Giáo án Lớp 3 (Bản 2 cột) - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 (Bản 2 cột) - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nộ dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng(trả lời được các câu hỏi trong sgk)

- Học sinh học tập tấm gương của Kim Đồng.

2. Kể chuyện: Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện theo tranh

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa truyện trong SGK

- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 62 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Bản 2 cột) - Tuần 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 2/12/2019
Tập đọc - Tiết 27 + Kể chuyện - Tiết 14:
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nộ dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng(trả lời được các câu hỏi trong sgk)
- Học sinh học tập tấm gương của Kim Đồng.
2. Kể chuyện: Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện theo tranh
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK
- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc lại bài “Cửa Tùng”.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài văn vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Cho học sinh quan sát tranh, giáo viên giới thiệu về chủ điểm trong tuần.
- Giới thiệu nội dung bài và nêu yêu cầu tiết học.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
b. Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm toàn bài giọng chậm rải, nhẹ nhàng.
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa và chỉ trên bản đồ để giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp,.
- Kết hợp giải thích các từ: Kim Đồng, ông Ké, Nùng, Thầy mo, thong manh 
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 đoạn đầu.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
? Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
? Vì sao bác cán bộ lại phải đóng vai một ông già Nùng?
? Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
- Cho học sinh đọc nối tiếp các đoạn 2, 3, 4, cả lớp đọc thầm lại trao đổi và trả lời câu hỏi:
? Chi tiết nào cho thấy sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi gặp địch?
d. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn đọc đúng phân vai đoạn 3.
- Mời lần lượt mỗi nhóm 3 học sinh thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai.
- Mời học sinh đọc lại cả bài.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
e. Kể chuyện:
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: Hãy dựa vào 4 tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ “.
* Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh:
- Cho quan sát 4 tranh minh họa.
- Gọi học sinh khá kể mẫu đoạn 1dựa theo tranh.
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể.
- Mời 4 học sinh tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh kể hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
? Qua câu chuyện này, em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?
- Dặn học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui đầu giờ.
- 3 học sinh đọc lại bài.
- Học sinh nêu nội dung bài học.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Học sinh quan sát tranh chủ điểm, lắng nghe giới thiệu.
- Chú ý lắng nghe.
- Vài học sinh đọc lại tên bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Cả lớp quan sát tranh minh họa và bản đồ, theo dõi giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Lắng nghe để hiểu về các từ ngữ mới trong bài.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 đoạn đầu của bài.
- 1 học sinh đọc đoạn 3
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 của bài.
- 1 em đọc đoạn 1 câu chuyện, cả lớp đọc thầm.
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để địch không nghi ngờ.
+ Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ông Ké lững thững đằng sau. . .
- 3 học sinh đọc nối tiếp các đoạn 2, 3, 4.
+ Gặp địch không hề bối rối, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu, địch hỏi anh trả lời rất nhanh: Đón thầy mo về cúng. Trả lời xong, thản nhiên gọi ông Ké đi tiếp: Già ơi! Ta đi thôi!
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Chú ý nghe hướng dẫn.
- 3 học sinh lên phân từng vai (dẫn chuyện, Kim Đồng, bọn giặc) thi đọc đoạn 3.
- 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp quan sát 4 tranh minh họa.
- 1 học sinh khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Học sinh tập kể theo cặp.
- 4 học sinh nối tiếp kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- 2 học sinh nêu.
- Ghi nhớ.
- Ghi nhớ để thực hiện.
- Lắng nghe.
Toán - Tiết 66:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các số lượng.
- Biết các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
- Học sinh làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cân đồng hồ loại nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
136g + 28g; 43g x2; 69g : 3
- Kiểm tra vở 1 số học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Ghi bảng tên bài.
b. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Mời học sinh giải thích cách thực hiện. 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. 
- Mời học sinh lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2. 
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán. 
4 gói kẹo, mỗi gói nặng 130g
	 ? g
1 gói bánh: 	 175g 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Mời học sinh lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
- Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau. 
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét vở 1 số học sinh, nhận xét chữa bài. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi: Thực hành cân 1 số đồ dùng học tập (Bài tập 4).
- Cho học sinh nêu kết quả.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Học sinh hát.
- 3 học sinh làm bảng, cả lớp làm vở nháp.
- Nộp vở đển kiểm tra
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Một số học sinh nhắc lại.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- 1 học sinh giải thích. 
- Cả lớp làm vào vở. 
