Giáo án lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Tiếu Cần A

Giáo án lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Tiếu Cần A

. Mục tiêu:

 - Học sinh nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Học sinh nêu được lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày cho bản thân.

 - Thực hiện đúng thời gian biểu.

II. Các hoạt động dạy học :

 

doc 409 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Tiếu Cần A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
 Thứ hai 
 Đạo đức (Tiết 1)
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Học sinh nêu được lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày cho bản thân.
 - Thực hiện đúng thời gian biểu. 
II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS KK
 1/ Ổn định
 2/ Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. 
- Giáo viên chia nhóm A, B và giao cho mỗi nhóm một tình huống. 
+ Nhóm A thảo luận tình huống 1 (Tranh 1). 
+ Nhóm B thảo luận tình huống 2 (Tranh 2). 
- Giáo viên kết luận:
+ Giờ học mà hai bạn làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài ,ảnh hưởng đến kết quả học tập.Như vậy trong giờ học, hai bạn đã không làm tròn trách nhiệm của HS và chính điều đó ảnh hưởng đến quyền được học tập.
+Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Đó là việc làm cần tránh.
Hỏi: Làm hai việc cùng một lúc có phải là học tập sinh hoạt đúng giờ không ? 
 GV kết luận: Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ . 
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống. 
- Giáo viên chia nhóm 4HS và giao mỗi nhóm thảo luận một tình huống rồi đóng vai( tình huống ở BT2) 
- Giáo viên kết luận:
 + Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.
 +Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.
 Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử khác nhau. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
* Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy. 
- Gọi HS đọc BT3
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi. Phải thực hiện tốt “Giờ nào việc nấy”.
 GV ghi bảng : “Giờ nào việc nấy”.
 3/ Củng cố : 
 GV tổng kết- nhắc nhở HS thực hiện tốt bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học. tuyên dương ./
- Các nhóm học sinh thảo luận - Trình bày- Nhận xét - bổ sung
-HS trả lời theo suy nghĩ.
- Các nhóm thảo luận tình huống. 
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Học sinh trao đổi thảo luận giữa các nhóm
. 
- 2 HS đọc.
 HS làm bài - Nêu kết quả - nhận xét - bổ sung 
 HS đọc CN- ĐT
 Tập đọc
	CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
 I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công 
(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	 - Học sinh khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.	
 II. Đồ dùng dạy hoc:
	Bảng viết sẵn từ , câu văn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh khó khăn
+ Tiết 1
1/Giới thiệu 8 chủ điểm 
2/ Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ ở SGK
Hỏi:Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- GV liên hệ giới thiệu tên bài
- GV đọc mẫu lần 1
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc câu 
- GV hướng dẫn đọc từ: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.
- Hướng dẫn đọc câu:
 * Mỗi khi cầm quyển sách/ cậu chỉ đọc vài dòng /đã ngáp ngắn ngáp dài/rồi bỏ dở.//
 * Mỗi ngày mài /thỏi sắt nhỏ đi một tí,/sẽ có ngày nó thành kim.//
- Yêu cầu HS đọc đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc 
+ Tiết 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1 và câu hỏi 1
- GV nêu câu hỏi 1
Tương tự với câu hỏi 2
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
- Câu nào cho thấy cậu bé không tin?
GV nêu câu hỏi 3
- Đến lúc này, cậu bé có tin lời của bà cụ không?Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
GV nêu câu hỏi 4-Yêu cầu HS thảo luận
nhóm đôi 
- Yêu cầu HS khá giỏi nói lại câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bằng lời của các em.
+Luyện đọc lại:
Yêu cầu HS tự phân vai và đọc
3/Củng cố:
Hỏi:Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
4 / Dặn dò:
Đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện./
- HS quan sát –trả lời
- HS nối tiếp đọc câu.
- HS đọc CN-ĐT
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
2 HS đọc
HS trả lời: Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán.Viết nắn nót được mấy chữ rồi nguệch ngoạc cho xong 
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá
- Cậu bé không tin
- Cậu bé ngạc nhiên.....được?
