Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

1 dam = ?m

1hm = ?dam (1 HS nêu)

- Nhận xét

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Phát triển bài

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài: HS nắm được các ĐV đo và mối quan hệ của các đơn vị

- Hãy nêu các đơn vị đo đã học ?

- GV: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản.

- GV viết mét vào bảng đơn vị đo độ dài

- Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào?

(GV viết các đơn vị này vào bên trái cột mét)

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ bảy ngày 1 tháng 11 năm 2009
Luyện Toán
Bảng đơn vị đo độ dài đề ca mét – héc tô mét
I. Mục tiêu: 
Giúp HS
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng 
- Biết làm các phép tính với số đo độ dài. 
II. chuẩn bị
GV: - Kẻ sẵn một bảng có các dòng, cột nhưng chưa viết chữ số và số
HS: Bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
1 dam = ?m
1hm = ?dam (1 HS nêu)
- Nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài: HS nắm được các ĐV đo và mối quan hệ của các đơn vị 
- Hãy nêu các đơn vị đo đã học ?
- HS nêu: Mét, minimét, xăng ti mét, đề xi mét, héc tô mét.
- GV: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản.
- HS nghe - quan sát 
- GV viết mét vào bảng đơn vị đo độ dài 
- Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào?
- km,hm, dam
(GV viết các đơn vị này vào bên trái cột mét)
- Nhỏ hơn mét có những đơn vị đo nào?
- dm, cm.mm
(GV ghi vào bên phải cột mét)
- Hãy nêu quan hệ giữa các đơn vị đo ?
- HS nêu: 1m = 10dm, 1 dm= 10cm
- Dau khi HS nêu GV ghi lần lượt vào bảng 
 1 hm = 10 dam; 1 dam = 10 m
- GV giới thiệu thêm: 1km = 10 hm 
- Em có nhận xét gì về 2 ĐV đo liên tiếp 
- Gấp kém nhau 10 lần.
- 1km bằng bao nhiêu mét?
- 1m = 1000 mm
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc 
- HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân để thuộc bảng ĐV đo độ dài 
2. Hoạt động 2:Thực hành 
* Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào SGK
- HS làm vào SGK – nêu miệng kết quả 
- Gọi HS nêu kết quả 
1km = 10hm 1m = 10dm
1km = 1000m 1m = 100cm
- HS nhận xét 
- GV nhận xét chung
* Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn làm 1 phép tính mẫu 
- HS làm nháp – nêu miệng kết quả
8hm = 800 m
9km = 900m 8m = 80 dm
7 dam = 70 m 6m = 600 cm
- HS nhận xét 
- GV nhận xét, sửa sai
b. Bài 3: HS làm được các phép tính với số đo độ dài.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn mẫu một phép tính 
25m x 2 = 50m 
- HS làm vào vở - đọc bài làm 
- HS nhận xét 
15km x 4 = 60km 
3 cm x 6 = 204 cm
36 hm : 3 = 12 km
- GV nhận xét 
70km : 7 = 10 km
4. Củng cố 
- Đọc lại bảng đơn vị đo độ dài ? 2 HS
* Đánh giá tiết học
5. Dặn dò 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài .
--------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập giữa kì I
Ôn kiểu câu Ai làm gì ?
 i. Mục tiêu : 
 	 - Mở rộng vốn từ cộng đồng . Ôn kiểu câu Ai làm gì ? .
 	 -Rèn kỹ năng dùng từ cho HS.
 ii. Chuẩn bị : 
 	GV: Bảng phụ viết bài tập 1; bảng lớp viết bài tập 3 và 4. 
HS:SGK 
 iii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT miệng BT2 và 3 tiết trước (2 em).
- Nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ mở rộng vốn từ cộng đồng và ôn lại kiểu câu Ai làm gì?
 b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài 1:- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
- Mời 1HS làm mẫu (xếp 2 từ cộng đồng, cộng tác vào bảng phân loại).
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Mời 1 em lên bảng làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
* Bài 2 : - Yêu cầu 2 HS đọc nội dung BT, cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên giải thích từ “cật” trong câu”Chung lưng đấu cật”: lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét) - ý nói sự đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc .
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng (câu a và c đúng: câu b sai).
+ Em hiểu câu b nói gì?
+ Câu c ý nói gì?
- Cho HS học thuộc lòng 3 câu thành ngữ, TN.
* Bài 3: 
- Gọi 1HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Mời 2HS lên bảng làm bài: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Bài 4: - Gọi 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp theo dõi trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ 3 câu văn được viết theo mẫu câu nào? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV ghi nhanh lên bảng, sau đó cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố
 - Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học ,xem trước bài mới 
- 2 học sinh lên bảng làm miệng bài tập. 
- Cả lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Một em đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
- Một em lên làm mẫu.
- Tiến hành làm bài vào VBT.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
Người trong cộng đồng 
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
Thái độ hoạt động trong cộng đồng
Cộng tác, đồng tâm , đồng tình. 
- Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2 
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Cả lớp trao đổi và làm bài vào vở.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung
* Tán thành các câu TN:
+ Chung lưng đấu cật (sự đoàn kết )
+ Ăn ở như bát nước đầy ( Có tình có nghĩa )
* Không đồng tình :-Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại (ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình) .
- 1HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi bổ sung.
Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
- 5 em nộp vở để GV chấm điểm.
- 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ 3 câu văn được viết theo mẫu câu Ai làm gì?
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 số em nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét chữa bài:
 Câu a: Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
 Câu b: Ông ngoại làm gì?
 Câu c: Mẹ bạn làm gì? 
------------------------------------------------------
Luyện Viết
ôn tập : Ôn chữ hoa G
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa G (Gi) thông thường bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng ( Gia Lai) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/ Vườn Ngọc Hà thơm mát gần xa bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Chuẩn bị:
 	GV:- Mẫu chữ viết hoa Gi.
 	 - Tên riêng Gia Lai câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 	 HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Ê - đê, Em.
- Giáo viên nhận xét đánh gia
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn viết trên bảng con 
 *Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng: Gia Lai.
- Giới thiệu: là một tỉnh thuộc Tây Nguyên
- Cho HS tập viết trên bảng con.
 *Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu học sinh đọc câu.
+ Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu viết tập viết trên bảng con: Khôn, Gà . 
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ G một dòng cỡ nhỏ.
-Viết tên riêng Gò Công hai dòng cỡ nhỏ
-Viết câu tục ngữ hai lần .
 d/ Chấm, chữa bài 
 4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
5.Dặn dò:
- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn các chữ hoa đã học từ đầu năm đến nay .
- 2 em lên bảng viết các tiếng : Ga – li – lê. 
- Lớp viết vào bảng con. 
-Lớp theo dõi giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: Gi, L, H , N
- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Cả lớp tập viết trên bảng con: Gi, L, H , N
- 2HS đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu thêm về một địa danh của đất nước ta.
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- 2 em đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của vung quê Ngọc Hà - Hà Nội
- Lớp thực hành viết chữ hoa trong tiếng Giếng và Vườn trong câu ứng dụng. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nộp vở từ 5- 7 em để GV chấm điểm.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LUYEN TUAN 9.doc