Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 5

Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 5

Luyện Toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (Có nhớ)

A. Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ )

- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

B- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép BT5; hs sử dụng VBT

C -Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ Hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Luyện Toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (Có nhớ)
A. Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ )
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
B- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép BT5; hs sử dụng VBT
C -Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của thầy
1-Kiểm tra : 18 x 4 =
 99 x 3 =
2- Bài mới:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính?
- Chấm chữa bài
Bài 2: Giải toán:
Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- Chấm chữa bài.
Bài 3 : Tìm x
- GV theo dõi hs yếu, TB 
Bài 4: Nối mỗi đồng hồ với số chỉ thời gian thích hợp
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố:
2. Dặn dò : - Ôn lại bài
HĐ của trò
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm bảng con
Thực hiện tính vào bảng con - chữa
- Nêu cách nhân
- Làm bài vào VBT
 36 24 52
 x x x
 2 4 6
 72 96 312
- Làm vở- 3HS lên bảng chữa bài
 Bài giải
5 phút Hoa đi được số mét là:
54 x 5 = 270 (m)
Đáp số: 270 m
- HS tự làm, sau đó lên bảng chữa bài.
- HS tự làm sau đó cho hs lên bang quay kim đồng hồ theo y/c của cô.
- HS đọc bảng nhân 6
Luyện Tiếng Việt: Ôn bài tập đọc : Người lính dũng cảm
I. Mục tiêu
	- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu
	- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng GV : SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc phân vai bài : Người lính dũng cảm
2. Bài mới
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc câu
- Đọc đoạn, chú ý rèn đọc cho hs yếu
- Đọc cả bài
b. HĐ 2 : đọc hiểu
- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK, chú ý sửa sai cho hs.
c. HĐ 3 : đọc phân vai
- Gọi 1 nhóm khá đọc phân vai
- GV HD giọng đọc của từng vai
- 4 HSK đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HSTB, Yếu nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 4 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay
+ 2 HS đọc cả bài
- HS trả lời
- Đọc phân vai theo nhóm
- Các nhóm thi đọc phân vai
- Bình chọn nhóm đọc hay
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt
	- Về nhà luyện đọc tiếp
Luyện Đạo Đức: Tự làm lấy việc của mình (tiết 1).
I. Yêu cầu cần đạt: Củng cố kiến thức
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. 
- Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ tình huống.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
- HS chú ý.
- Nếu là Đại khi đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS tìm cách giải quyết.
- 1 số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
* GV lết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV phát phiếu học tập( ND: trong SGV).
- HS nhận phiếu và thảo luận theo nội dung ghi trong phiếu
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, cử HS chưa mạnh dạn phát biểu.
- Cả lớp nghe- nhận xét.
* GV kết luận – nhận xét:
- Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
3. Hoạt động 3: xử lí tình huống.
*Mục tiêu: HS có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành: 
- GV nêu tình huống cho HS xử lí.
- Vài HS nêu lại tình huống.
- Việt đang quét lớp thì Dũng đến. 
- Dũng bảo Việt: Bạn để tớ quét lớp thay bạn còn bạn làm bài hộ tớ.
Nếu là Việt em có đồng ý không? 
Vì sao?
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- Chú ý đến HS chưa mạnh dạn phát biểu.
-1 vài HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS nhận xét, nêu cách giải quyết khác ( nếu có).
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
4. HD thực hành: 	
- Tự làm lấy công việc của mình ở nhà.
- Sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ Ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
(Cô Lan dạy)
Thứ Tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Thủ công: Gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
 - Gấp cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau (HSKT Y/C: cánh đều nhau). Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút, thước kẻ, Quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng
	HS : Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
a. HĐ1 : GV HD HS QS và nhận xét
- Lá cờ có hình gì, màu gì ? Ngôi sao có màu gì ?
- Ngôi sao vàng có mấy cánh ? Các cánh có bằng nhau không ?
- Ngôi sao được dán ở vị trí nào
- Nhận xét về chiều dài, chiều rộng, kích thước ngôi sao
- Lá cờ thường được treo ở đâu ?
b. HĐ2 : GV HD mẫu
+ Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh
- Cắt 1 HV có cạnh 8 ô
- Mặt màu để trên, gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O.........
+ Bước 2 : Gấp ngôi sao vàng năm cánh
- Đánh dấu hai điểm trên hai cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng
- Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo, dùng kéo cắt theo đường kẻ
- Mở hình mới cắt ra được ngôi sao năm cánh
+ Bước 3 : Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng
- Lấy tờ giấy màu đỏ dài 21 ô, rộng 14 ô
- Đánh dấu vị trí dán ngôi sao
- Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao
- Đặt ngôi sao vào vị trí dán cho phẳng
- Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
- HS QS mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt dán từ giấy thủ công
- HS trả lời
- HS theo dõi QS GV
- 1, 2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh
- HS tập gấp, cắt ngôi sao vàng năm cánh
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tập gấp lại giờ sau gấp tiếp
Toán: Bảng chia 6 
 A. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6. 
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6). 
 B. Lên lớp:
Bài 1: Tính nhẩm
- Đây là bài tập chủ yếu củng cố lại bảng chia 6, gv cần cho nhiều hs đọc phép tính và kết quả, đặc biệt là hs còn yếu.
Bài 2: Tính nhẩm
- Đây là bài tập củng cố lại bảng nhân, chia 6, mỗi quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong bảng chia 6. y/c sau khi tính HSKG phải nhận xét được mỗi quan hệ đó.
5 x 6 = ...	2 x 6 = ...	3 x 6 = ...	4 x 6 = ...
6 x 5 = ...	6 x 2 = ...	6 x 3 = ...	6 x 4 = ...
30 : 6 = ...	12 : 6 = ...	18 : 6 = ...	24 : 6 = ...
30 : 5 = ...	12 : 2 = ...	18 : 3 = ...	24 : 4 = ...
Bài 3: Củng cố bảng chia 6 và cách tìm giá trị của một phần
- Cả lớp đọc và tóm tắt bài toán, sau đó giải vào vở; một em lên bảng làm
- GV chấm chữa bài.
 Bài giải:
Mỗi túi có số ki-lô-gam muối là:
 30 : 6 = 5 (kg)
 Đáp số: 5 kg muối
Bài 4: - Y/C tương tự bài 3
Bài 5: - HS đọc đề 
HS tìm thương của các phép chia, sau đó tìm ra phép chia có thương bé nhất? (12 : 6)
HSKG cần nêu được trong các phép chia đó đều có số bị chia là 12, nên phép chia nào có số chia lớn nhất thì phép chia đó có thương bé nhất.
Củng cố, dặn dò:
HS ôn lại bảng nhân, chia 6.
Dặn HS tb, yếu về nhà ôn lại bảng nhân, chia 6.
Ôn luyện từ và câu : So sánh
I. Mục tiêu
	- Củng cố cho HS về so sánh ngang bằng.
	- Nắm được các từ so sánh . Vận dụng làm BT
II. Đồ dùng
	GV : Nội dung
	HS : VLT TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt một câu theo mẫu ai là gì ?
B. Bài mới
* Bài 1 ( VLT )
- HS đọc yêu cầu BT
- HS biết được đây là kiểu so sánh ngang bằng.
 - GV nhận xét
* Bài 2
- Đọc yêu cầu BT
- Giải thích y/c cho hs hiểu
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài 3: Tìm từ so sánh có thể đặt vào giữa 2 sự vật so sánh trong mỗi câu ở BT2
- GV chấm, chữa bài
- HS đặt câu theo mẫu ai là gì 
- Nhận xét bạn
- Gạch dưới các hình ảnh so sánh và ghi từ so sánh
- 1 HSTB lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
a) Sóc bay có hình dáng nhỏ bằng quả dưa chuột.
b) Lá cọ xoè ra trông giống như mặt trời xanh.
c) Nắng như đổ lửa xuống núi rừng.
->Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- HS gach dưới các từ ngữ: 
a) Khế chín – vàng; 
b) trời – cánh đồng; diều – lưỡi liềm.
- HS cả lớp làm vào vở.
a) Khế chín giống vàng treo lóng lánh.
b) Diều em như lưỡi liềm.
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
Thứ Năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
	Luyện Tự nhiên và xã hội: Hoạt động bài tiết nước tiểu
I/ Yêu cầu cần đạt:
 Củng cố cho HS về nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên thanh vẽ hoặc mô hình.	
II/ Đồ dùng dạy học:
 VBT
III/ Hoạt động dạy học:
	* Bài 1:Viết các chữ a, b, ... vào trên sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu cho phù hợp với lời ghi chú.
	- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm vào sơ đồ lớn
	- chữa bài, HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
	* Bài 2: Hoàn thành bảng sau:
Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
Chức năng
Thận
ống dẫn nước tiểu
Bóng đái
ống đái
Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm trao đổi, thảo luận để ghi vào phiếu BT- 1 nhóm ghi vào phiếu cỡ lớn.
Các nhóm trình bày kết quả, chữa bài trên phiếu lớn.
HS làm lại vào VBT.
Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết của tiết học.
Luyện Toán: Luyện tập bảng chia 6
A- Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS
- Nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.
B- Đồ dùng:
GV: Bảng phụ- Phiếu HT
HS: VBT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	*Bài 1: Tính nhẩm
	- Củng cố bảng chia 6
	- Gọi HS Y, TB nêu kết quả
	*Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
	- HS thực hiện từng phép tính rồi ghi kết quả vào ô trống
	- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn yếu
	*Bài 3: 
	- HS tìm hiểu bài toán rồi giải vào vở
	- GV chấm chữa bài
Bài giải:
Mỗi can có số lít dầu lạc là:
30 : 6 = 5 (l)
Đáp số: 5 l dầu lạc
	*Bài 4: Tô màu vào của mỗi hình
	- HS tự làm, gv giúp hs yếu, TB
	- Y/C HSKG nêu cách tìm của mỗi hình.
Tập đọc: Mùa thu của em
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở..
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài ( cốm, chị Hằng ).
- Hiểu tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạbài thơ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- 2 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện Người lính dũng cảm và trả lời câu hỏi về nội dung các đoạn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài:
2. Luyện đọc:
a GV đọc bài thơ:
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS chú ý nghe.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ.
- Mỗi HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.
- HS giải nghĩa các từ mới.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc theo N4.
- 4 nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT 4 khổ thơ.
- Lớp đọc ĐT bài thơ.
3. Tìm hiểu bài:
- Bài thơ tả những màu sắn nào của mùa thu?
- Màu vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới.
- Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt đông của HS vào mùa thu?
- Hình ảnh: Rước đèn họp bạn ngôi trường có thầy, có bạn đang đợi 
- Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và cho biết em thích hình ảnh nào nhất ?
- Hình ảnh so sánh: Hoa cúc như nghìn con mắt mở nhìn trời; mùi hương như gợi từ màu lá sen.
-HS nêu hình ảnh mà mình thích.
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
- HS học thuộc lòng: đọc ĐT. cá nhân, dãy, tổ
- HS thi HTL từng khổ, cả bài 
- Lớp nhận xét – bình chọn.
- GV nhận xét , ghi điểm.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ Sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toàn trường nghỉ học do mưa lũ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTB 5.doc