- Mỗi ngày mài .....thành tài
Cậu bé đã tin. Cậu hiểu ra quay về nhà học bài.
HS thảo luận phát biểu
VD: Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì.
 Câu chuyện khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù, không ngại khó, ngại khổ.
VD: -Nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công .
 -Nếu chịu khó, chăm chỉ thì làm việc gì cũng thành công.
 - Việc khó đến đâu, nếu nhẫn nại, kiên trì thì cũng làm được
Các nhóm tự phân vai và đọc.
VD:- Em thích bà cụ vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì.
 -Em thích cậu bé vì cậu bé hiểu được điều hay; vì cậu bé hiểu ra sai lầm của mình, thay đổi tính nết.
- Giáo viên chỉ định đọc câu ngắn
- Trưởng nhóm giúp đỡ đọc đoạn ngắn
- Lặp lại câu trả lời.
- Để làm một cái kim khâu
Nhận vai ít lời thoại.
Toán (Tiết 1)
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết đếm, đọc, viết các số từ 1 đến 100. 
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số, số liền trước; số liền sau. 
II. Đồ dùng học tập: 
 - Giáo viên: Một bảng các ô vuông. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi HS nêu kết quả
 GV ghi tóm tắt lên bảng:
- Có 10 số có một chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Số 0 là số bé nhất có một chữ số. 
- Số 9 là số lớn nhất có một chữ số. 
Bài 2: - Hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Gọi HS lên bảng sửa bài 2a 
- Gọi HS nêu miệng bài 2b, c, 
b/ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ?
c/ Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
 Hướng dẫn HS dựa vào kết quả BT2 để kiểm tra kết quả.
3/ Củng cố - Dặn dò. 
 - Tổ chức trò chơi: “Nêu nhanh số liền trước, số liền sau” .
 Chia lớp làm 2 nhóm
 GV nêu bất kì số có một hoặc hai chữ số, một nhóm nêu số liền trước , một nhóm nêu số liền sau.
 Mỗi em đếm 10 số liên tục từ 0 đến 100
- Giáo viên nhận xét tiết học. tuyên dương./
- HS đọc đề bài.
- HS viết các số có một chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ;từ đó nhận ra số bé nhất (lớn nhất) có một chữ số.
- Học sinh đọc CN-ĐT
- Học sinh làm bài vào vở
- Mỗi HS điền 1 dòng các số từ 10 đến 99
+ Số 10.
+ Số 99. 
HS làm bài- nêu kết quả
a/ Số liền sau của 39 là 40.
b/ Số liền trước của 90 là 89.
c/ Số liền trước của 99 là 98 
d/ Số liền sau của 99 là 100.
Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh viết tiếp số vào các ô. Dựa vào dãy số để nêu số bé nhất, số lớn nhất.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh điền số và dựa vào bảng để xác định số bé nhất, số lớn nhất.
Hướng dẫn học sinh nêu kết quả lần lượt từng câu
Cùng tham gia với bạn.
Tiếng Việt (BS)
 Luyện đọc bài :
 CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
 I. Mục tiêu : 
 Luyện cho HS đọc đúng giọng, đọc theo vai.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
GV mục tiêu của tiết học.
 2/ Luyện đọc:
 Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
 GV chia nhóm 3 HS
 Yêu cầu HS tự phân vai và đọc .
 Tổ chức đọc theo vai trước lớp .
 GV hướng dẫn HS nhận xét- sửa chữa, phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật: 
- Giọng người dẫn chuyện : thong thả , chậm rãi.
- Giọng câu bé: tò mò , ngạc nhiên.
- Giọng bà cụ: ôn tồn , hiền hậu 
 3/ Tổng kết: 
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương nhóm đọc hay./
Mỗi HS đọc 1 đoạn - Nhận xét
 Các nhóm luyện đọc theo vai .