- 6 học sinh chữa bài trên bảng.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Một học sinh nêu bài toán. 
- Phân tích, tóm tắt cùng giáo viên.
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Một học sinh lên bảng trình bày bài giải.
Giải:
Cả 4 gói kẹo cân nặng là:
130 x 4 = 520 (g)
Cả kẹo và bánh cân nặng là:
520 + 175 = 695 (g)
Đáp số: 695 g
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Học sinh đổi vở kiểm tra bài nhau. 
- 1 học sinh đọc bài tập 3. 
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm bài vào vở. Một học sinh giải bài trên bảng, lớp bổ sung. 
Giải:
Đổi 1 kg = 1000g
Số đường còn lại là:
1000 – 400 = 600 (g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600: 3 = 200 (g)
Đáp số: 200g
- Lắng nghe nhận xét, điều chỉnh kết quả.
- Học sinh chia lớp thành 3 nhóm thi đua cân đồ dùng học tập.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Lắng nghe nhận xét.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Tự nhiên xã hội - Tiết 27:
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tếở địa phương.
- Học sinh thích tìm hiểu về quê hương đất nước nơi mình sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và 55.
- Tranh ảnh về một số cơ quan của tỉnh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn đinh:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh nêu lại tên bài.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các trò chơi nguy hiểm không nên chơi ở trường.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
b. Làm việc theo nhóm
Bước 1:
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh) quan sát các hình minh họa trong SGK trang 52, 53,54 thảo luận theo gợi ý:
? Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình ?
Bước 2:
- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế. . . để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho nhân dân.
c. Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống:
Bước 1: 
- Yêu cầu học sinh đưa tranh ảnh, họa báo về một số cơ quan hành chính của tỉnh như cơ quan văn hóa, y tế, hành chính vv. . . đã sưu tầm được theo nhóm.
Bước 2:
- Mời đại diện các nhóm trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được và lên giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài.
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị bút vẽ, bút màu để giờ học sau vẽ tranh.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh hát.
- Nhắc lại tên bài.
- Vài học sinh nêu trước lớp.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Lắng nghe giới thiệu bài.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại.
- Học sinh chia nhóm. Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận.
- Lần lượt từng cặp lên trình bày trước lớp mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Các nhóm trình bày, xếp đặt các tranh ảnh sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
- Nhắc lại tên bài.
- Học sinh liên hệ, nêu trước lớp.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe.
Buổi chiều:
Tập viết - Tiết 14:
ÔN CHỮ HOA: K
I. Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa k (1 dòng); Kh, Y (1 dòng), viết đúng tên riêng Yết kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đóichung một lòng (1 lần) bằng cở chữ nhỏ.
- Học sinh yêu thích giữ gìn vở sạch,viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa K.
- Tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn ... c:
Nội dung hoạt động
Cách thức tổ chức
HĐ1: Củng cố giới thiệu về tổ em.
HĐ2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em
HĐ3: Hoàn thành kế hoạch bài học.
Một HS giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hoạt động trong tháng vừa qua (BT 2, tiết TLV tuần 14). 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Dựa vào bài tập 2, tiết tập làm văn tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy, các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ cầnviết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn
- Một HS làm mẫu ( VD : Tổ em có 8 bạn, Đó là các bạn : Giang, Lan, Tuấn, Huệ...Các bạn trong tổ đều là người dân tộc Kinh. Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý...)
- Cả lớp viết bài vào vở nháp. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt.
- Năm HS đọc bài. Cả lớp, GV nhận xét .
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học: 
Nội dung các hoạt động
Cách thức tổ chức các hoạt động
HĐ1: Củng cố bảng chia
HĐ2:Củng cố kỹ năng nhân, chia số có ba chữ số với
 ( cho) số có một chữ số;Kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
HĐ3: Hoàn thành kế hoạch bài học
-YC HS sử dụng bảng chia tìm kết quả của một số phép chia. Ví dụ :
 Tìm kết quả của phép chia 15 : 3 = ?
-HS còn lại và GV nhận xét
 - GV giới thiệu và nêu yêu cầu của tiết học .
Bài 1(a, c): HS đọc và nêu YC của bài.
-HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm và trình bày cách làm.
-HS còn lại và GV nhận xét. 
Bài 2(a, b, c): HS đọc và nêu YC của bài.
-HS thảo luận và nêu cách làm của bài mẫu.
?Phép chia ở bài mẫu hướng dẫn ta cái gì.
