Giáo án Lớp 2 học kì 1 – Buổi chiều - Trường tiều học IaLy

Giáo án Lớp 2 học kì 1 – Buổi chiều - Trường tiều học IaLy

TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

A-Mục đích yêu cầu:

I-Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

-Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

II-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu

-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

-Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

-Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

 

doc 126 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 học kì 1 – Buổi chiều - Trường tiều học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ hai ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
A-Mục đích yêu cầu: 
I-Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
II-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu
-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
-Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
-Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.
Theo dõi
-GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài
Đọc nối tiếp
Đọc nối tiếp trong một đoạn
Luyện đọc TN
Đọc
Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
Cá nhân
Đồng thanh
-Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoặc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
-Gọi HS đọc cá nhân từng câu
-Từ, giải nghĩa
-Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm 
-Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2.
3-Tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1
+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
Mỗi khi cầm sách..
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:
+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá
+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?
Kim
Tiết 2.
4-Luyện đọc các đoạn 3, 4:
a-Đọc từng câu:
-HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 1.
Cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ khó
Đọc
b-Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
Cá nhân
-Hướng dẫn HS nghỉ hơi ở những câu dài.
c-Đọc từng đoạn trong nhóm:
Lần lượt gọi HS trong nhóm đọc.
Nhận xét
d-Thi đọc giữa các nhóm:
Tổ chức cho HS trò chơi luyện đọc tiếp sức.
Nhận xét 
e-Hướng dẫn HS đọc đoạn 3, 4; Tìmhiểu đoạn 3, 4:
Đọc đồng thanh
+Bà cụ giảng giải ntn?
Mỗi ngàythành tài
+Chọn đáp án đúng:
Câu chuyện này khuyên em điều gì?
a) Chăm chỉ học tập.
Chọn đáp án a)
b) Chịu khó mài sắt thành kim.
-Hướng dẫn HS đọc truyện theo lối phân vai.
Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò:	
-Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?
-Nhận xét, dặn dò chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chính tả
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu
- Chép lại bài chính xác đoạn :" mỗi ngày màicháu thành tài "
- Củng cố quy tắc chính tả c/k. Học thuộc lòng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái
II. Đồ dùng
- Vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài : 1'
2. Hướng dẫn tập chép: 20'
a. Ghi nhớ nội dung
- GV đọc đoạn viết
- Đoạn viết là lời nói của ai nói với ai?
b. Cách trình bày
- Đoạn viét có những chữ nào viết hao ?
- Nêu cách viết chữ đầu đoạn?
c. Hướng dẫn viết tiếng khó
- GV đọc : sắt, ngày , thành ....
d. Viết chính tả
- Hướng dẫn tư thê ngồi viết
- GV đọc bài
- Thu bài chấm, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập: 9'
Bìa 2 /3: Điền c/k vào chỗ trống
- HS nêu yêu cầu 
- Làm bài tập ở vở
- Chữa bài, nhận xét
Bài 3 /3 : Điền chữ cái vào ô trống trong bảng
- HS làm bài vào vở thực hành
- GV & HS chữa bài và nhận xét
- HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái vừa điền
- 2 HS đọc 
- Bà cụ nói với cậu bé
- Mỗi , Giống
- Lùi vào 1 ô , chữ cái đầu tiên viét hoa
- HS viết bảng con và phân tích 
- HS chép bài vào vở thực hành
- HS soát lỗi
HS làm bài 
- Cái kim ; cái cầu ; con kiến; củ khoai
C. Củng cố - dặn dò : 4p
- Hôm nay viết chính tả bài gì ?
- Bìa tập củng cố kiến thức gì ?
Về : rèn chữ và chuẩn bị bài sau
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục :
TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ.
I.Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng dọc ,HS đứng vào hàng dọc đúng vị trí (thấp trên cao dưới ) .Biết dóng thẳng hàng dọc .
- Biết cách điểm số , đứng nghiem ,nghỉ ,biết cách dàn hàng ngang ,dồn hàng 
- Biết cách tham gia và thực hiện theo YC của TC 
* Tiếp tục ôn tập một số kiến thức KN đã học ở L1
II Địa điểm phương tiện: Sân trường, còi
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu :
Tập hợp lớp
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Khởi động
2.Phần cơ bản 
a.Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chổ, dừng lại
GV theo dõi hướng dẫn
b. Chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học
* Tiến hành
-Hàng dọc : điểm số báo cáo
-Lớp trưởng chuyển thành đội hình hàng ngang chờ giáo viên nhận lớp.
-GV vào vị trí, LT hô “Nghiêm”, LT tiến đến cách GV 1 – 2m báo cáo: “Báo cáo cô giáo, lớp 2B tổng số 21 có mặt đầy đủ”
-GV : Được
-LT quay về vị trí và hô : “Chúc cô giáo” lớp ĐT”khoẻ”.
-GV: “chúc các em khoẻ”
-Kết thúc giờ học : GV”giải tán”
-Lớp ĐT “Khoẻ”
+GV theo dõi hướng dẫn
c.Trò chơi : Diệt các con vật có hại
3. Phần kết thúc : 
Nhận xét tiết học, dặn dò 
HS xếp thành 3 hàng dọc
H lắng nghe
H thực hiện bài khởi động
Lớp trưởng điều khiển- lớp thực hiện
HS xếp thành 3 hàng ngang
HS lắng nghe
LT điều khiển 
Cả lớp thực hiện
Lớp thực hiện trò chơi
HS nêu nội dung bài học 
vổ tay hát
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
. Thứ tư ngày tháng năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CỦNG CỐ: TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành .
Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập ( BT1 , BT2 ) ; viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh ( BT3) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa và các sự vật, hành động trong sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
MỞ ĐẦU
DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
Có bao nhiêu hình vẽ.
Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn, hãy đọc 8 tên gọi này.
Chọn một từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1.
Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập, gọi một học sinh khá hoặc lớp trưởng điều khiển lớp.
Bài 2
Gọi một học sinh nêu lại yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từng loại.
Tổ chức thi tìm từ nhanh.
Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm: giáo viên lần lượt đọc to từ của từng nhóm (có thể cho các nhóm trưởng đọc).
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
Gọi học sinh nêu yêu cầu.
Gọi học sinh đọc câu mẫu.
Hỏi: Câu mẫu vừa đọc nói về ai, cái gì?
Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì? (Vườn hoa được vẽ như thế nào?)
Tranh 2 cho ta thấy Huệ định làm gì?
Theo em, cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì?
Yêu cầu viết câu của em vào vở BTTV 2/1 (nếu có).
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh tiếp bài sau.
Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây.
Có 8 hình vẽ.
Đọc bài: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.
Trường.
Học sinh làm tiếp bài tập. Lớp trưởng điều khiển cả lớp. Lớp trưởng nêu từng tên gọi, cả lớp chỉ vào tranh tương ứng và đọc to số thứ tự tranh đó lên. Chẳng hạn: học sinh số 2; nhà – số 6
Học sinh làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1 (Vở BTTV 2/1) nếu có.
Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, các từ chỉ hoạt động của học sinh, các từ chỉ tính của học sinh.
3 học sinh, mỗi học sinh nêu 1 từ về một loại trong các loại từ trên. (VD: bút chì (học sinh 1); đọc sách (học sinh 2); chăm chỉ (học sinh 3).
Học sinh chia thành 4 nhóm. Mỗi học sinh trong nhóm ghi các từ tìm được vào một phiếu nhỏ sau đó dán lên bảng.
Đếm số từ của các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên. Chẳng hạn: giáo viên đọc: thước kẻ –- Học sinh đếm: một
Hãy viết một câu thích hợp nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi hình vẽ.
Đọc: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
Trả lời: Câu mẫu này nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1.
Vườn hoa thật đẹp. / Những bông hoa trong vườn thật đẹp
Học sinh nối tiếp nhau nói về cô bé.
VD: Huệ muốn ngắt một bông hoa./ Huệ đưa tay định ngắt một bông hoa./ Huệ định hái một bông hoa,
Cậu bé ngăn Huệ lại. / Cậu bé khuyên Huệ không được hái hoa trong vườn
Tập làm văn
TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I. Mục tiêu
- Vận dụng các kiến thức đã học và bài tập đọc Tự thuật để hoàn thành các bài tập ( VTH)
- Rèn chữ viết , kĩ năng làm bài cho HS
- Giáo dục ý thức tự giác học tập
II. Đồ dùng
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. KTBC : 5'
- Em hiểu tự thuật là 
- Để bạn biết được về mình, em phải làm gì ?
- Nhận xét , đánh giá
2. Bài mới
Bài 1 : 15'
-Nêu yêu cầu bài tập ?
- GV nhắc lại yêu cầu phổ biến cách chơi
-- Từng cặp HS tham gia thảo luận
- Đại diện một số cặp lên trình bày
- Lớp và GV nhận xét đánh giá
Bài 2 : 15'
- Bài yêu cầu gì?
HD : Dựa vào các gợi ý để trình bày cho thích hợp. Đây là kể về bạn 
- 2 HS làm miệng - lớp nhận xét
- HS làm vở bài tập
- Chữa bài , đánh giá
- HS đổi chéo vở soát bài
- Cả bài củng cố kiến thức gì ? 
Chơi đóng vai với một bạn, 2 người tự giới thiệu về mình theo gợi ý sau:
 - Chào bạn..
 - Tôi tên là ....
 - Nhà tôi ở
 - Tôi học lớp 2a7 Trường Tiểu học Cẩm Trung
 - Tôi thích học nhất là môn
 - Tôi thích
Viết lại những điều em biết về một bạn trong lớp
 Hộ và tên
 Nơi ở..
 HS lớp... Trường..
 Thích học môn ....
- Tự giới thiệu về mình và về bạn
3. Củng cố - dặn dò : 4p
- Nêu nội dung bài học?
- Về : Học và tập nói nhiều lần cho nhớ
- Chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét giờ học
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI
Bài 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I- Mục tiêu:
Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể; Hiểu được sự phối hợp hoạt động của cơ và xương mà cơ thể ta cử động được; Hiểu tác dụng của vận động giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt, cơ thể khoẻ mạnh. Tạo hứng thú cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ-xương).
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Khởi động: Gv chi HS chơi
2- Bài mới:
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi.
- Gv giới thiệu hoạt động cặp đôi.
- Gv cho mỗi nhóm thể hiện lại động tác quay cổ, giơ tay, nghiêng người, cúi gập ngư ... Sơ kết học kì 1:
GV cùng học sinh hệ thống lại những kiến thức đó học ở học kỳ I
- GV công bố kết quả của học kì 1.
- Tuyên dương những em có thành tích học tập tốt, ý thức học tốt.
- Phê bình một số em chư có ý thức học tập tốt.
* Trò chơi " Bịt mắt bắt dê":
- GV hướng dẫn và tổ chức cho hs chơi
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
 3.Phần kết thc:
GV cho học sinh thả lỏng.
GV cng học sinh hệ thống nội dung bi học
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
GV giao bi tập về nh cho học sinh 
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Thứ ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP – KT TẬP ĐỌC VÀ HTL 
I. Mục tiêu
On luyện tập đọc và học thuộc lòng.
On luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu.
On luyện về cách nói lời an ủi và cách nói lời tự giới thiệu.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn bài tập 2.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 1: On luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: On luyện về từ chỉ hoạt động
Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc đoạn văn trong bài.
Yêu cầu HS tìm và gạch chân dưới 8 từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Kết luận về câu trả lời đúng sau đó cho điểm.
Lời giải: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn mình, dang (đôi cánh), vỗ, gáy.
v Hoạt động 3: On luyện về các dấu chấm câu
Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, đọc cả các dấu câu.
Hỏi: Trong bài có những dấu câu nào?
Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
Hỏi tương tự với các dấu câu khác.
v Hoạt động 4: On luyện về cách nói lời an ủi và tự giới thiệu
Gọi HS đọc tình huống.
Hỏi: Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà? (Em hãy an ủi em bé trước rồi phải hỏi tên, hỏi địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa em về nhà).
Yêu cầu HS thực hành theo cặp. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày và cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 5
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
Đọc đề bài.
1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Nhận xét bạn làm bài Đúng/ Sai. Bổ sung nếu bài bạn còn thiếu.
Đọc bài. Ví dụ: Càng về sáng, phẩy, tiết trời càng lạnh giá. chấm.
Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm.
Dấu phẩy viết ở giữa câu văn.
Dấu chấm đặt ở cuối câu. Dấu hai chấm viết trước lời nói của ai đó (trước lời nói của bác Mèo mướp và tiếng gáy của gà trống). Dấu ngoặc kép đặt đầu và cuối lời nói. Dấu ba chấm đặt giữa các tiếng gáy của gà trống.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
2 HS khá làm mẫu trước. Ví dụ:
+ HS 1: Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
+ HS 2: Thật hả chú?
+ HS 1: Ừ, đúng thế, nhưng trước hết cháu cho chú biết cháu tên là gì? Mẹ cháu tên là gì? Nhà cháu ở đâu? Nhà cháu có số điện thoại không? (Hỏi từng câu).
+ HS 2: Cháu tên là A. Mẹ cháu tên là Phương. Nhà cháu ở số 8, Ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Điện thoại nhà cháu là 8342719.
Thực hiện yêu cầu của GV.
TUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: ÔN TẬP TIẾT 6 – KT TẬP ĐỌC VÀ HTL
I. Mục tiêu
On luyện tập đọc và học thuộc lòng.
On luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
On luyện kĩ năng viết tin nhắn.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh họa bài tập 2.
HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: On luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Hỏi: Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?
Ai đang đứng trên lề đường?
Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
Yêu cầu quan sát tranh 2.
Hỏi: Lúc đó ai xuất hiện?
Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lại lời cậu bé.
Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ.
Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS đặt tên cho truyện.
Hướng dẫn: Đặt tên cần sát với nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện
v Hoạt động 3: Viết tin nhắn
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu?
Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm.
Ví dụ: 
Lan thân mến!
Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tối, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung Thu nhé!
Chào cậu: Hồng Hà
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 7
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
Có 1 cụ bà già đang đứng bên lề đường.
Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
Lúc đó một cậu bé xuất hiện.
Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây làm gì? . . .
Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được.
Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường . . .
Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại nội dung của truyện.
Nhiều HS phát biểu. VD: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu...
Đọc yêu cầu.
Vì cả nhà bạn đi vắng.
Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
Làm bài cá nhân.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
2Kỹ năng: Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường.
3Thái độ: Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.
HS: SGK. Vật dụng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Phòng tránh té ngã khi ở trường.
Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giữ trường học sạch đẹp.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ò ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
Treo tranh ảnh trang 38, 39.
Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1:
Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
Nêu rõ các bạn làm những gì?
Dụng cụ các bạn sử dụng?
Việc làm đó có tác dụng gì?
Tranh 2:
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
Tác dụng?
Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
Bước 2:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
Trường học của em đã sạch chưa?
Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ò ĐDDH: Vật dụng.
Bước 1:
Phân công việc cho mỗi nhóm.
Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
Bước 2:
Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
Đánh giá kết quả làm việc.
Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
Chuẩn bị: Bài 19.
Hát
 - HS nêu, bạn nhận xét.
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
Quét rác, xách nước, tưới cây
Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
Sân trường sạch sẽ
Trường học sạch đẹp.
Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 buoi 2.doc