Đọc theo vai trước lớp
 Nhận xét.
Thứ ba 
Kể chuyện ( Tiết 1)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục tiêu : 
 	- Dựa vào tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
 	- Học sinh khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện 
II. Đồ dùng học tập: 
 Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
 1/ Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
 2/ Hướng dẫn kể chuyện:
 a/ Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
 GV chia nhóm. 
 Yêu cầu HS quan sát tranh ở SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh, kể từng đoạn theo nhóm.
Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
Giáo viên hướng dẫn nhận xét :
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: 
 - Nói đã thành câu chưa?
 - Dùng từ có hợp không?
 - Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện:Kể có tự nhiên không?Có phối hợp với điệu bộ , nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
 GV khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ của mình.
b/ Kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Giáo viên cho học sinh khá, giỏi phân vai và kể .
+ Cho một số nhóm kể trước lớp.
+ GV hướng dẫn nhận xét.
+ Giáo viên khen nhóm kể đúng và hay nhất.
+ Gọi 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét tiết học- tuyên dương.
- Dặn HS về kể cho cả nhà cùng nghe. /
- Học sinh quan sát tranh. 
- Nối tiếp nhau kể trong nhóm. 
- Cử đại diện kể trước lớp. 
- Tham gia nhận xét.
- Các nhóm kể chuyện theo vai. 
- Một số nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét xem nhóm nào kể hay nhất. 
- 1- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
Chính tả ( Tiết 1)
 Tập chép: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
	 Phân biệt : C / K ; BẢNG CHỮ CÁI.
I. Mục tiêu :
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: “Có công mài sắt có ngày nên kim”, trình bày đúng đoạn văn, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Củng cố qui tắc viết C/ K. 
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. 
 	- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng viết sẵn đoạn văn và BT2, 3.	 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài :
 GV nêu mục tiêu của tiết học .
2/ Hướng dẫn tập chép: 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn trên bảng. 
- Gọi HS đọc lại.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài: ... 
- Giáo viên nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh quan sát tranh - trả lời câu hỏi
-  tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp.
- Bà cụ đang đứng bên lề đường.
- Bà cụ định qua đường nhưng không qua được.
- Một số học sinh kể.
- Một cậu bé xuất hiện.
- Bà ơi, bà muốn sang đường phải không ? Để cháu giúp bà nhé ?
- Bà cụ nói lời cảm ơn cậu bé.
- Cậu bé đưa bà cụ qua đường.
- Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện theo tranh ở nhóm và trước lớp.
- Đặt tên cho câu chuyện. 
- Vì cả nhà bạn đi vắng.
- Cần ghi rõ thời gian, địa điểm để bạn đi dự Tết Trung thu.
- Học sinh làm vào vở. 
- Một vài học sinh đọc lại bài của mình. 
 VD : 9 Giờ, 2 -1 . 
Hà ơi ! Chiều nay, lúc 18 giờ bạn đến trường để dự Tết Trung thu nhé !
 Bạn của Hà. 
 Lan Anh. 
Bồi dưỡng HSG (Toán)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
	Giải toán có văn.
	Củng cố biểu tượng về hình tứ giác, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
- Bài 1: Đặt tính rồi tính.
36 + 47 , 100 – 65 , 63 + 37 , 91 - 48
- Bài 2: Anh cân nặng 46 kg, em nhẹ hơn anh 18 kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu kg?
- Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
Số hình tứ giác có trong hình vẽ là:
a. 4 hình. 
b. 5 hình.
c. 7 hình.
d. 9 hình.
- Yêu cầu học sinh đếm – Nêu kết quả.
- Bài 4a/ Vẽ đoạn thẳng AB dài 8 cm.
 b/ Vẽ đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng AB là 2 cm.
 c/ Vẽ đoạn thẳng PQ dài 1 dm.
- Cho học sinh vẽ vào vở- Đổi chéo vở để kiểm tra.
3/ Tổng kết:
GV nhận xét tiết học – Tuyên dương.
