Giáo án Lịch sử + Đạo đức + Chính tả + Địa lí 4 Tuần 7

Giáo án Lịch sử + Đạo đức + Chính tả + Địa lí 4 Tuần 7

LỊCH SỬ

Tiết 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG

DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS biết được vì sao có trận đánh Bạch Đằng.

2.Kĩ năng:

- HS tường thuật lại được diễn biến của trận Bạch Đằng.

- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

3.Thái độ:

- Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

II.CHUẨN BỊ:

- Hình minh họa

- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử + Đạo đức + Chính tả + Địa lí 4 Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
Tiết 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết được vì sao có trận đánh Bạch Đằng.
2.Kĩ năng:
HS tường thuật lại được diễn biến của trận Bạch Đằng.
Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
3.Thái độ:
Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Hình minh họa
Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
Phiếu học tập
Họ và tên: 
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào o sau thông tin đúng về Ngô Quyền
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) o
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. o
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán o
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua o
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
8’
2’
Khởi động: 
Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
GV nhận xét- ghi điểm.
Bài mới: 
GV giới thiệu ghi tựa bài
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu HS đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
GV chốt: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hát
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS làm phiếu học tập
HS xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền.
- HS cả lớp theo dõi bổ sung.
HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại”để cùng thảo luận nhóm
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở tỉnh Quảng Ninh.
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng.
+ Quân Nam Hán đến cửa sông . . . .không tiến,không lùi được. 
+ Kết quả trận đánh :Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. 
HS thuật lại diễn biến của trận đánh
HS đọc đoạn còn lại thảo luận cả lớp.
Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
2HS đọc ghi nhớ cuối bài.
HS nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC
BÀI: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2.Kĩ năng:
HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Thái độ:
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Đồ dùng để chơi đóng vai
Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
4’
8’
4’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
GV nhận xét
Bài mới: 
 GV giới thiệu ghi tựa bài
Hoạt động1: Thảo luận nhóm 
GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc & thảo luận các thông tin trong trang 11
GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
 + Theo em có phải do nghèo mới tiết kiệm không? Họ tiết kiệmđể làm gì?
+ Tiền của do đâu mà có?
 Gọi 2HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài tập 1)
GV yêu cầu HS thống nhất lại cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1
GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình
GV kết luận:
- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân(BT2)
GV gọi HS đọc yêu cầu BT2 
 GV ghi bảng- nhận xét
GV kết luận: (thông qua bảng thảo luận của các nhóm) những việc nên làm & không nên làm để tiết kiệm tiền của.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Củng cố 
Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
Dặn dò: 
Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (bài tập 6)
Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
HS nêu
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
Các nhóm thảo luận- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi nhận xét.
+ Khi đọc thông tin em thấy người Nhật, người Đức rất tiết kiệm. Còn người Việt Nam ta đang thực hành tiết kiệm.
+ Không phải do nghèo mà tiết kiệmlà thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có nhiều vốn để làm giàu.
+ Tiền của do công sức lao động của con người mới có được.
 2HS đọc ghi nhớ SGK
 HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu (như đã quy ước)
HS giải thích
Cả lớp trao đổi, thảo luận
Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm & không nên làm để tiết kiệm tiền của
Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung
+ Các việc nên làm:c, d, b( còn phân vân)
+ Các việc không nên làm:a, e.
HS tự liên hệ bản thân
+ Tiết kiệm tiền là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích không sử dụng thừa thãi. Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn.
 HS đọc yêu cầu BT2 ghi3 việc nên làm & 3 việc không nên làm để tiết kiệm tiền của vào vở nháp.
+ Mỗi HS nêu 1 ý kiến, không trùng lặp ý kiến nhau.
2HS đọc ghi nhớ SGK
HS tự nêu cách tiết kiệm của mình.
HS nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ
Tiết 7: GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 - Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống & Cáo 
2.Kĩ năng:
 - Tìm & viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
3. Thái độ:
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết sẵn nội dung BT2b
Băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: 
 - GV kiểm tra 2 HS làm lại BT3, cả lớp làm bài vào nháp 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu ghi tựa bài
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhớ-viết chính tả 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
GV đọc lại đoạn thơ 1 lần
GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
GV yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ
Yêu cầu HS viết bài vào vở 
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi tiếp sức 
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng:
+ bay lượn – vườn tược – quê hương – đại dương – tương lai – thường xuyên – cường tráng 
+ Nói về mơ ước trở thành phi công của bạn Trung 
Bài tập 3a:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a
GV tổ chức cho HS chơi trò Tìm từ nhanh. Cách chơi:
+ Mỗi HS được phát 2 băng giấy. HS ghi vào mỗi băng giấy 1 từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho. Sau đó từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng (mặt chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật)
+ Khi tất cả đều làm bài xong, các băng giấy được lật lại. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
 - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
- Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập . . . . 
Hát 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp 
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
HS nghe 
 - HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
 - HS nêu cách trình bày bài thơ:
+ Ghi tên bài vào giữa dòng
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô li. Dòng 8 chữ viết sát vào lề lỗi. 
+ Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống & Cáo 
+ Lời nói trực tiếp của Gà Trống & Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT
4 nhóm HS lên bảng thi làm vào phiếu (tiếp sức: mỗi HS trong nhóm chuyền bút dạ cho nhau điền nhanh tiếng tìm được) 
Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh, sau đó nói về nội dung đoạn văn 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS tham gia trò chơi Tìm từ nhanh 
HS thi đua
a.Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp (ý chí)
- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết(trí tuệ)
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 7 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều dân tộc.
HS biết Tây Nguyên là nơi có bản làng với nhà rông; biết một số trang phục 
 & lễ hội của các dân tộc
2.Kĩ năng:
Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên & có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của 
 Tây Nguyên
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
 1’
Khởi động: 
Bài cũ: Tây Nguyên
Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ Việt Nam?
GV nhận xét ghi điểm 
Bài mới: 
GV giới thiệu ghi tựa bài
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu HS đọc mục 1 và trả lời câu hỏi
Quan sát hình 1 & kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi 
Yêu cầu HS đọc mục 2 thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả
 Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà rông được dùng để làm gì? 
- Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì?
Hoạt động 3: Thảo luận 
Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK,quan sát tranh ảnh để trả lời câu hỏi:
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
Kể các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
 GV kết luận chung 
Củng cố 
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Kể tên một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc ở Tây Nguyên?
GV nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
2HS lên bảng trả lời
1HS lên bảng chỉ.
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi. Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp
HS kể:Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Kinh, Tày, Nùng.
- Những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng.
- Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên:Kinh, Tày, Nùng. Họ đếnTây Nguyên để làm ăn sinh sống.
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
HS nhắc lại.
HS đọc mục 2 thảo luận nhóm đôi Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
 + Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là buôn.
+ Làng ở Tây Nguyên có ít nhà.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách.
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện sự giàu có và thịnh vượng của cả buôn.
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận -Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
+ Ỏû Tây Nguyên nam thươnng2 đóng khố, nữ thường quấn váy được trang trí nhiều màu sắc.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoạc sau vụ thu hoạch 
+ Các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên:lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, . . .
+ Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo : đàn tơ-rưng, đàn krông-bút, cồng, chiêng.
2HS đọc ghi nhớ cuối bài.
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docT7 - lich su dao duc chính ta dia li.doc