I.MỤC TIÊU:
*Giúp học sinh :
- Tính được độ dài đường gấp khúc , chu vi hình tam giác , chu vi hình tứ giác .
- Củng cố, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác , hình tam giác qua bài "Đếm hình
và vẽ hình.
II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
- Bảng phụ vẽ sẵn bài tập 4
- HS : Bảng con, sgk, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1, Ổn định tổ chức:
Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng làm BT3
- Lớp + GV nhận xét.
3, bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 3, 4, 5
Nhận xét ghi điểm
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Củng cố về cách tính đường gấp khúc
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK để độ dài của các đoạn thẳng. Muốn tính độ dài dường gấp khúc ta làm như thế nào?
b) Củng cố cách tính chu vi hình tam giácMuốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào? ( vẽ hình tam giác)
Bài 2: Ôn thực hành đo độ dài sau đó tính chu vi hình chữ nhật. Yêu cầu HS mở SGK đo nêu độ dài mỗi cạnh. Yêu cầu HS giải bài tập vào vở.
- Nhận xét và ghi điểm
Bài 3 : Củng cố cách đếm hình. Hướng dẫn HS cách đếm hình bằng cách đánh số thứ tự vào từng phần hình Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ để tóm tắt và tìm cách giải.
Số tam giác đơn là: 6
Số tam giác hai là: 2
Số tam giác ba là: 4
4. Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tập tích cực. - 3 em đọc nối tiếp
- Lớp theo dõi nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
NêuAB = 42cm; BC = 26cm; CD = 34cm
- 1HS lên bảng giải. Lớp làm nháp
Bài giải
Đội đường gấp khúc ABCD là :
42+ 26 + 34 = 102(cm )
Đáp số: 102 cm
- Ta tính tổng 3 cạnh của tam giác đó.
- 1 HS ln bảng giải. Lớp làm nháp
Chu vi hình tam giác MNP là:
26+ 34+ 42 =102 (cm)
Đáp số : 102 cm
- 2 HS đọc. Nhắc cách đo độ dài cạnh.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
( 3 + 2 ) x 2 = 10(cm)
Đáp số: 10 cm
Bài giải.
- Hình bên có:
- 12 hình tam giác.
- 3 hình tứ giác
TUẦN 3 (Buổi chiều) Soạn ngày 21/8/2010 Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: TOÁN Tiết 7: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I.MỤC TIÊU: *Giúp học sinh : Tính được độ dài đường gấp khúc , chu vi hình tam giác , chu vi hình tứ giác . Củng cố, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác , hình tam giác qua bài "Đếm hình và vẽ hình. II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: - Bảng phụ vẽ sẵn bài tập 4 - HS : Bảng con, sgk, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng làm BT3 - Lớp + GV nhận xét. 3, bài mới: a. Giới thiệu bài : - Yêu cầu HS đọc bảng chia 3, 4, 5 Nhận xét ghi điểm b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Củng cố về cách tính đường gấp khúc - Yêu cầu HS quan sát hình SGK để độ dài của các đoạn thẳng. Muốn tính độ dài dường gấp khúc ta làm như thế nào? M b) Củng cố cách tính chu vi hình tam giácMuốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào? ( vẽ hình tam giác) N P 42 cm Bài 2: Ôn thực hành đo độ dài sau đó tính chu vi hình chữ nhật. Yêu cầu HS mở SGK đo nêu độ dài mỗi cạnh. Yêu cầu HS giải bài tập vào vở. - Nhận xét và ghi điểm N M P Q Bài 3 : Củng cố cách đếm hình. Hướng dẫn HS cách đếm hình bằng cách đánh số thứ tự vào từng phần hình Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm - Yêu cầu HS tự suy nghĩ để tóm tắt và tìm cách giải. Số tam giác đơn là: 6 Số tam giác hai là: 2 Số tam giác ba là: 4 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tập tích cực. - 3 em đọc nối tiếp - Lớp theo dõi nhận xét - 1 HS đọc đề bài NêuAB = 42cm; BC = 26cm; CD = 34cm - 1HS lên bảng giải. Lớp làm nháp Bài giải Đội đường gấp khúc ABCD là : 42+ 26 + 34 = 102(cm ) Đáp số: 102 cm - Ta tính tổng 3 cạnh của tam giác đó. - 1 HS ln bảng giải. Lớp làm nháp Chu vi hình tam giác MNP là: 26+ 34+ 42 =102 (cm) Đáp số : 102 cm - 2 HS đọc. Nhắc cách đo độ dài cạnh. Bài giải Chu vi hình chữ nhật ABCD là : ( 