Học sinh làm vào bảng con
 +
36
-
100
+
63
-
91
47
 65
37
48
83
035
100
43
- Học sinh giải vào vở- Lên bảng sửa bài.
 Số kg em cân nặng:
 46 – 18 = 28 (kg).
 Đáp số: 28 kg.
- Học sinh đếm – Nêu kết quả: 
d.
 9 hình
- Học sinh vẽ vào vở- Đổi chéo vở để kiểm tra.
Được dùng que tính để tính
Toán (BS)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
	Rèn kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
	Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ , số trừ.
Giải toán có văn.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
- Bài 1: Đặt tính rồi tính.
28 + 19 , 73 – 35 , 53 + 47 , 90 - 42
- Bài 2: Tìm x.
a/ x + 18 = 62 b/ x - 27 = 27 
 c/ 40 - x = 8 
- Cho học sinh giải vào vở- Lên bảng sửa bài.
- Cho học sinh nêu lại các quy tắc tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
- Bài 3: Con lợn to cân nặng 92 kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg. Hỏi con lợn bé nặng bao nhiêu kg?
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài – Thảo luận nhóm đôi để làm bài vào vở - Sửa bài.
3/ Tổng kết:
GV nhận xét tiết học – Tuyên dương.
Học sinh làm vào bảng con
 +
28
-
73
+
53
-
90
19
 35
47
42
47
38
100
48
- Học sinh giải vào vở- Lên bảng sửa bài.
a/ x + 18 = 62 c/ 40 - x = 8
 x = 62 – 18 x = 40 – 8
 x = 44 x = 32
 b/ x - 27 = 27 
 x = 27 + 27 
 x = 54 
- Học sinh đọc CN- ĐT
Học sinh đọc đề bài – Thảo luận nhóm đôi để làm bài - Sửa bài
 Bài giải
 Con lợn bé cân nặng là:
 92 – 16 = 76 (cm)
 Đáp số: 76cm.
Được dùng que tính để tính
Giáo dục ngoài giờ
HÁI HOA DÂN CHỦ
 I. Mục tiêu : 
 Ôn tập củng cố kiến thức ở môn toán và môn Tiếng Việt..
 Đồ dùng dạy học:
 Cành cây, hoa giấy ghi nội dung ôn tập.
 Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
 2/ Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội
- Lần lượt 1 học sinh của mỗi đội lên hái một bông hoa. Nếu trả lời đúng thì được mang bông hoa về đội. Nếu sai thì quyền trả lời dành cho đội kia. Tiến hành lần lượt cho đến hết học sinh trong mỗi đội. Kết thúc cuộc thi, đội nào nhiều bông hoa hơn là thắng cuộc.
3/ Tổng kết: 
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương nhóm thắng cuộc./
- Học sinh tham gia trò chơi - Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn- Nhận xét kết quả.
Thứ năm.
Tập viết (Tiết 18)
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 7)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
	- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu.
	- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc; Bảng ghi sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Học sinh KK
1. Giới thiệu bài: 
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Ôn luyện tập đọc: 
 - Tiến hành như tiết 1.
3. Ôn luyện từ chỉ đặc điểm của người và vật: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Sự vật được nói đến trong câu a là gì?
- Đặc điểm của thời tiết là gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi: Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu văn.
4. Ôn luyện viết bưu thiếp:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Em viết bưu thiếp cho ai?
- Em viết bưu thiếp để làm gì? Nhân dịp nào?
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài của mình. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
3/ Củng cố :
- Gọi học sinh nêu một số từ chỉ đặc điểm về hình dáng , màu sắc của người, vật.
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Là “ Thời tiết”
- Lạnh giá.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi – Làm vào vở - Lên bảng sửa bài.
Câu a: lạnh giá
Câu b: vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
Câu c: siêng năng, cần cù.
- Cho thầy cô lớp 1 của em. 
- Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11.
- Làm bài vào vở
- Một số học sinh đọc bài làm của mình.
VD: 
 Tiểu Cần, ngày 18 – 11- 2009
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 em kính chúc thầy mạnh khỏe và nhiều niềm vui. 
 Học trò cũ của thầy. 
 Hà Linh. 
- Một số học sinh nêu.
Toán (Tiết 89)
 LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: 
 - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
	 - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản
 - Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Giáo viên: Bảng nhóm. 
 - Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 2: Tính
- Cho học sinh làm vào vở - Lên bảng sửa bài.
Bài 3: Cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
3/ Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Làm bảng con. 
 38
+ 27
 65
 54
+ 19
 73
 67
+ 5
 72
 61
- 28
 33
 70
- 32
 38
 83
- 8
 75
- Học sinh làm vào vở - Lên bảng sửa bài.
12 + 8 + 6 = 26
36 + 19 – 9 = 36
25 + 15 – 30 = 10
51 – 9 + 18 = 50
- Tóm tắt và giải vào vở- Lên bảng sửa bài
 Tóm tắt Bài giải
Ông: 70 tuổi. Tuổi bố năm nay là
Bố kém ông: 32 tuổi 70 – 32 = 38 (tuổi)
Bố :  tuổi ? Đáp số: 38 tuổi. 
Tiếng Việt (BS)
ÔN TẬP
 I. Mục tiêu : 
 Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
 Học sinh viết được một đoạn văn ngắn kể về một con vật mà em thích.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Thực hành:
Bài 1: Đặt câu theo mẫu
 Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở - Nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
Bài 2: Em hãy kể về một con vật mà em thích.
Hỏi: Em định kể về con vật nào? Kể những gì?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở - Nối tiếp nhau đọc bài làm- Nhận xét
- Giáo viên nhận xét – Sửa chữa.
3/ Tổng kết: 
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương nhóm đọc hay./
- Học sinh làm vào vở - Nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt – Nhận xét 
- Một số học sinh nêu.
- Học sinh làm vào vở - Nối tiếp nhau đọc bài làm- Nhận xét
Thứ sáu 
Tập làm văn (Tiết 18)
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Chính tả (Tiết 36)
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Toán (Tiết 90)
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Tự nhiên và xã hội (Tiết 18)
 THỰC HÀNH “GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH, ĐẸP”.
I. Mục tiêu: 
 	- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường lớp sạch đẹp. 
 	- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	Tranh ảnh ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Cần làm gì để phòng tránh té ngã khi ở trường ?
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
* Hoạt động 2: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp. 
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh trang 38, 39. 
- Hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Dụng cụ mà các bạn đang sử dụng và việc làm đó có tác dụng gì ?
+ Tranh 2 vẽ những gì?
+ Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm và tác dụng của các công việc ấy ?
+ Trường học đẹp có tác dụng gì ?
* Hoạt động 3: Thực hành làm vệ sinh trường lớp
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và phân công:
 Nhóm 1: Vệ sinh lớp học.
 Nhóm 2: Nhặt rác ở sân trường
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3/ Củng cố - Dặn dò.
Hỏi: Trường lớp sạch đẹp có lợi gì?
- Nhận xét giờ học. 
- Một số học sinh nêu.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời. 
- Tranh vẽ cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường. 
- Quét rác, xách nước, tưới cây,
- Chổi, xô nước, xẻng,, sân trường sạch sẽ. 
- Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây. 
- Tưới cây, bắt sâu, hái lá già,; cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường. 
- Bảo vệ sức khỏe cho mọi người,
- Học sinh thực hiện – Báo cáo kết quả.
- Môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ.
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 18:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- GV nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở HS.
 	2/ Kế hoạch tuần 19:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 18 .
	- Củng cố nề nếp lớp.
 	 	- Nhắc nhở, kiểm tra việc mua sắm dụng cụ học tập cho học kì II
 	- Giáo dục học sinh tự giác, tích cực trong các hoạt động của trường, lớp.
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 (2 buoi) - HKI.doc