-GV cho HS nêu lại cách thực hiện phép chia của bài mẫu.
-HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm, HS còn lại và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
Bài 3: HS đọc đề bài, GV vẽ tóm tắt bài toán lên bảng.
- Nêu cái đã biết? Nêu cái cần tìm? 
?Nêu cách tìm quãng đường AC.
?Nêu cách tìm quãng đường BC.
-HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-HS còn lại và GV nhận xét, chữa chung, chốt cách làm
Bài giải
Quãng đường BC dài là:
 172 x 4 = 688(m )
Quãng đường AC dài là :
 172 + 688 = 860(m)
 Đáp số: 860m
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3
Bài giải
Số chiếc áo len đã dệt được là:
 450 : 5 = 90(chiếc áo)
Số chiếc áo len còn phải dệt là:
 450 – 90 = 360 (chiếc áo )
 Đáp số: 360 chiếc áo len.
- Nêu các dạng toán ôn tập hôm nay?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn dò tiết sau.
ÂM NHẠC: HỌC BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI (lời 2)
 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. Mục tiêu : 
- Hát thuộc lời ca lời 2, đúng giai diệu, đúng nhịp, đều giọng.
- Biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo bài hát.
- HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc; đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt
- Giáo dục HS yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, tranh minh hoạ nhạc cụ dân tộc.
- Trực quan: Bảng phụ chép sẵn lời ca 2, chuẩn bị một số động tác phụ hoạ. 
- Tài liệu: Tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung các hoạt động
Cách thức tổ chức các hoạt động
HĐ1: Củng cố kiến thức bài học ngày mùa vui
HĐ2: Dạy bài hát bài Ngày mùa vui (lời 2).
HĐ3: Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa
HĐ4: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc 
HĐ5: Hoàn thành kế hoạch bài học 
- Kiểm tra 1 số hS lên hát 
- GV cho HS nghe giai điệu, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?
- HS nghe giai điệu đoán tên bài hát
- GV hát mẫu.cho HS nghe 
- HS nghe GV hát mẫu.
- GV hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2)
- HS tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- GV đàn giai điệu toàn bộ lời 2
- HS lắng nghe GV đàn giai điệu
- GV tập hát từng câu theo lối móc xích
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS hát lại nhiều lần, chú ý sửa sai (nếu có).
- HS hát ôn lại lời nhiều lần:
 + Hát đồng thanh.
 + Hát theo nhóm.
 + Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn ôn hát cả hai lời kết hợp gõ đệm bằng các nhạc cụ gõ.
- HS dùng các nhạc cụ gõ đệm hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. GV thực hiện động tác mẫu.
+ Lời 1: Câu 1,2,3,4 nhún chân nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp, kết hợp vỗ tay và nghiêng người cùng bên với nhịp chân.
+ Câu 5,6,7,8: Tiếp tục nhún chân hai tay đưa lên bên trái (tay trái cao hơn đầu, tay phải ngang vai) uốn các ngón tay sau đó đổi bên đều đặn theo nhịp chân.
+ Lời 2: Thực hiện các động tác như ở lời 1
- HS xem GV thực hiện mẫu.
+ HS tập đồng loạt theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp.
- HS lên biểu diễn trước lớp
- GV nhận xét.
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu từng loại nhạc cụ.
- HS quan sát tranh minh hoạvà lắng nghe GV giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc.
 * Đàn bầu: Còn gọi là đàn độc huyền (độc là một, huyền là dây) cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn tả của đàn lại rất phong phú. Đàn bầu thường dùng để độc tấu, hoà tấuvới các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm hát.
 * Đàn nguyệt : Còn gọi là đàn kìm,có 2 dây. Vì mặt bầu vang của đàn có hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hoà tấu hoặc đệm cho hát.
 * Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục(gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa có khả năng diễn cảm phong phú(như mô phỏng tiến suối chảy, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi) đàn dùng để độc tấu, song tấu hoặc đệm cho hát, thường nữ dùng là chính.
- GV cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ (nếu có).
- HS lắng nghe GV thể hiện từng loại âm sắc của các loại nhạc cụ để cảm nhận.
? Em có cảm nhận gì khi nghe âm sắc của từng loại nhạc cụ?.
- Hs trả lời.
- GV nhắc lại tên bài vừa học cho cả lớp hát lại bài kết hợp vận động.
- GV nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài.
SINH HOẠT LỚP
I.Mục đích ,yêu cầu: HS biết
 - Kết quả hoạt động tuần 15 .