3 + 2 ) x 2 = 10(cm) Đáp số: 10 cm Bài giải. 6 5 4 3 2 1 Hình bên có: 12 hình tam giác. 3 hình tứ giác Tiết 2: ANH VĂN Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Tiết 3: AN TOÀN GIAO THÔNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I-Mục tiêu: - HS biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm của nhóm biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn - HS có ý thức tham gia và tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông GD ý thức khi tham gia GT. II. Đồ dùng dạy học - Hình vẽ các biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn III- Hoạt động dạy và học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ - HS lên trả lời một số tuyến đường bộ của nước ta (Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyên, đường xã, đường liên thôn) - Lớp + GV nhận xét. 3, bài mới: a. Giới thiệu bài : HĐ1: Ôn biển báo đã học: -Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học. - Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 - Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Biển báo hiệu giao thông là gì? - Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày, yêu cầu HS nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường. Người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo an toàn giao thông *. Hoạt động 2: Quan sát tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn - Yêu cầu HS đọc tên từng biển báo, biển chỉ dẫn - GV hỏi: + Nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm? + Nêu đặc điểm của biển chỉ dẫn? - Gọi một số HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận: Đặc điểm của biển báonguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần b 4- củng cố- dăn dò. Hệ thống kiến thức. Thực hiện tốt luật GT. Thảo luận nhóm 4 - HS nêu. Biển báo giao thông là hệ thống biển báo trong đó có hiệu lệnh bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ. Cử nhóm trưởng. HS thảo luận. Nhóm biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen. - nhóm biển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen. -HS chơi trò chơi. Nhắc HS học sinh phải tuân thủ hiệu lệnh biển báo khi tham gia giao thông. Soạn ngày 22/8/2010 Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: MỸ THUẬT Tiết 2 : ÔN TIẾNG VIỆT - TẬP ĐỌC Tiết 7: CHIẾC ÁO LEN I. Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phan biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. - Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK) II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài học - Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ - 2HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi. + Những cử chỉ nào của cô giáo làm bé thích thú? 3, Bài mới. - GV giới thiệu chủ điểm. - GV giới thiệu bài tập đọc -> ghi đầu bài lên bảng. * Luyện đọc: HS đọc lại toàn bài - GV tóm tắt nội dung bài: - HS chú ý nghe. - GV hướng dẫn cách đọc. * GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - HS đọc tiếp nối từng câu + luyện đọc đúng - Đọc từng đoạn trước lớp - HS chia đoạn + GV hướng dẫn đọc những câu văn dài - Vài HS đọc lại - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - HS giải nghĩa 1 số từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm: - Học sinh đọc theo nhóm 4. - 2 nhóm đọc tiếp nối nhau Đ1 + 4 - 2HS đọc nối tiếp Đ2 + 3 + 4. * Tìm hiểu bài: * HS đọc thầm đoạn1: - Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào? - áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm . * 1HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm. - Vì sao Lan dỗi mẹ - Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được. * Lớp đọc thầm Đ3: - Anh Tuấn nói với mẹ những gì? - Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo....... * Lớp đọc thầm đoạn 4: - Vì sao Lan ân hận? - HS thảo luận nhóm – phát biểu. - Tìm một tên khác cho truyện? - Mẹ và 2 con, cô bé ngoan... - Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không? - HS