Giáo án Lớp 3 (Buổi 2) - Tuần 32 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 3 (Buổi 2) - Tuần 32 - Năm học 2009-2010

I/ Mục tiêu :

 - Thảo luận về bảo vệ môi trường.

 - Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?, bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( nêu những việc làm thiết thực, cụ thể )

 - Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

II/ Chuẩn bị :

 GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp; tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại.

 HS : Vở bài tập

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Buổi 2) - Tuần 32 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2010.
Tập làm văn
 THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
I/ Mục tiêu : 
 - Thảo luận về bảo vệ môi trường.
 - Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?, bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( nêu những việc làm thiết thực, cụ thể )
 - Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị :
 GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp; tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. 
 HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
KT bài cũ : 
Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài 
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
*Giới thiệu bài: 
 *Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
 + Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường
 + Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả
- Yêu cầu HS viết thành đoạn văn thuật lại ý kiến các bạn trong nhĩm...
*Hoạt động 2; Củng cố
-Giáo viên thu chấm một số bài làm xong trước.
-Nhận xét về cách viết của học sinh.
-Đọc cho cả lớp nghe bài làm tốt.
Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nói, viết về bảo vệ môi trường
Hát
Học sinh đọc 
- Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường 
Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người
Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
Học sinh lắng nghe. 
Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 
4 tổ thi tổ chức cuộc họp 
- HS viết thành đoạn văn.
- HS nghe , chuẩn bị bài...
 Luyện toán
LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán.
 - Học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
 - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
KT bài cũ : 
- GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
 3. Bài mới.
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
* Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1(56): Số ?
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Thừa số
12405
12405
4152
4150
Thừa số
 3
3
5
5
Tích
37215 
37215
20760
20750
GV Nhận xét
Bài 2(56) : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3(56):
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
3. Nhận xét – Dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
Hát
- HS cùng chữa bài.
- HS đọc yêu cầu .
- HS thi đua làm bài .
Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc
- HS làm bài vào vở , 2 HS lên bảng.
a) X x 3 : 2 = 147; b) X : 4 x 3= 135
 X x 3 = 147 x 2 X : 4 = 45
 X = 294 : 3	 X = 45 x 4
 X = 98 X = 90
- HS đọc đề bài .
- 3 chuyến xe chở 6 thùng hàng; 1 thùng nặng 1025 kg.
- 1 chuyến xe chở bao nhiêu kg?
HS làm bài
Bài giải 
 6 thùng hàng cân nặng là:
6 x 1025 = 6150 (kg)
1 chuyến xe chở số kg hàng là: 
6150 : 3 = 2050 (kg)
Đáp số: 2050 (kg)
 Luyện viết 
 ƠN CHỮ HOA : 
I/ Mục tiêu :
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa X
 - Viết tên riêng: Xuân Lộc bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết câu ứng dụng: Chị mây vừa kéo đến...... bằng cỡ chữ nhỏ.
 Viết đúng chữ viết hoa X viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu V, tên riêng: Xuân Lộc và câu wngs dụng trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: 
KT bài cũ : 
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Văn Lang
Nhận xét 
Bài mới:
*Giới thiệu bài : 
* GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa X, tập viết tên riêng Xuân 
Lộc và câu ứng dụng: Chị mây vừa kéo đến....
Ghi bảng: Ôn chữ hoa: X
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con .
a.Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ X trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét.
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Đ, T...
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ Đ, T,... hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Xuân Lộc
Giáo viên giới thiệu: Xuân Lộc là tên một địa danh....
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
 + Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Xuân Lộc là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu X ,L.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng.
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ viết hoa.
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết .
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
- Giáo viên nêu yêu cầu viết vào vở.
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
*Hoạt động 3: củng cố
*Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp
Hát
- HS viết theo yêu cầu .
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: X,L, Đ, T, C 
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
....
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
HS nêu.
- Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
- HS đọc .
- HS theo dõi .
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
- HS theo dõi .
- HS quan sát, nhận xét .
- Chữ :Chị , Trăng ,Đất , Xuống được viết hoa
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái ....
- HS viết vở
- HS theo dõi .
 Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2010. 
 Chính tả
NGƠI NHÀ CHUNG 
I/ Mục tiêu :
 - HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
 - Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n .
II/ Chuẩn bị : 
 GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
 HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của HS
Khởi động : 
KT bài cũ : 
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: 
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. 
Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n .
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ?
+ Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là gì ?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
*Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
*Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả .
Bài tập 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
 Nhận xét ,chốt bài đúng, khen ngợi HS.
Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
- Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất.
Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống nghèo đói, bệnh tật.
Đoạn văn trên có 4 câu 
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
- Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
- Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- HS tự làm bài .
- 2 Nhĩm HS thi làm bài trên bảng .
- 2 HS đọc:
Trâu à trâu ơi !
Lúa tốt bời bời ,
Ruộng nào ruộng nấy
Đầy như mâm xơi.
 Luyện toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
 - Giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị, rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số.
 - Học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
II/ Chuẩn bị :
 GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
 HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động 
KT bài cũ : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
*Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1( 57) : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?...
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 2( 58) : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
Phân tích , hướng dẫn giải bài tốn .
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
*Hoạt động 3: củng cố
Bài 3: Nối mỗi biểu thức với giá trị của nĩ
 - GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” 
Giáo viên nhận xét
Hát
- HS cùng chữa bài.
- HS theo dõi .
- HS đọc 
Cĩ 30 l nước khống đựng đều trong 6 bình.
Hỏi có 125 l nước khống thì đựng được vào bao nhiêu bình ?
- Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị 
Bài giải
Số nước đựng trong 1 bình là :
30 : 6 = 5 ( l )
125 l nước đựng vào số bình là.
125 : 5 = 25 ( bình) 
 Đáp số: 25 Bình nước.
HS đọc 
- HS cùng phân tích .
Bài giải
Số HS trong mỗi hàng là:
36 : 4 = 9 ( HS)
1260 HS xếp được số hàng là:
1260 : 9 = 140 ( hàng )
Đáp số: 140 hàng.
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
72 : 9 x 2 : 4
24 :8 :3 x 7
12 x3 : 9 x 2
8 x 4 x 3 : 6
4
16
8
7
4.Nhận xét – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập 
 Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2010.
 Luyện toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
 - Giúp học sinh: 
 - Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Học sinh rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số và giải toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. 
II/ Chuẩn bị :
 GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
 HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
KT bài cũ: 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Bài mới.
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
Giáo viên hỏi:
+ Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
- GV Nhận xét , chốt bài đúng .
Bài 2 (59): 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3( bài 4 – T 59): 
GV gọi HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn làm bài .
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
- Giáo viên nhận xét, chốt bài đúng , chấm điểm .
4.Củng cố – Dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kiểm tra
Hát
- HS cùng chữa bài .
- HS theo dõi .
- HS nêu 
Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
HS thi đua sửa bài
a)(12105 + 30918) x 2 = 43023 x 2
	= 86046
b) ( 81375 – 60417 ) : 3= 20958 : 3
	= 6986.
.......
- 2Học sinh đọc
Cĩ 205 kg gạo nếp , gạo tẻ gấp 7 lần gạo nếp .
Hỏi cĩ tất cả bao nhiêu kg gạo ?
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
 Số gạo tẻ là :
 205 x 7 = 1435 ( kg )
 Tất cả cĩ số gạo là :
 1435 + 205 = 1640 ( kg ) 
 ĐS: 1640 kg gạo .
- Lớp nhận xét 
HS đọc 
- HS cùng thực hiện .
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là :
 24 : 3 = 8 ( m) = 80(cm)
 24 m = 240 cm
 Diện tích hình chữ nhật là :
 240 x 80 = 19200 ( cm2 )
ĐS: 19200 cm2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao anl3t32b2.doc