 - Nắm phương hướng tuần 16.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giới thiệu :
2/ Đánh giá hoạt động tuần 15.
-Giáo viên chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua của lớp ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ. 
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đa số các bạn học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Tuyên dương một số em hăng say phát biểu xây dựng bài:Tính,Lực,Hải Nguyên,...
-Phê bình một số em chưa thuộc bài:Hội,Thủy,Lành,...
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
3.Phương hướng tuần 16:
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 - Giữ gìn sách vở, áo quần, tóc tai gọn gàng, sạch sẽ.
 - Đảm bảo an toàn giao thông khi đến trường. 
-HS chú ý.
-HS lắng nghe
-HS chú ý
Buổi chiều:
Tiếng việt: Ôn luyện
I. MỤC TIÊU :
- Luyện viết chữ hoa : K, Kh, M , I đúng mẫu và đúng cỡ.
- Luyện viết bài thơ: " Nhà bố ở ".
- Rèn chữ viết cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Mẫu chữ hoa : K, Kh, M , I.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS viết chữ hoa:K,Kh,M, I.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cỡ chữ viết hoa.
- GV hướng dẫn, nhắc lại quy trình viết, chú ý các nét.
- HS lyuyện viết bảng con.
3. Vận dụng viết bài thơ: Nhà bố ở
- GV đọc bài thơ - 1 HS đọc lại.
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- GV đọc chậm, HS viết bài vào vở.
- GV đọc châm để HS dò bài.
- Chấm bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- VN luyện viết nhiều hơn.
- Nhận xét giờ học.
-Lớp theo dõi
- HS nhắc lại cỡ chữ viết hoa :Cao 2 , 5 ô li.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết ở bảng con.
- HS lắng nghe - 1 em đọc lại đoạn viết.
- Chữ viết hoa: Tên riêng và sau dấu chấm; mỗi lần xuống dòng.
- HS viết vào vở.
- HS dò lại bài.
-Lớp theo dõi
Tiếng Việt Ôn luyện
I.Mục tiêu:
-Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh.
 -Đặt được câu có hình ảnh so sánh
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
+ Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống xơ hay sơ:
 ... suất , ... sài , ... mít , ... xác , ... lược , ... kết , ... đồ , ... mướp , ... cứng , ... múi .
Bài 2: Tìm các từ ngữ có vần âc hay ât có nghĩa như sau:
- Loại xôi màu đỏ.
- Động tác tỏ vẻ đồng ý.
- Ngày sinh của mỗi người.
- Ngày nghỉ trong tuần.
- Động tác đưa một vật từ dưới đất lên cao.
Bài 3: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh.
+ Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
+ Chấm, chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Lớp đọc yêu cầu từng bài và làm vào vở.
- HS xung phong chữa bài, lớp bổ sung:
Sơ suất , sơ sài, xơ mít, xơ xác, sơ lược, sơ kết, sơ đồ, xơ mướp. xơ cứng, xơ múi.
- xôi gấc.
- Gật đầu.
- sinh nhật.
- chủ nhật.
- nhấc bổng.
-Chú ý
Toán: Luyện toán
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố về phép chia: chia số có ba chữ số cho số có một chữ số đã học.
- Rèn giải toán bằng 2 phép tính thành thạo.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 Đặt tính rồi tính.
 234 : 2 123 : 4
 562 : 8 783 : 9
 356 : 2 647 : 9
 642 : 8 277 : 9
- GV nhận xét , chữa bài.
Bài 2: Quyển truyện có 250 trang. Huy đã đọc được 1 / 5 số trang . Hỏi Huy còn phải đọc bao nhiêu trang nữa mới hết quyển truyện ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
-GV hướng dẫn,yêu cầu HS giải vào vở
Bài 3: Khối lớp 3 có 166 HS, xếp thành 9 hàng. Hỏi xếp được nhiều nhất bao nhiêu hàng và còn lại bao nhiêu học sinh ? 
-Thu vở chấm - nhận xét. 
2. Củng cố,dặn dò
-GV nhận xét tiết học
- Về nhà luyện thêm.
- HS nhắc lại bài.
- HS theo dõi bảng.
- HS đọc yêu cầu, làm vào vở nháp. -GV gọi HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc bài toán - phân tích.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS giải bài vào vở.
- HS đọc bài toán và phân tích.
- HS tự giải vào vở.
-HS chú ý

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_ban_2_cot_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc