Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2005-2006

Bông hoa Niềm Vui

 I.Mục tiêu:

 1- Hiểu các từ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo , đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.

- Hiểu nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với mẹ.

 2- Rèn kĩ năng đọc hay, đọc đúng .

3 - Có lòng hiếu thảo với cha mẹ .

 II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ

 II.Hoạt động dạy học :

 A/ Kiểm tra bài cũ : -3 H. đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ”.

 -Trong bài thơ 3 em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?

 -HS-GV nhận xét ,cho điểm .

 B/ Bài mới : 1/Giới thiệu bài .

 2/Luyện đọc :

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
14 trừ đi một số : 14-8
I Mục tiêu :
1- H. biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14-8.
2- Tự lập và học thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số.
 - Rèn kĩ năng đặt tính đúng, giải các bài toán có liên quan .
3-Thích thú lập bảng trừ và giải toán .
II. Đồ dùng: que tính .
III. Hoạt động dạy –học :
 A/Kiểm tra : H. đặt tính và thực hiện các phép tính sau ;
	73 - 5 	83 – 24	93- 48	63 – 15
	H. đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi 1 số.	
B/Bài mới : 1/ Giới thiệu bài 
	2 / Giới thiệu phép tính 14-8.
 - Nêu bài toán : Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính . Còn bao nhiêu que tính?
 -? Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
 -Y/C H. nêu cách làm .
 - Tóm tắt cách bớt hợp lý.
 - Y/C H. đặt tính và tính vào bảng con .
- 1 H. lên bảng đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính.
 c/ Y/C H. lập bảng trừ của 14 và học thuộc .
 3/Thực hành :
* Bài 1:Tính nhẩm .
- Y/C H. đọc đề, nêu miệng kết quả .
*Bài 2: Đặt tính và tính :
 -Y/C H. đọc đề bài , nêu cách đặt tính và tính, cho H. làm bài vào vở .
* Bài 3: Gọi H. nêu y/c của bài.
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- H. làm vào vở bài tập, 3 H. lên bảng làm
- Yêu cầu H. nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- T. nhận xét.
* Bài 4: Y/C H. đọc đề , nêu miệng tóm tắt 
- Nghe và phân tích đề .
- Thực hiện phép tính trừ 14-8
- Thao tác trên que tính và tìm cách làm hợp lý. 
 14
 - 6
 8
- Thi học thuộc lòng bảng trừ .
- Đọc đề , nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính . Lưu ý so sánh :14- 4- 2 và 14-6.
- 2 H. lên bảng làm bài lớp làm bài vào vở .
- Nêu cách tìm hiệu, 1 H. lên bảng làm bài .
- H. đọc đề bài
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 
 14 14 12
- 5 - 7 - 9
 9 7 3
-Phân tích đề bài trong nhóm 
- Bán đi nghĩa là thế nào? 
-Bài toán này thuộc dạng toán gì ? 
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- H. tự giải bài tập vào vở.
 4/ Củng cố dặn dò : Thi học thuộc lòng bảng trừ của 14.
	 - Y/C H. lập các phép tính dạng 14 trừ đi một số.
Tiết 3 + 4: Tập đọc
Bông hoa Niềm Vui
 I.Mục tiêu:
 1- Hiểu các từ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo , đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.
- Hiểu nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với mẹ.
 2- Rèn kĩ năng đọc hay, đọc đúng .
3 - Có lòng hiếu thảo với cha mẹ .
 II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ 
 II.Hoạt động dạy học :
 A/ Kiểm tra bài cũ : -3 H. đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ”.
	-Trong bài thơ 3 em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
 -HS-GV nhận xét ,cho điểm .
 B/ Bài mới : 1/Giới thiệu bài .
	 2/Luyện đọc :
-GV đọc mẫu 
- Y/c H. đọc nối câu, đoạn tìm từ .
 + Luyện từ : sáng, lộng lẫy, ốm nặng, hai bông nữa.
 + Ngắt câu : - Em muốn bố/ một  Niềm Vui/ đau//
	 - Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng//
- Tổ chức H. đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét, cho điểm.
 -1H. đọc , lớp đọc thầm .
 -H đọc nối tiếp đoạn ,thi đọc giữa 
 3) Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1, 2 kể về bạn nào?
- Sớm tinh mơ Chi đã vào vườn làm gì?
- Chi tìm bông hoa niềm vui để làm gì?
- Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm vui?
- Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
- Bông hoa Niềm vui đẹp như thế nào?
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
- Bạn Chi đáng khen ở điểm nào?
* đọc đoạn 3, 4.
- Khi nhìn thấy cô giáo Chi nói gì?
- Khi biết lí do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo nói gì?
- Thái độ của cô ra sao?
- Theo em Chi có những đức gì?
4) Luyện đọc lại.
- Thi đọc theo vai. Gọi 3 H. đọc theo vai
- Đọc đúng giọng của nhân vật, người dẫn chuyện thong thả, chậm rãi. 
- Giọng Chi cầu khẩn.
- Lời cô giáo dịu dàng, trìu mến.
5) / Củng cố, dặn dò : Cho H. đọc lại cả bài theo vai .
-Nhận xét tiết học.
- Bạn Chi.
- Tìm bông cúc màu xanh.
- Tặng bố là dịu cơn đau.
- Màu xanh là màu của hi vọng vào những điều tốt lành
- Chi thương bố.
- Rất lộng lẫy 
- Vì nhà trường có quy định không ai được ngắt hoa.
- Biết bảo vệ của công
- Xin cô cho em....
- Ôm Chi vào lòng và nói: Em hiếu thảo với cha
- Trìu mến , cảm động.
- Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
- H. đóng vai người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
Tiết 5: Chính tả
Tập chép: Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu : 
1- Chép lại chính xác đoạn từ Em hãy hái.cô bé hiếu thảo trong bài tập đọc Bông hoa Niềm vui. 
2- Tìm những từ có tiếng iê/ yê
- Nói được câu phân biệt các thanh hỏi/ ngã; phụ âm r/ d
3- Trình bày bài đẹp, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy – học.
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3.
II. Hoạt động dạy - học : 
 A.Kiểm tra : Gọi 2 H. lên bảng viết từ . 
 - Nhận xét bài của H. dưới lớp.
 - Nhận xét, cho điểm từng H.
 B. Bài mới : 
1. Hướng dẫn tập chép.
- GV. đọc đoạn chép
? Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho ai? Vì sao?
- Những chữ nào trong bài chính tả đựơc viết hoa?
- H. viết từ khó.
- Cho H. chép bài vào vở
- GV. chấm, nhận xét.
2. Hướng dẫn H. làm bài tập.
* Bài 2: Tìm những từ có vần iê, yê.
- T. đọc từng yêu cầu.
- H. giơ bảng và nhận xét.
* Bài 3: (Lựa chọn) Đặt câu hỏi để phân biệt: rối- dối, rạ - dạ..
- GV. nhận xét, sửa.
3/ Củng cố, dặn dò :
Khen những bài viết đẹp.
Nhận xét giờ học .
 -Tìm những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi
- H. đọc lại
- H. trả lời
- Đầu câu, tên riêng người.
- Hãy hái, nữa, dạy dỗ.
- H. viết bảng con.
- Yếu, kiếm, khuyên.
- H. đặt nối tiếp.
Tiết 6: Thể dục
Bài 23: Trò chơi bỏ khăn nhóm ba, nhóm bảy
(GV chuyên dạy )
Tiết 7:Tiếng Việt +
Luyện đọc 
I.Mục tiêu :
1-Luyện đọc tốt các bài tập đọc trong tuần .
2-Rèn đọc đúng ,đọc hay .Trả lời được câu hỏi của nội dung các bài .
3-Thích thú với môn học .
II.Hoạt động dạy –học :
1-Hướng dẫn luyện đọc và trả lời các bài tập đọc :
a. Bài :Bông hoa Niềm Vui 
+ Luyện đọc đúng 
+ Đọc phân vai 
+trả lời câu hỏi 
Đánh dấu * vào ô trống trước câu trả lời đúng :1. Chi muốn hái bông hoa Niềm VUi để làm gì ?
 Để trang trí phòng bệnh của bố .
 Để tặng bố ,giúp bố dịu cơn đau .
 Để ngắm hoa .
 2.Vì sao Chi không dám tự ý hái hoa ?
 Vì hoa là của chung ,không ai được hái 
 Vì Chi thấy hoa đẹp ,không ngỡ ngắt .
 Vì Chi sợ cô giáo và các bạn phê bình .
b Bài : Quà của bố 
 -Luyện đọc đúng 
-Tổ chức thi đọc 
-Trả lời câu hỏi nội dung bài .
c.Bài :Há miệng chờ sung 
-Luyện đọc đúng 
-Trò chơi:Biết một câu , đọc cả đoạn 
-Câu chuyện muốn khuyên em điều gì ?
2.Củng cố ,dặn dò :
-Nhận xét giờ học .
-HS đọc nối tiếp từng đoạn 
-HS đọc phân vai 
-Trả lời câu hỏi ,chọn ý đúng .
-HS đọc nối tiếp từng đoạn 
-Thi đọc giữa các nhóm .Chọn bạn đọc hay 
1 HS đọc câu hỏi - HS trả lời câu hỏi 
-1HS đọc một câu bất kì trong bài .
-HS bên cạnh đọc ngay đoạn có câu đó 
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2005
Tiết 1:Toán
34-8
I.Mục tiêu :
 1- H. biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34-8.
 2- áp dụng phép trừ có nhớ để giải các bài toán có liên quan .
 3.Thích học toán .
II.Đồ dùng dạy học : que tính, bảng gài .
III. Hoạt động dạy học :
 A/ Kiểm tra : H. thực hiện các phép tính sau : 14-8 ; 24-8 ; 34-8.
 B/ Bài mới : 
 1/ Giới thiệu bài :
 2/ Giới thiệu phép tính 34-8
 - Nêu đề toán .
 -Y/C H. tự tìm ra kết quả của phép tính 34-8.
 - Y/C H. tìm cách tính nhanh .
 - GV ghi : 34-8=26
 - Y/C H. đặt tính và so sánh kết quả với phép tính nhẩm .
 - GV. chốt : có nhớ ở 1 hàng chục( 3 chục bớt 1 chục còn 2 chục )
 - Y/C H. tự tìm ví dụ .
 c/ Thực hành :
* Bài 1: Y/C H. nêu cách đặt tính và tính. Y/C H. làm vào bảng con .
* Bài 2: Y/C H. đọc đề, nêu cách đặt tính và tính . Y/c H. làm vào vở .
* Bài 3: Y/C H. đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và giải vào vở .
- ? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- T. nhận xét.
* Bài 4: Y/C H. nêu cách tìm số hạng và số bị trừ . Cho H. làm vào bảng con . 
 - Nghe và phân tích đề .
- Thao tác trên que tính tìm ra kết quả là 26.
- Nêu cách tính nhanh 5 em .
- Đọc lại kết quả của phép tính 34-8
 -Nêu cách đặt tính và tính .
- Làm bảng con .
- 1H. lên bảng làm bài và nêu cách đặt tính , lớp làm vào bảng con.
- Nhiều H. nêu miệng cách đặt tính và tính, 1 H. lên bảng, lớp làm vở .
- Đọc đề,phân tích nêu dạng toán, 1 H. lên bảng nêu tóm tắt và giải, lớp làm bài giải vào vở.
- Bài toán về ít hơn.
- Nhiều H. nêu cách tìm, 1H. lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 
 3/Củng cố , dặn dò : 
- Yêu cầu H. nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8 
- Nhận xét tiết học. Biểu dương H. học tốt, có tiến bộ.
Tiết 2: Mĩ thuật
Vẽ tranh :Đề tài :Vườn hoa hoặc công viên 
(GV chuyên dạy )
Tiết 3: Tập đọc
Quà của bố
I.Mục tiêu :
1 -H. hiểu nghĩa các từ : Thúng câu, cà cuống, niềng niễng,nhộn nhạo, cá sộp, muỗm
 - Hiểu nội dung bài: hiểu được tình thương yêu của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con .
 2-Rèn kĩ năng đọc hay, đọc đúng .
 3- Yêu quý, kính trọng bố của mình .
II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ 
III.Hoạt động dạy học :
A/Kiểm tra: Gọi H. đọc và trả lời câu hỏi bài “ Bông hoa Niềm Vui ”.
B/Bài mới :1/ Giới thiệu bài 
	2/Luyện đọc :
GV đọc mẫu
Cho HS đọc nối câu ,nối đoạn .
 + Luyện từ: lần nào, lạo xạo, thao láo, ngó ngoáy.
 + Luyện đọc câu : (GV treo bảng phụ )
 Mở thúng thế giới dưới nước .// Cà cuốngnhộn nhạo.// mở hòm ra mặt đất.//  ngó ngoáy .//
	Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất//con sập sành/con muỗm to xù/mốc thếch/ngó ngoáy//
-Cho giải nghĩa từ 
- 1 HS khá đọc 
- H. đọc nối câu .
- H. đọc nối tiếp đoạn.
-HSgiải nghĩa ,đặt câu 
	3/ Tìm hiểu bài :
 -Bố đi đâu về các con có quà ?
 -Quà của bố đi câu về có những gì ?
 -Vì sao có thể gọi là “ Một thế giới dưới nước”?
 - Các món quà dưới nước của bố có đặc điểm gì ?
 - Bố đi cắt tóc về có quà gì?
 - Các món quà đó có gì hấp dẫn ?
 -Từ ngữ nào cho thấy các con rất thích món quà của bố ?
 -Theo con, vì sao các con lại thấy giàu quá trước món quà đơn sơ ?
- Đi câu, đi cắt tóc .
-Cà cuỗng, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối .
-Vì đó là những con vật sống dưới nước .
- Sống động, bò nhộn nhạo
-Con xập xành, con muỗm, con dế.
- Con xập xành  ngó ngoáy . Con dế..chọi nhau .
- Hấp dẫn, giàu quá .
- Vì các con rất yêu bố
 4.Luyện đọc lại : Cho HS thi đọc 
5/Củng cố, dặn dò : ? Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì ?
	 Nhận xét tiết học .
Tiết 4 : Tự nhiên – xã hội
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mụ ... 	 hiếu thảo với cha mẹ 
 b/ Nội dung của bài là :
 	 Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
 	 Nói về 1 bông hoa niềm vui.
 4/ Luyện đặt câu theo chủ đề : Hãy tìm từ chỉ người trong bài và đặt câu với mỗi từ vừa tìm được .
 - Tìm thêm 5 từ chỉ người nói về gia đình . Viết 1 đoạn văn 5 câu nói về tình cảm của con cái với cha mẹ .
 - Y/C H. trình bày, H. khác nhận xét .
 5/ T. nhận xét tiết học 
Tiết 6: Thể dục
Bài 23: Trò chơi bỏ khăn nhóm ba, nhóm bảy
 I.Mục tiêu :
 - Học trò chơi nhóm ba, nhóm bảy . Ôn đi đều.
 - Biết cách chơi, bước đầu tham gia vào trò chơi. 
 - Thực hiện chính xác động tác đi đều.
 -Thấy được ích lợi của việc tập thể dục và chăm tập thể dục.
 II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi.
 III. Nội dung phương pháp :
 1/ Phần mở đầu :
 - Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c tiết học .
 - Y/C H. khởi động .
 - Y/C H. tập bài thể dục phát triển chung .
 2/ Phần cơ bản :
 - Hướng dẫn trò chơi : Nhóm ba, nhóm bảy .
 +T. nêu tên trò chơi.
 +Hướng dẫn cách chơi: Y/C H. nhảy chân sáo theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đọc bài thơ, sau tiếng ba , bảyhợp lại nhau khi nghe lệnh hô.
 - Y/C cán sự cho lớp đi đều 5 phút .
 3/ Phần kết thúc :
 - Y/C H. thả lỏng .
 - Hệ thống bài, nhận xét tiết học .
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo
- Chạy tại chỗ, xoay các khớp .
- Tập theo sự điều khiển của cán sự lớp .
- Nhắc lại tên trò chơi.
- Thực hiện theo hướng dẫn, ai thực hiện sai phải nhảy lò cò 1 vòng .
- Tập theo hiệu lệnh của cán sự lớp , theo đội hình hai hàng dọc .
- Cúi lắc người thả lỏng .
- Nghe giao việc . 
 3/Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học .
 3/ GV chấm bài, nhận xét tiết học .
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Âm nhạc
Học hát: Chiến sĩ tí hon.
Tiết 2: Tập đọc
Bài: Há miệng chờ sung
I. Mục tiêu:
- Hiểu từ mới: chàng, mồ côi cha mẹ.
- Hiểu nội dung bài: Phê phán những kẻ lười biếng không chịu làm việc chỉ chờ ăn sẵn.
- Đọc đúng, đọc hay
- Có ý thức lao động.
II. Đồ dùng: 1 chùm sung
III. Hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra: Đọc bài “Quà của bố”
	Đặt câu hỏi cho đoạn cuối bài.
	Đặt câu với từ : thơm lừng, thao láo
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài.
2 Luyện đọc: T. đọc mẫu
	 H đọc nối tiếp câu
- Luyện đọc từ: làm lụng, nằm ngửa, sung rụng, nuốt, chàng lười.
- Luyện đọc câu: Hàng ngày// anh ta cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung/ há miệng ra thật to/ chờ cho sung rụng vào mồm thì ăn//
- H. đọc nối tiếp đoạn.
- Thi đọc giữa các nhóm	 .
- Đọc đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài:
- Anh chàng lười nằm dưới gốc cây sung để làm gì?	- Chờ sung rụng trúng 	vào mồm thì ăn
- Chàng lười nhờ người qua đường làm giúp việc gì?	- Nhặt sung bỏ hộ vào 	mồm anh ta
- Người qua đường giúp anh chàng lười như thế nào?	- Lấy 2 ngón chân cặp 	quả sung, bỏ vào miệng	anh chàng lười.
- Chàng lười bực, gắt người qua đường như thế nào?	- Ôi chao! Người đâu mà 	lười thế!
- Câu nói của anh chàng lười có gì đáng cười?	- Kẻ cực lười lại còn chê 	người khác là lười
4 Luyện đọc lại.
- T. hướng dẫn H. thi đọc truyện theocác vai: Người dẫn 
truyện, chàng lười
- Giọng đọc chậm rãi, khôi hài.
- Kéo dài giọng đọc ở các từ ngữ: ôi chao, lười thế ( câu 
cuối bài).
5. Củng cố, dặn dò.
- Truyện này phê phán điều gì?	- Thói lười biếng không 
	chịu làm việc chỉ chờ ăn 	sẵn
- Câu thành ngữ: “Há miệng chờ sung để chỉ những người
lười không muốn lao động, học hành chỉ chờ may mắn 
tự đến”.
- Các em không học tập anh chàng trong chuyện này.
Tiết 5: Tiếng Việt*
Há miệng chờ sung
I.Mục tiêu:
- H. nghe viết đoạn “ Chợt có ngườichàng lười ” trong bài tập đọc: Há miệng chờ sung . 
 -Biết đặt câu có các từ chỉ hoạt động của chàng lười .
 -Có ý thức chăm chỉ học tập, làm việc.
II.Hoạt động dạy- học :
 1/ T. nêu y/c nội dung tiết học .
 2/ Hướng dẫn viết bài chính tả .
 -T. đọc đoạn chép , y/c 1 H. đọc, lớp đọc thầm .
 ? Đoạn văn nói về nhânvật nào? Về nội dung gì ?
 -Nêu các dấu câu trong bài? Sau dấu chấm em phải viết như thế nào ?
 -Đoạn văn có mấy câu ?
 - Y/C H. tìm từ khó luyện viết.
- Đoạn văn nói về anh chàng lười nhờ người qua đường nhặt hộ quả sung cho vào miệng ,gặp phải người còn lười hơn .
- Đoạn văn có 3 câu .
-Tìm, đọc và viết các từ : lười, sung,cặp 