liên hệ *Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn đọc câu - 2HS đọc lại toàn bài - HS nhận vai thi đọc lại truyện ( 3 nhóm ) - Lớp nhận xét – bình chọn nhóm đọc hay nhất. - GV nhận xét chung 4, Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết hoc. - Hướng dẫn học và chuẩn bị cho tiết sau Tiết 3: ANH VĂN Soạn ngày 23/8/2010 Thứ tư, ngày 25 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: ÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 3: ÔN BỆNH LAO PHỔI I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi - Nêu được nhựng việc nên làm và không nên làmđể đề phòng bệnh lao phổi Kỹ năng: Phát hiện được bệnh và chữa trị kịp thời. c) Thái độ: Giaó dục Hs tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. II/ Chuẩn bị: III/ Các hoạt động: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ + Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp? Do nhiễm lạnh, do biến chứng của các bệnh truyền nhiễm cúm sởi,Do nhiễm trùng đường hô hấp 3, Bài mới. * Hoạt động 1: - Các nhóm lần lươt trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi? + Bệnh lao phổi có những biểu hiện như thế nào? + Bệnh lao phổi lấy từ người này sang người khác bằng con đường nào? + Tác hại của bệnh lao phổi. + Người bệnh cảm thấy ăn không ngon, người gầy hay sốt nhẹ vào buồi chiều. + Bệnh này có thể lây từ người này sang người khác bằng đường hô hấp. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung + Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra. Những người ăn uống thiếu chất, làm việc quá sức dễ bị nhiễm vi khuẩn lao tấn công và gây bệnh. * Hoạt động 2: - Gv yêu cầu Hs liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. + Kể ra các việc làm và hoàn cảnh khiến người ta đễ mắc bệnh lao phổi ? + Những biện pháp phòng chống bệnh lao phổi? + Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi? - Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung - Gv giảng những trường hợp dễ bệnh lao phổi. + Người hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. + Người sống trong nhà chật, ẩm thấp, không ánh sáng. + Biện pháp phòng chống: tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi vừa sức, nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. + Không nên khạc nhổ bừa bãi. * Hoạt động 3: Đóng vai (Đóng vai bệnh nhân – Bác sĩ) - Gv cho Hs đóng vai. - Tình huống: + Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ? + Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ? - Gv nhận xét. Chia nhóm thảo luận, để đóng vai. Các nhóm trình bày tình huống cùng cách giải quyết. 4 .Củng cố – dặn dò Nhận xét bài học Về xem lại bài. Tiết 2: TOÁN Tiết 8: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. mục tiêu Biết giải bài toán về nhiều hơn , ít hơn . Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn , ít hơn Giới thiệu, bổ sung bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm phần nhiều hơn hoặc ít hơn ) II. Đồ dùng daỵ học: - Bảng phu ghi nội dung bài tập 12 quả cam bằng bìa , sgk. - Bảng con, sách bài tập toán, vở. III. Các hoạt động dạy học 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS làmbài tập 2. Theo dõi nhận xét và ghi điểm . 3, Bài mới: 1. Luyện tập Bài 1: Tóm tắt: - Buổi sáng bán: 525 kg - Buổi chiều bán ít hơn: 135 kg Hỏi buổi chiều bán được? - HS đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu của đề bài - HS làm bài Bài giải Buổi chiều cửa hàng đó bán được là? 525 – 135 = 390 (kg gạo) Đáp số: 390 kg Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài - GV nhận xét, chữa bài - GV lưu ý HS khi giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn cần tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi nhìn vào sơ đồ để tìm hướng giải - Gọi một HS lên bảng làm bài Bài giải a, Đội hai trồng được số cây là: 345 + 83 = 428 (cây) b, Hai đội trồng được tất cả là: 345 + 428 = 773 (cây) Đáp số: a, 428 cây b, 773 cây Bài 3: - Gv nhận xét, cho điểm GV nhấn mạnh cho HS: khi so sánh hai số nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vị ta làm phép trừ (lấy số lớn trừ đi số bé) - Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi một HS lên bảng chữa bài Bài giải a, Khối lớp 3 có tất cả là: 85 + 92 = 177 (bạn) b, Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là: 92 – 85 = 7 (bạn) Đáp số: a, 177 bạn b, 7 bạn 4. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: muốn so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá tiết học Tiết 3: SINH HOẠT ĐỘI Soạn ngày 24/8/2010 Thứ năm , ngày 26 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: THỂ DỤC Tiết 2: ÂM NHẠC Tiết 3: HỌC HÁT: BÀI CA ĐI HỌC (lời 1) I. Mục tiêu: - HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát. - Học sinh hát đúng, thuộc lời 1..Biết hát kết hợp vổ tay hoặc gỏ đệm theo bài hát. - Giáo dục tình cảm gắn bó với ngôi trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài hát, thanh phách - Hát chuẩn xác bài hát. III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ Yêu cầu 2 HS hát bài quốc ca Nhận xét đánh giá. 3, Bài mới: a. Giới thiệu bài hát Bài ca đi học b. Dạy hát: - GV hát mẫu bài hát lần 1 - HS chú ý nghe. - GV hát mẫu + động tác phụ hoạ. - GV đọc lời ca - HS đọc đồng thanh lời ca. - GV dạy HS hát theo hình thức móc xích. - HS hát ntheo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - HS theo dõi - HS hát + vỗ tay theo tiết tấu. c. Luyện tập: - Lớp hát lại bài hát một lần. - HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Lớp chia làm 3 nhóm . N1: Câu 1 N2: Câu 2 N3: Câu 3 Cả lớp: Câu 4 *. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Lớp chia thành 2 nhóm N1: Hát N2: Gõ đệm phách. - GV nghe – nhận xét. - Lớp hát + gõ đệm theo phách. 4- Củng cố – dặn dò: - Nhận xét – tiết học - Về nhà tập hát thật thuần thục lời bài hát. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT - LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 3: SO SÁNH- DẤU CHẤM I. Mục tiêu: 1. Ôn luyện cách so sánh: - Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ của bài " Thả diều " và "Hai bàn tay em ". Hiểu được nội dung toát ra từ những hình ảnh so sánh đó. 2. Ôn luyện về dấu chấm: - Luyện điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm. II. Chuẩn bị: - Tranh , bảng phụ - Vở bài tập tiếng việt III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ Yêu cầu tìm một số từ nói hoặc chỉ về trẻ em Nhận xét đánh giá. 3, Bài mới: * HĐ1: HD làm BT: . Bài tập 1: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. Câu a) : Mắt hiền sáng tựa vì sao. Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời Câu b) : Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm. Câu c, Mùa đông/Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè/Trời là cái bếp lò nung. Câu d) :Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.. Hs mở vở luyện tập TV tr. 12. - 1hs đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp làm nháp. - Lần lượt trả lời hình ảnh so sánh trong các câu thơ. + Mắt – sao + Hoa – Mây + Trời - Tủ ướp lạnh * Bài tập 2:Gọi Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng tựa – như – là – là – là. - Gv mời 4 Hs lên bảng, gạch dưới những từ chỉ so sánh. . Bài tập 3: - Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài. (Hướng dẫn học sinh chép lại đoạn văn và đặt dấu chấm cho thích hợp) * GV nhận xét , chấm , tuyên dương Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. - yêu cầu các em đặt đúng dấu chấm câu cho đúng. - Đại diện 1 Hs lên bảng chữa bài. 4- Củng cố – dặn dò: - Nhận xét – tiết học - Chuẩn bị bài sau. Soạn ngày 25/8/2010 Thứ sáu , ngày 27 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: TOÁN Tiết 9 : CỦNG CỐ XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đế 12. - Củng cố về biểu tượng thời điểm. Kĩ năng: Xem đồng hồ chính xác. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút. - VBT, bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ ôn tập về giải toán. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ.3, Bài mới: 3, Bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs xem đồng hồ. ôn tập về thời gian: - Một ngày có bao nhiêu giờ? Bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào? -Một giờ có bao nhiêu phút? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút? - Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 3 là bao nhiêu phút? - Học sinh trả lời - * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 - Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Sau đó từng nhóm lên trình bày - Gv nhận xét, chốt lại: * Bài 1: 9giờ 5 phút ; 9 giờ 15 phút ; 9 giờ 45 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. - Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh . - Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. * Hoạt động 3: Làm bài 3, 4. - Bài 3: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: + Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì? - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. - Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT. A: 4 giờ 15 phút ; B: 7 giờ 30 phút; C: 13 giờ 25 phút.D: 16 giờ 40 phút Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Tương tự Hs làm những bài còn lại. - Yêu cầu nối đúng giờ theo mẫu Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Nhận xét tiết học. Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN Tiết 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH- ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu: 1. Luyện nói: - Kể được một cách đơn giản về gia đình người thân với bạn. 2. Luyện viết: - Viết lại những điều vừa kể thành một bài văn ngắn. - Viết một lá đơn xin nghỉ buổi tập của Đội văn nghệ nhà trường đúng mẫu II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập SGK vở bài tập tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học; 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ 3, Bài mới: a, Giới thiệu bài - YC HS mở vở BT TV tr. 14 b. HD làm BT: * Bài 1: (Viết 5 đến 7 câu kể về gia đình em) * Luyện nói: - Hoạt động nhóm: từng hs trình bày, nhóm nhận/xét. - Hoạt động lớp: đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV n/ xét chung. Đọc yêu cầu bài tập HS viết bài Đọc bài viết - 1hs đọc đề bài và gợi ý. - Hoạt động nhóm: từng hs trình bày - Hoạt động lớp: đại diện các nhóm trình bày * Luyện viết: - Cá nhân viết bài vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ. B. Luyện viết đơn theo mẫu in sẵn: - GV nêu y/ c. - Phát mẫu đơn cho học sinh viết bài - GV kiểm tra, chấm, n/ xét. 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. - 1 hs đọc mẫu đơn. - Cả lớp viết vào vở luyện theo mẫu. Đọc đơn xin phép nghỉ học sau khi đã điền đầy đủ thông tin. Lớp nhận xét đánh giá. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN HỌC THỨ 3 CỦA LỚP I- Đánh giá công tác tuần 3 - HS đi học đều đúng giờ - HS có ý thức học ở lớp, ở nhà, sách vở chuẩn bị đầy đủ theo thời khóa biểu. Nhiều HS ở trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp. Tiêu biểu là các HS: Trang, Hiền, Nhi, . - HS thực hiện tốt nền nếp xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng ra về. Những HS đi xe đạp thực hiện đúng việc xếp xe, xếp hàng theo quy định - Bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh thực hiện nề nếp học tập chưa tốt. như đi học muộn, bị điểm kém, trong lớp vẫn còn chưa chú ý nghe giảng, mất trật tựCần phải sửa chữa trong những tuần học tiếp theo II. phương hướng tuần 4 Duy trì các nền nếp ở tuần 3 đã thực hiện được Chuẩn bị tốt nhất những điều kiện học tập cho ngày khai giảng. Không ăn quà vặt và mang đồ ăn tới trường, lớp. Học bài và làm bài trước khi tới lớp. Duy trì nền nếp chào hỏi lễ phép, có thái độ kính trọng người lớn tuổi. - Giao lưu văn nghệ hát các bài về trường lớp.
Tài liệu đính kèm: