, có số lượng người bằng nhau, mỗi đội tập hợp thành 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hướng với 1 cờ đích. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. -HS hô “khỏe”. THỂ DỤC TIẾT 42 :NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI : “LĂN BÓNG BẰNG TAY ” I. MỤC TIÊU : -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. -Học trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm: Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện Phương tiện: - Chuẩn bị còi, 2 – 4 quả bóng, hai em một dây nhảy và sân chơi cho trò chơi như bài 41. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học -Khởi động: Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai. +Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. +Trò chơi: “Có chúng em”. 2. Phần cơ bản: a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trương dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập, GV bao quát lớp, trực tiếp chỉ dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS. VD: Những sai phạm HS thường mắc và cách sửa: +Sai: So dây dài hoặc ngắn quá, quay dây không đều, phối hợp giữa tay quay dây và hai chân bật nhảy không nhịp nhàng làm cho dây vướng chân, động tác chụm hai chân bật nhảy không nhanh gọn hoặc bật nhảy chân trước chân sau. +Cách sửa: Trước khi tập nhảy cho HS tập nhảy không có dây một số lần để làm quen, sau đó cho quay dây chậm để nhảy, tốc độ quay dây nhanh dần và ổn định theo nhịp bật nhảy. Động tác bật nhảy lên nhẹ nhàn, nhanh gọn và có nhịp đệm. -GV chỉ dẫn kịp thời để HS sửa chữa những chỗ sai sót, cho HS thực hiện chưa tốt kỹ thuật động tác làm theo những bạn thực hiện tốt kĩ thuật động tác, GV nhắc các em dùng lời và tiếng vỗ tay để điều khiển nhịp các bạn nhảy. Khi kết thúc động tác nhắc các em thả lỏng tích cực. -GV tổ chức thi nhảy cá nhân xem ai nhảy dây được nhiều lần nhất. Hình thức thi đua : 1) Bằng cách đếm số lần nhảy liên tục. 2) Theo thời gian quy định. GV có sự phân công trong từng đôi thay đổi nhau người tập và người đếm .Kết thúc nội dung xem bạn nào nhảy được nhiều lần nhất b) Trò chơi : “Lăn bóng bằng tay” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi có trình độ tương đương nhau. -Nêu tên trò chơi. -GV nhắc lại ngắn gọn cách chơi giúp HS nắm vững luật chơi. Cách chơi : -Khi có lệnh em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và lại tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số một. Cứ như vậy đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. -GV tổ chức cho HS chơi chính thức. -Khi chơi, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương, tổ nào thua sẽ nắm tay nhau thành vòng tròn vừa nhảy nhẹ nhàng vừa hát câu “Học tập đội bạn ! Chúng ta cùng nhau học tập đội bạn !”. 3. Phần kết thúc: -Đi thường theo nhịp hoặc giậm chân tại chỗ theo nhịp đếm. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -GVø giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. -GV hô giải tán. 6 – 10’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1’ 1 – 2’ 18 – 22’ 12– 14’ 1 -2 lần 5 – 6’ 4 – 6’ 1’ 1’ 1’ -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. -HS vẫn duy trì theo đội hình 4 hàng ngang. * HS đứng tại chỗ , chụm hai chân bật nhảy * Hình 52 trang 109 = === = 5GV === = === = === = === -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. 5GV -Chia HS trong lớp thành 4 đội, có số lượng người bằng nhau, mỗi đội tập hợp thành 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hứơng với 1 cờ đích. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. -HS hô “khoẻ”. : KĨ THUẬT TIẾT 21 : ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA. A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức – Kĩ năng: - HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây ra hoa . 2. Thái độ: -HS có ý thức chăm sóc cây ra hoa đúng kỹ thuật B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : -Hình ảnh trong SGK phóng lớn. - Hoặc 1 số hình ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa . Học sinh : -SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 10’ 15’ 5’ 1’ Khởi động: .Bài cũ: Vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa. Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: -Cần có những dụng cụ nào khi tồng trọt? Sử dụng chúng như thế nào? GV nhận xét – tuyên dương Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Bài “Điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa” 2.Phát triển: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa -Hướng dẫn HS đọc SGK và nêu các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau và hoa. Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây và hoa -Đặt câu hỏi để HS tìm hiểu từng điều kiện Nhiệt độ + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? Nó có vai trò như thế nào đối với cây rau, hoa? Nước + Cây rau, hoa lấy nước từ đâu? + Nước có vai trò như thế nào đối với cây rau, hoa? + Thiếu hoặc thừa nước rau, hoa sẽ như thế nào? Aùnh sáng + Cây nhận ánh sáng từ đâu? Aùnh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau hoa? Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ như thế nào? + Muốn có đủ ánh sáng cho cây cần làm gì? Chất dinh dưỡng: + Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là gì? Làm thế nào cung cấp chất dinh dưỡng cho cây? + Nếu thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng cây rau, hoa sẽ như thế nào? Không khí : + Cây lấy không khí từ đâu? Cây cần không khí để làm gì? Nếu thiếu không khí cây sẽ như thế nào? + Cần làm gì để đảm bảo có đủ không khí cho cây? GV nhận xét kết luận – GDTT Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 4 .Củng cố: - Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa? -Gọi HS đọc nội dung bằng ghi nhớ. - Nhận xét tiết học 5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau: Hát 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: HS cả lớp theo dõi nhận xét HS chú ý nghe. + Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí. - HS Nêu vai trò và ảnh hưởng của từng điều kiện + . . .từ Mặt Trời. + Mỗi loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Vì vậy cần phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao. + Cây rau, hoa lấy nước từ đất, không khí, nước mưa, + Nước hoà tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển các chất và điều hoà nhiệt độ trong cây. + Thiếu nước rau, hoa sẽ khô héo, chậm lớn . thừa nước cây bị úng, bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu bệnh phá hại, + Cây nhận ánh sáng từ mặt trời. Aùnh sáng giúp cây quang hợp tạo thức ăn nuôi cây. Nếu thiếu ánh sáng cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá nhợt nhạt. + Muốn có đủ ánh sáng cho cây cần trồng rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng, trồng đúng khoảng cách. +Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm, lân, ka-li, . . . Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ta phải bón phân. + Nếu thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng cây rau, hoa sẽ không tốt. Cây lấy không khí từ môi trường và không khí có trong đất. Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp . Nếu thiếu không khí cây sẽ hô hấp và quang hợp kém, dẫn đến phát triển kém, năng suất thấp, lâu ngày cây sẽ chết. + Để đảm bảo có đủ không khí cho cây phải trồng cây ở nơi thoáng, thường xuyên xới, xáo cho đất luôn thoáng khí. 2 HS đọc ghi nhớ SGK HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét. HS đọc ghi nhớ HS nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: