I. MỤC TIÊU
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.
- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2.
- HS: Vở bài tập.
TUẦN : 19 Ngày dạy: 18/1/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? I. MỤC TIÊU Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập học kì I. 3. Bài mới Hoạt động của ThầyHoạt động của Trò( Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. +MT: Giúp HS: Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. + Cách tiến hành: . GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. -Sau ý kiến của mỗi em, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên tháng trên bảng lớp theo 4 cột dọc. Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai - Chú ý: Không gọi tháng giêng là tháng 1 vì tháng 1 là tháng 11 âm lịch. Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng 12 còn gọi là tháng chạp. - GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng. - GV che bảng HS sẽ đọc lại. ( Hoạt động 2: Thực hành +MT: Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. + Cách tiến hành: GV nhắc HS: Mỗi ý a, b, c, d, e nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất. GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết nội dung bài tập cho 3, 4 HS làm bài. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. ( Hoạt động 3: Thực hành. +MT: Giúp HS: Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? +Cách tiến hành: GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả lời. GV khuyến khích HS trả lời chính xác, theo nhiều cách khác nhau. GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than- - Hoạt động lớp, nhóm - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập. - Đại diện các nhóm nói trước lớp tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. - Đại diện các nhóm nói trước lớp tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm, lần lượt đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. - 1, 2 HS nhìn bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa. - HS xung phong nói lại. - Hoạt động lớp, cá nhân - 1 HS đọc thành tiếng bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại. - 3, 4 HS làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Những HS làm bài trên giấy khổ to dán kết qủa lên bảng lớp - Hoạt động nhóm đôi - 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi - HS 1: Khi nào HS được nghỉ hè? - HS 2: Đầu tháng sáu, HS được nghỉ hè. - HS 1: Khi nào HS tựu trường - HS 2: Cuối tháng tám HS tựu trường - HS 1: Mẹ thường khen em khi nào? - HS 2:Mẹ thường khen em khi em chăm học. - HS 1: Ở trường em vui nhất khi nào? - HS 2: Ở trường em vui nhất khi được điểm 10. ( Rút kinh nghiệm: TUẦN : 20 Ngày dạy: 25/1/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống vốn từ về thời tiết. Rèn kỹ năng đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? Dùng đúng dấu chấm và dấu chấm cảm trong ngữ cảnh. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. HS: SGK. Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông ấm áp giá lạnh mưa phùn gió bấc se se lạnh oi nồng Ânóng bức 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Kiểm tra 2 HS. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của ThầyHoạt động của Trò( Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập +MT : Giúp HS làm đúng các bài tập 1. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Phát giấy và bút cho 2 nhóm HS. GV sửa đề bài thành: Nối tên mùa với đặc điểm thích hợp. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Nhận xét, tuyên dương từng nhóm. ( Hoạt động 2: Giúp HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? +MT : Giúp HS HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? +Cách tiến hành: Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV ghi lên bảng các cụm từ có thể thay thế cho cụm từ khi nào: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Hướng dẫn: 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi với nhau để làm bài. Các con hãy lần lượt thay thế các từ mà bài đưa ra vào vị trí của từ khi nào trong từng câu văn, sau đó đọc câu đã có từ được thay thế lên và bàn bạc với nhau xem từ đó có thể thay thế cụm từ khi nào hay không. Các con cần chú ý, câu hỏi có từ khi nào là câu hỏi về thời điểm (lúc) xảy ra sự việc. Yêu cầu HS nêu kết quả làm bài. Ví dụ: Cụm từ khi nào trong câu Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng? Có thể thay thế bằng những cụm từ nào? Hãy đọc to câu văn sau khi đã thay thế từ. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Treo bảng phụ và gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Khi nào ta dùng dấu chấm? Dấu chấm cảm được dùng ở cuối các câu văn nào? Kết luận cho HS hiểu về dấu chấm và dấu chấm cảm. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: GV nêu luật chơi: Khi GV nói 1 câu, các nhóm phải tìm ra sau câu đó dùng dấu gì. Nhóm nào có tín hiệu nói trước (giơ tay, phất cờ) và nói đúng được 10 điểm. Nói sai bị trừ 5 điểm. VD: - Mùa xuân đẹp quá! - Hôm nay, tôi được đi chơi. Tổng kết trò chơi. Dặn HS về nhà làm bài tập và đặt câu hỏi với các cụm từ vừa học. Chuẩn bị: Từ ngữ về chim chóc. Hoạt động lớp. Đọc yêu cầu. HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập tiếng Việt 2, tập hai. Hoạt động lớp, cá nhân. HS đọc yêu cầu. HS đọc từng cụm từ. HS làm việc theo cặp Có thể thay thế bằng bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Đáp án: b) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. c) bao giờ, lúc nào, (vào) tháng mấy. d) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. HS đọc yêu cầu. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Thật độc ác!/ Mở cửa ra!/ Không!/ Sáng ra ta sẽ mở cửa mời ông vào. Đặt ở cuối câu kể. Ơû cuối các câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc. Dấu chấm cảm. Dấu chấm. ( Rút kinh nghiệm: TUẦN : 21 Ngày dạy: 1/2/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : Ở ĐÂU ? I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về: Từ ngữ chỉ chim chóc. Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng thống kê từ của bài tập 1 như Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Mẫu câu bài tập 2. HS: Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về thời tiết Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra. HS 1 và HS 2 cùng nhau thực hành hỏi – đáp về thời gian. HS 3 làm bài tập: Tìm từ chỉ đặc điểm của các mùa trong năm. Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của ThầyHoạt động của Trò( Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập . MT : Giúp HS giải đúng các bài tập. Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn. Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền. Yêu cầu HS đọc mẫu. Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, nếu sai thì yêu cầu chữa lại cho đúng. Nhận xét và cho điểm HS. Mở rộng: Ngoài các từ chỉ tên các loài chim đã biết ở trên, bạn nào có thể kể thêm tên các loài chim khác? Ghi nhanh các từ HS tìm được lên bảng, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh các từ này. Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim được đặt tên theo cách kiếm ăn, theo hình dáng, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loại chim khác. ( Hoạt động 2: HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? +MT : Giúp HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? +Cách tiến hành: Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại. Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp. Hỏi: Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó, ta dùng từ gì để hỏi? Hãy hỏi bạn bên cạnh một câu hỏi có dùng từ ở đâu? Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu. Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Nhận xét và cho điểm từng HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. - Hoạt động lớp, cá nhân. Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp. Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh. Gọi tên theo hình dáng, go ... on điền dấu phẩy? Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu chấm? Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì? Dấu chấm viết ở cuối câu. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2. Gọi HS nhận xét câu của bạn. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này. Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy. Hoạt động lớp, cá nhân. 1 HS đọc yêu cầu của bài. 2 HS đọc từ. HS làm bài theo yêu cầu. HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ. Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác lở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn. Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha, Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống. 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập. Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào. Vì chưa thành câu. Vì đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa. Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu. 5 HS đặt câu. Bạn nhận xét. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 32 Ngày dạy: 26/4/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ TRÁI NGHĨA.DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hóa các từ trái nghĩa. Hiểu ý nghĩa của các từ. Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ. Chữa, nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. +MT : Mở rộng và hệ thống hóa các từ trái nghĩa.Hiểu ý nghĩa của các từ. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc phần a. Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Các câu b, c yêu cầu làm tương tư. Cho điểm HS. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài. +MT : Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy. +Cách tiến hành: . Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. Nhận xét, chữa bài. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Ô chữ. GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày. Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài. Nhận xét trò chơi. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học lại bài. Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Hoạt động lớp, cá nhân. Đọc, theo dõi. Đọc, theo dõi. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đẹp – xấu; ngắn – dài Nóng – lạnh; thấp – cao. Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm HS chữa bài vào vở. Đọc đề bài trong SGK. 2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 33 Ngày dạy: 3/5/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. Mục tiêu Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam. Rèn HS biết đặt câu với những từ tìm được. Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ. HS: Vở. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ tráinghĩa: Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập +MT : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ. Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì? Vì sao con biết? Gọi HS nhận xét. Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc. Bài 3 Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự tìm từ. Gọi HS đọc các từ tìmđược, GV ghi bảng. Từ cao lớn nói lên điều gì? Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất. v Hoạt động 2: Đặt câu: +MT : Rèn HS biết đặt câu với những từ tìm được +Cách tiến hành: Bài 4 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên bảng viết câu của mình. Nhận xét cho điểm HS đặt câu trên bảng. Gọi HS đặt câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét. Cho điểm HS đặt câu hay 4. Tổng kết – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập đặt câu. Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. Tìm những từ chỉ nghề ngiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây. Quan sát và suy nghĩ. Làm công nhân. Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường. Đáp án: 2) công an; 3) nông dân; 4) bác sĩ; 5) lái xe; 6) người bán hàng. Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. HS làm bài theo yêu cầu. VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây, 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng. Cao lớn nói về tầm vóc. Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3. HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS. HS dưới lớp đặt câu vào nháp. Đặt câu theo yêu cầu, sau đó một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng. Bạn Hùng là một người rất thông minh. Các chú bộ đội rất gan dạ. Lan là một học sinh rất cần cù. Đoàn kết là sức mạnh. Bác ấy đã hi sinh anh dũng. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 34 Ngày dạy: 10/5/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp. - Giúp HS làm đúng các bài tập. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp. Bút dạ. HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Gọi 5 đến 7 HS đọc các câu đã đặt được ở bài tập 4 giờ học trước. Nhận xét cách đặt câu của từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài . +MT : Giúp HS mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Cho điểm HS. Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè. Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn? Khen những HS tìm được nhiều từ hay và đúng. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp. Nhận xét cho điểm HS. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài . +MT : Giúp HS mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp. +Cách tiến hành: Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng. Gọi HS nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác. Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII. Hoạt động lớp, cá nhân. Đọc đề bài. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. bạo dạn/ táo bạo ngấu nghiến/ hùng hục. Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó. Ví dụ: HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì? HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn. Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/ biến mất/ mất tăm/ cuống quýt/ hốt hoảng/ Đọc đề bài trong SGK. Quan sát, đọc thầm đề bài. HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp. v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: