Giáo án Lịch sử Lớp 4

Giáo án Lịch sử Lớp 4

BÀI: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I- MỤC TIÊU:

-Biết môn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về tự nhiên và con người VN ,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .

-Biết môn Lịch Sử và Địa Lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

 

doc 57 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1 	 	
LỊCH SỬ 
BÀI: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I- MỤC TIÊU:
-Biết môn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về tự nhiên và con người VN ,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Biết môn Lịch Sử và Địa Lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
Giới thiệu
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ tự nhiên lên bảng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV đưa cho mỗi nhóm 3 bức tranh (ảnh) nói về một nét sinh hoạt của người dân ở ba miền (cách ăn, cách mặc, nhà ở, lễ hội) & trả lời các câu hỏi:
+ Tranh (ảnh) phản ánh cái gì?
+ Ở đâu?
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- GV nêu: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó. 
- GV nhận xét chung. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS quan sát bản đồ.
- HS xác định vùng miền mà mình đang sinh sống .
- Các nhóm xem tranh (ảnh) & trả lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả. 
- HS đọc ghi nhớ. 
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả. 
- HS đọc ghi nhớ
Tuần 1
LỊCH SỬ 
BÀI: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay tồn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng kí hiệu bản đồ.
biết tỉ lệ bản đồ.
II.CHUẨN BỊ:
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp. 
2. Bài mới:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
+Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp?
+Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
+ Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm ntn ?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường?
- GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
- Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Đông, Tây, Nam,Bắc như thế nào?
- Chỉ các hướng Đông, Tây, Nam,Bắc trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- Hoàn thiện bảng
- GV giải thích thêm cho HS: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ & ngược lại.
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảng chú giải.
3. Củng cố – Dặn dò: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
- Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
- Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 
- Chuẩn bị bài mới.
-HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
-Hình vẽ thu nhỏ: Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam.
 -HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm & đền Ngọc Sơn theo từng tranh.
-Đại diện HS trả lời trước lớp
-HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
-Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
- 2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
TuÇn 2 	 	 
LỊCH SỬ 
BÀI : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo )
I-MỤC TIÊU:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ : đọc tên bản đồ , xem bản chú giải , tìm đối tượng LS hay địa lí trên bản đồ .
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản : nhận biết được vị trí , đặc điểm của đối tượng trên bản đồ , dựa và kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao , nhận biết núi , cao nguyên đồng bằng , vùng biển..
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
1/. Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
+Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 1 & giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới
-Dựa vào bảng chú giải ở hình 1 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
-GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV hoàn thiện câu trả lời trong SGK của các nhóm.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
-Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn. 
2/. Củng cố : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
3/. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
-HS nhận xét
- HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi
-Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên & chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường
-Các bước sử dụng bản đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm
+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
-HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK. 
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
-HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác.
- HS quan sát bản đồ.
- Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên bản đồ.
-Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình trên bản đồ.
-Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc .
TuÇn 3	 	 	
LỊCH SỬ 
BÀI : NƯỚC VĂN LANG 
I- Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được một số sự kiện về Nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ :
+ Khoảng 700 TCN nước Văn Lang , nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời .
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng , ươm tơ , dệt lụa đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất .
+ Người Lạc Việt biết ở nhà sàn , họp nhau thành các làng, bản .
+ Người Lạc Việt có phong tục nhuộm răng , ăn trầu , ngày lễ hội thường đua thuyền , đấu vật.
II- Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to. - Phiếu học tập
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ .
- Bảng thống kê ( chưa điền )
Sản xuất
Ăn
Mặc & trang điểm
Ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai
- Cây ăn quả
- Ươm tơ dệt vải
- Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày
- Nặn đồ đất
- Đóng thuyền
Cơm, xôi
Bánh chưng, bánh giầy
Uống rượu
Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức , búi tóc hoặc cạo trõc đầu .
- Nhà sàn
- Quây quần thành làng
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
III- Các hoạt động dạy – học :
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
1/. Bài mới: 
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . 
- Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên ( CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN .
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung ) 
Hùng Vương
Lạc hầu 
Lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của ngườ Lạc Việt .
- GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? 
- GV kết luận .
2/.Củng cố – dặn dò : 
- Chuẩn bị : bài “Nước Âu Lạc”
HS dựa vào kênh hình và kênh chữ 
trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
H ... g cả lớp
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính)
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa)
GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến ngày mồng 5Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
HS dựa vào SGK để làm phiếu học tập
HS dựa vào các câu trả lời trong phiếu học tập để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
- Kể một vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung .
BỔ SUNG
LỊCH SỬ – TIẾT 28
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA
VUA QUANG TRUNG 
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS biết:
- Tác dụng của các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung .
2.Kĩ năng:
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
3.Thái độ:
- Quý trọng tài năng của vua Quang Trung .
II Đồ dùng dạy học :
- Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp
- Các chiếu khuyến nông, đề cao chữ Nômcủa vua Quang Trung.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Quang Trung đại phá quân Thanh
Em hãy nêu tài trí của vua Quang Trung trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh?
Em hãy kể tên các trận đánh lớn trong cuộc đại phá quân Thanh?
Em hãy nêu ý nghĩa của ngày giỗ trận Đống Đa mồng 5 tháng giêng?
GV nhận xét
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm
- Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang , kinh tế không phát triển .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
GV kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông ( dân lưư tán phải trở về quê cày cấy ) ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hoá ; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .Hoạt động2: Hoạt động cả lớp
Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm , ban bố Chiếu lập học .
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? 
+ Em hiểu câu : “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào ?
GV kết luận
Hoạt động3: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung .
- HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc .
HS trả lời .
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc . Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
+ Đất nước muốn phát triển được , cần phải đề cao dân trí , coi trọng việc học hành .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài: Nhà Nguyễn thành lập
BỔ SUNG
LỊCH SỬ – TIẾT 29
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS biết nhà Nguyễn thiết lập một chế độ rất chặt chẽ và hà khắc để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình .
2.Kĩ năng:
- HS nắm được nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, Kinh đô đóng ở đâu, và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
3.Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
II Đồ dùng dạy học :
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Vua Quang Trung trọng dụng người tài
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? 
- Em hiểu câu: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu HS thảo luận : Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào?
=> Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Aùnh đã đam quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn . 
- Trình bày thêm về sự tàn sát của của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
- Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệ Trị , Tự Đức.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV cung cấp thêm một số điểm trong bộ luật Gia Long: Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn) tức là: không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua
Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình bằng bộ luật hà khắc nào?
Vì sao các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lợi của mình cho ai?
Từ việc đặt luật pháp, thay đổi các cơ quan, đến việc tổ chức các kì thi Hội do ai làm?
Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, các vua triều Nguyễn đã đặt ra các hình phạt như thế nào?
HS đọc đoạn: “Năm 1792.. Tự Đức”
HS trả lời
Các tổ lên thi đua chọn đúng thứ tự các đời vua đầu nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức)
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo
=> Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Tìm đọc: Các vua đời nhà Nguyễn
Chuẩn bị bài: Kinh thành Huế
BỔ SUNG
LỊCH SỬ – TIẾT 30
KINH THÀNH HUẾ
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS sơ lược được quá trình xây dựng ; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
- Biết Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới .
2.Kĩ năng:
- HS nhận biết được kinh thành Huế (qua tranh ảnh)
3.Thái độ:
- Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to .
- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế. 
- Phiếu học tập HS .
- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Nhà Nguyễn thành lập
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nêu tên một số ông vua đầu triều Nguyễn?
GV nhận xét
Bài mới: 
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV phát cho mỗi nhóm một ảnh ( chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế ) .
GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện , lăng tẩm ở kinh thành Huế .
GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 – 12 – 1993 UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới.
Hs đọc SGK rồi mô tả sơ lược
Các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của các công trình đó
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị : Ôn tập
BỔ SUNG
LỊCH SỬ – TIẾT 31
ÔN TẬP ( TỔNG KẾT )
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- Hệ thống lại quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX
2.Kĩ năng:
- HS nhớ lại được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời vua Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
3.Thái độ:
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
II Đồ dùng dạy học :
Phiếu học tập của HS .
Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Kinh thành Huế
- Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế?
GV nhận xét.
Bài mới: 
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra băng thời gian , giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời , triều đại và các ô trống cho chính xác .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
- GV đưa ra danh sách các nhân vật lịch sử như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá như : Lăng vua Hùng, thành Cổ Loa, Sông Bạch Đằng , Thành Hoa Lư , Thành Thăng Long , Tượng Phật A-di-đà 
HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống
HS ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử 
HS điền thêm thời gian hoặc dự kiện lịch sử gắn lie72n với các địa danh , di tích lịch sử , văn hoá đó .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhắc lại những kiến thức đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra định kì
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4.doc