 3/ Y/C H. tìm từ chỉ hoạt động của anh chàng lười và đặt câu với mỗi từ tìm được : H. nối tiếp nhau đặt câu H. khác nghe nhận xét, bổ sung .
 4/ Chấm bài, nhận xét tiết học .
Tiết 6 : Âm nhạc*
Múa vận động phụ hoạ bài “ Chiến sĩ tí hon ” .
I.Mục tiêu :
 - Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ bài : chiến sĩ tí hon .
 - Biết múa 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát 1 cách tự nhiên .
II.Hoạt động dạy- học :
 1/T. nêu y/c nội dung tiết học .
 2/Hướng dẫn H. múa những điệu đơn giản phụ hoạ cho bài hát 
 - T. múa kết hợp hát cho H. quan sát.
 -H. múa thử .
 -H. tập từng động tác kết hợp với hát .
 -H. tập biểu diễn kết hợp với vận động phụ hoạ theo nhóm, cá nhân .
 3/ Nhận xét tiết học : Tuyên dương nhóm, cá nhân biểu diễn hay.
 	Tiết 7: Thể dục*
	Luyện đi đều- Trò chơi : Nhóm 3, nhóm7.
I.Mục tiêu :
 -Ôn động tác đi đều, Ôn trò chơi : Nhóm 3 nhóm 7.
 - Tập chính xác các động tác. Chơi chủ động .
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường , còi.
III. Nội dung , phương pháp :
1/Phần mở đầu :
 -Nhận lớp phổ biến nội dung y/c tiết học.
 -Y/C H. khởi động .
2/Phần cơ bản : 
 * Ôn đi đều : Y/c cán sự cho lớp đi đều trong vòng 5 phút. T. theo dõi sửa sai.
*Ôn trò chơi : Nhóm 3 nhóm 7.
 -Y/c H. nhắc lại tên trò chơi và cách chơi .
 -Y/C H. chơi theo nhóm . T. theo dõi và nhận xét.
3/Phần kết thúc :
 -Y/C H. đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
 - Nhận xét tiết học . 
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- Xoay các khớp và chạy tại chỗ .
- Lớp tập theo hiệu lệnh hô của cán sự lớp .
- Tự chơi theo nhóm .
-Tập theo y/c của T. 
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2005
-
 H. đọc đề phân tích 	mẫu.
- T. phát thẻ và yêu cầu H. ghép.	- Gọi 3 nhóm / 3 người 	thực hiện 
	H. khác làm nháp
- T. đánh giá, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò:
	Nhấn mạnh kiểu câu: Ai làm gì?
- Cho H. tự tính nhẩm rồi nêu kết quả.
Bài 2:
- Cho H. tự làm rồi chữa.
	Lưu ý: Trường hợp tìm số tròn chục trừ đi số 1 số.
Bài 3: Tìm x.
	- Yêu cầu H. nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng.
	- H. làm vở.
	- T. chữa bài và nhận xét.
Bài 4: H. tự làm
Bài 5: Vẽ theo mẫu.
	- T. hướng dẫn H. chấm 4 điểm vào vở
	- Nối tạo hình.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhấn : Dạng trừ có nhớ.
	- H. làm bài tập về nhà.
Tiết 4: Mĩ thuật
Vẽ tranh theo đề tài: Vườn hoa hoặc công viên.
I. Mục tiêu:
- H. thấy được vẻ đẹp & lợi ích của vườn hoa và công viện
- Vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị
- T.
 * Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên.
 * Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi.
 * Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ.
- H. 
 * Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
 * Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học .
1. Giới thiệu bài:
- T. lựa chọn cách giới thiệu bài phù hợp với nội dung.
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- T. giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để H. nhận biết.:
	* Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa, có sắc màu rực rỡ.
	* ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
- T. gợi ý cho H. để H. kể tên một vài vườn hoa, công viên mà các em biết (Công viên Lê- nin, Thủ Lệ) hoặc công viên ở địa phương.
-Gợi ý để H. tìm hiểu thêm các hành ảnh khác ở công viên, vườn hoa : chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng, đài phun nước.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh vườn hoa hoặc công viên.
- T. đặt câu hỏi gợi mở để H. nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh .
- Tranh vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho bức tranh thêm sinh động.
- Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ.
- Vẽ màu tươi sáng và kín mặt tranh.
Hoạt động 3: Thực hành
- T. nhắc nhở H. vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung.
- Dựa vào từng bài cụ thể, T. gợi ý H. vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- T. hướng dẫn H. nhận xét một số tranh.
- T. yêu cầu H. tự tìm ra bài vẽ đẹp.
2: Dặn dò
- Vẽ thêm tranh vào khổ giấy to hơn.
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
Tiết 5: Toán * 
Ôn dạng 34 – 8 , 54 – 18 
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng trừ 14.
- Làm toán nhanh, chính xác với dạng toán trừ có nhớ.
- Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ và giải toán.
- H. yêu thích môn toán.
II. Hoạt động dạy – học.
A. Kiểm tra bài cũ.
 - H. đọc thuộc bảng trừ 14.
B. Thựchành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu:
- H.làm vở nháp.
- Củng cố cách đặt tính.
	14 và 9	24 và 18	34 và 17
	64 và 5	74 và 9	84 và 16.
 Bài 2: H. làm vở.
 Giải bài tập theo tóm tắt.
 Có : 64 con gà.
 Bán: 9 con gà
 Còn: ? con gà.
- T.? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 ? Bán đi thì số gà tăng lên hay giảm đi?
Bài 3: Tìm x biết.
	x < 17- 8 	x + 17 = 46
	x + 15 < 15 + 6	19 + x = 85.
	x + 8 = 17.
* Lưu ý bài:
- x < 17 – 8.
 x < 9. 	Vậy x = 0, 1, 2, 3 , 4, 5, 6, 7, 8.
- x+ 15 < 15 + 6 vì cả hai tổng cùng có số hạng 15.
Vậy x < 6 tức là x = 0, 1, 2, 3, 4 , 5.
Bài 4: Yêu cầu H. vẽ hình và khoanh tròn vào các phần trả lời đúng.
 Trong hình bên có bao nhiêu hình tam giác?
a) 4 hình tam giác	
b) 5 hình tam giác
c) 8 hình tam giác
d) 10 hình tam giác.
- H. làm vở bài tập toán.
2. Thầy chấm bài – nhận xét tiết học.
Tiết 6: Mĩ thuật *
Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cờ Tổ quốc.
I. Mục tiêu:
	- H. nhận biết đựoc hình dáng, màu sắc lá cờ Tổ quốc
	- Vẽ đúng, đẹp.
	- Bảo quản và coi lá cờ Tổ quốc là một báu vật.
II. Hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài
Hoạt động 1: H. hình dung lại lá cờ Tổ quốc và trả lời:
 * Cờ Tổ quốc có hình gì? ở giữa có gì?
 * Cở Tổ quốc có nhiều hình dạng khác nhau không?
Hoạt động 2: H. vẽ.
	* 1 H. lên bảng tự vẽ
	* Cả lớp vẽ.
	* T. quan sát, giúp đỡ H. vẽ yếu .
	* Củng cố bước vẽ như sau:
	+ Vẽ phác hình, chỉnh sửa.
	+ Đo khoảng cách để vẽ ngôi sao ở giữa (các cách đều nhau).
	+ Tô màu đỏ phải đều.
	+ Ngôi sao vàng năm cánh ở giữa cân đối
 + T. chấm bài: chọn những bài vẽ đẹp để tuyên dương
*T. nhận xét giờ học
	Làm bài 2 trong vở bài tập.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc