Giáo án Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1

Giáo án Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1

Tập đọc – kể chuyện : CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Yêu cầu cần đạt:

 A – Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B – Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. Đồ dùng :

 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK .

 - Bảng viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Thứ Hai ngày 17 tháng 8 năm 2009 
Hoạt động tập thể
Toàn trường chào cờ
 ________________________________________
Tập đọc – kể chuyện : Cậu bé thông minh
I. Yêu cầu cần đạt:
 A – Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B – Kể chuyện:
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK .
 - Bảng viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học : 
A. KTBC: 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS .
B. bài mới : 
Tập đọc :
1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu 8 chủ điểm trong SGK tập 1 
- HS mở SGK lắng nghe 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài 
2. Luyện đọc : 
a. GV đọc toàn bài : 
- HS chú ý nghe 
- GV hd cách đọc 
b. GV hd luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : 
+ Đọc nối tiếp từng câu 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài 
+ Đọc đoạn trước lớp 
- GV hd đọc đoạn khó trên bảng phụ 
- 1 HS đọc đoạn khó trên bảng phụ 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Tìm từ gần nghĩa với từ trọng thưởng 
- khen thưởng 
- Em hiểu thế nào là từ hạ lệnh ? 
- Đưa lệnh xuống 
+ Đọc đoạn trong nhóm: 
- HS đọc theo nhóm 2 
- Gọi HS đọc đoạn 1 
- Gọi HS đọc đoạn 2 
- Lớp đọc đoạn 3 
3. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
- Lệnh cho mỗi người trong làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? 
- Vì gà trống không đẻ trứng được 
- 1 HS đọc đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? 
- HS thảo luận nhóm 
-> Cậu nói chuyện khiến vua cho là vô lí ( bố đẻ em bé ) vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí 
* HS đọc thầm đoạn 3 
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ? 
-> Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc 
để sẻ thịt chim .
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
-> Yêu cầu 1 việc không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua .
* HS đọc thầm cả bài .
- Câu chuyện này nói lên điều gì ? 
- Ca ngợi trí thông minh của cậu bé 
4. Luyện đọc lại : 
- HS chú ý nghe 
- HS đọc trong nhóm ( phân vai ) 
- 2 nhóm HS thi phân vai 
- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân nhóm đọc hay nhất 
Kể chuyện :
1. GV nêu yêu cầu : 
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
a. GV treo tranh lên bảng: 
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn trên bảng 
- HS nhẩm kể chuyện 
b. GV gọi HS kể tiếp nối: 
- HS kể tiếp nối đoạn 
- Tranh 1: Quân lính đang làm gì? 
- Đang đọc lệnh mỗi làng .... đẻ trứng 
- Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ? 
- Lo sợ 
- Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? 
- Cậu bé khóc ầm ĩ và bảo: bố cậu mới đẻ em bé, ..... bố đuổi đi .
- Thái độ của vua ra sao ? 
- Nhà vua giận dữ quát vì cho cậu bé láo 
dám đùa với vua 
- Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giải điều gì? 
- Về tâu với vua chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để sẻ thịt chim 
- Thái độ của vua thay đổi ra sao ? 
- Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường để rèn luyện.
 - sau mỗi lần kể lớp nhận xét về nội dung, diễn đạt, cách dùng từ 
III. Củng cố dặn dò: 
Trong truyện em thích nhất nhân vật 
nào? Vì sao? 
- HS nêu 
- Nêu ý nghĩa của truyện 
* Nhận xét tiết học 
- Dặn dò giờ học sau 
Toán : Đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số
A. Yêu cầu cần đạt: 
 Biết cách đọc, viết , so sánh các số có ba chữ số .
B. Hoạt động dạy học chủ yếu :
I. Ôn luyện : 
 - GV kiểm tra sách vở + đồ dùng của HS. 
II. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Ôn tập về cách đọc số :
* Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc và viết đúng số có ba chữ số .
- HS đọc yêu cầu BT + mẫu 
- 2 HS lên bảng 
- Lớp làm vào vở 
- Nhận xét bài làm của bạn 
2. Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số 
* Bài tập 2 : Yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào các ô trống 
- GV dán 2 băng giấy lên bảng 
- HS nêu yêu cầu BT 
- HS thi tếp sức ( theo nhóm ) 
+ Băng giấy 1:
- GV theo dõi HS làm bài tập 
310
311
312
314
315
316
317
318
+ Băng giấy 2:
400
399
398
397
396
395
394
393
392
+ Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy 1? 
- Là dãy số TN liên tiếp xếp theo thứ tự tăng dần từ 310 - 318
+ Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy thứ 2? 
- Là dãy số TN liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 ->392
3. Hoạt động 2: Ôn tập về so sánh số và thứ tự số .
a. Bài tập 3: Yêu cầu HS biết
- HS làm bảng con
cách so sánh các số có ba chữ số. 
 303 516 
30 + 100 < 131 ; 410- 10 < 400 + 1 ; 
- GV nhận xét , sửa sai cho HS 
243 = 200 + 40 +3 
b. Bài 4: Yêu cầu HS biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho 
375 ; 241; 573 ; 241 ; 735 ; 142
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS so sánh miệng 
+ Số lớn nhất : 735
+ Số bé nhất : 142 
- GV nhận xét, sửa sai cho HS 
c. Bài tập 5(HSKG): Yêu cầu HS viết các số đã cho theo thứ tự từ
- HS nêu yêu cầu BT 
- HS thảo luận nhóm 
bé đến lớn và ngược lại 
- Đại diện nhóm trình bày 
a, 162 ; 241 ; 425 ; 519; 537 
b, 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162 
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét sửa sai cho HS 
II. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại nội dung bài học 
- HS nêu 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà chuẩn bị cho tiết học sau .
Thứ Ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Thể dục:
Tiết 1: 	- giới thiệu chương trình
 	 	- Trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
I. Yêu cầu cần đạt:
	- HS biết điểm cơ bản của chương trình và một số quy định khi tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3. 
	- Bước đầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 
II. Địa điểm – phương tiện:
	- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ sân tập.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
III. Phương tiện ND phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức .
A. Phần mở đầu 
3- 4 phút 
- Đội hình TT:
1. Nhận lớp:
 x x x x x 
- Cán sự lớp tập trung, báo cáo sĩ số 
 x x x x x 
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV nhắc lại những nội dung cơ bản, những qui định khi tập.
2. Khởi động:
- Giậm chân tại chỗ , vỗ tay theo nhịp và hát 
1-2 phút
Đội hình KĐ:
 x x x x x 
- HS tập bài TD phát triển chung của lớp 2 một lần.
2 x 8 N
 x x x x x 
- GV cho HS tập 
B. Phần cơ bản:
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học. 
2 – 3 phút 
- Tập chung theo tổ để tập luyện do nhóm truởng điều khiển 
- Nhắc lại ND tập luyện, nội qui và phổ biến ND, yêu cầu môn học.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện nội qui tập luyện đã rèn luyện ở lớp dưới.
- HS chú ý.
- Chỉnh đốn trang phụ, vệ sinh tập luyện 
2 – 3 phút 
- Theo đội hình TT học sinh sửa lại trang phục, giầy dép vào nơi qui định.
* Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
5 –7 phút 
- ĐHTL:
 x x x x x
 x x x x x
- GV phổ biến hình thức chơi và luật chơi.
- GV cho HS chơi trò chơi.
* Ôn 1 số ĐT đội hình đội ngũ ở lớp 1 – 2
6 – 7 phút
1 – 2 lần 
c. Phần kết thúc: 
5 phút 
-> Cán bộ lớp điều khiển
- Đi thường theo nhịp hát.
- Đội hình :
- GV cùng HS hệ thống bài học
 x x x x x 
- GV nhận xét giờ học 
 x x x x x 
- GV giao BTVN
Tự nhiên xã hội: Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp 
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Các hình trong SGK (4,5)
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu .
 a. Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1: Trò chơi 
- GV cho HS cùng thực hiện động tác “ bịt mũi nín thở ”
- HS thực hiện 
+ Cảm giác của các em sau khi nín thở 
- Thở gấp hơn , sâu hơn bình thường .
lâu ? 
- 1HS đứng trước lớp thực hiện động tác 
thở sâu như H1 
- Lớp quan sát 
- Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên lồng ngực và hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực ?
So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra 
bình thường với thở sâu ? 
- HS nêu 
C. Kết luận :
 - Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp gồm hai động tác : Hít vào và thở ra , khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên
để nhận không khí , lồng ngực sẽ mở to ra.
 - Khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống , đẩy không khí từ phổi ra ngoài .
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
a. Mục tiêu: 
- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các cơ quan hô hấp .
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi 
của không khí khi hít vào và thở ra .
 - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1: Làm việc theo cặp .
- HS quan sát H2 (5 ) 
 - GV hd mẫu 
+ HS a. Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
 - HS b: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 (5 ) 
- HS làm việc theo cặp 
- HSa: Đố bạn biết mũi tên dùng để làm gì? 
- HSb: Vậy khí quản, phế quản có chức năng gì?
- HSa: Phổi có chức năng gì?
- HSb: Chỉ H5 (5) đường đi của không khí ta hít vào thở ra....
* Bước 2: Làm việc cả lớp 
- HS từng cặp hỏi đáp 
-> GV kết luận đúng sai và khen ngợi HS hỏi đáp hay.
- Vậy cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp?
- HS nêu
c. Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.
- 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí.
III. Củng cố – dặn dò:
- Điều gì xảy ra khi có di vật làm tắc đường thở?
HSKG: Biết được HĐ thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở 3-4 phút người ta có thể bị chết.
- Nhắc lại ND bài học?
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS 
toán
Tiết 2: Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ).
A. Yêu cầu cần đạt: 
 	- Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn.
B . Các hoạt động dạy học : 
I. Kiểm tra bài cũ:
	- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS : 
	- GV nhận xét 
II. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Bài tập 
a. Bài 1a,c: Củng cố về cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) 
- HS nêu  ... uẩn bị : Nội quy lớp trường
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
+ GV đọc nội quy trường cho HS nghe
	- Không được trèo cây bẻ cành
	- Không được vứt rác bừa bãi
	- Không được vẽ bậy ra tường....
+ GV đọc nội quy lớp học cho HS nghe :
	- Trong lớp không được nói chuyện riêng
	- Làm bài tập đầy đủ
	- Không được chửi nhau, đánh bạn, ....
+ Từng HS nhắc lại nội quy trường, lớp
IV. Củng cố
	- GV nhận xét tiết học
Thứ Tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( tiết 1 )
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói .
 - Gấp đợc tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tơng đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tơng đối cân đối (HS khéo tay).
II Đồ dùng
	GV : Mẫu tàu thuỷ, quy trình gấp tàu thuỷ, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
	HS : Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a. HĐ1 : GV HD HS QS và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói
b. HĐ2 : GV HD mẫu
* B1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
* B2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đờng dấu gấp giữa HV
- Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau
* B3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- GV HD HS gấp
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
- HS QS nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ
- HS suy nghĩ tìm ra cách gấp tàu thuỷ
- HS tự gấp cắt tờ giấy HV
- HS QS
- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại
- HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tiếp tục tập gấp tàu thuỷ hai ống khói
Luyện toán: Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ).
A. Yêu cầu cần đạt: 
 	- Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn.
B . Các hoạt động dạy học :
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
HS sử dụng VBT để làm bài.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
a) 432 + 205 52 + 714
b) 547 – 243 482 - 71
Bài 2: Tìm x
a) x – 322 = 415	b) 204 + x = 355
	x = 415 + 322	x = 355 – 204 
	x = 737	x = 151
Bài 3:
Y/C HS tóm tắt bài toán rồi giải vào vở
Bài giải:
 Trường Thắng Lợi có số học sinh nữ là:
 350 + 4 = 354 (học sinh)
 Đáp số: 354 học sinh
Bài 4: 
-Y/C tương tự bài 3 Bài giải:
 Giá tiền một phong bì là:
 800 – 600 = 200 (đồng)
 Đáp số: 200 đồng
Luyện Tiếng Việt: ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật.
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ.
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó.
II. Lên lớp:
Bài 1: Đọc đoạn sau và chép vào chỗ trống những từ chỉ sự vật ( chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn đó.
	Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Bài 2: Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài tập 1 vào chỗ trống dưới đây.
..........................................................như.................................................................
Bài 3: Hãy so sánh mỗi sự vật sau với một sự vật khác để tang vẻ đẹp:
Đôi mắt bé tron như ............................................
Bốn chân của chú voi to như ................................................
Trưa hè, tiếng ve như .......................................
Đáp án: 
Bài 1: khung, cửa sổ, Vy, đầu, bạn, mắt, ánh, ban mai, mặt nước, mặt, chú, chó xù, lông, mái tóc, búp bê, mõm.
Bài 2: lông (trắng mượt) như mái tóc búp bê.
Bài 3: 
+ hạt nhãn, mắt na, mắt thỏ, ....
+ bốn cái cột nhà, bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, .....
+ tiếng nhạc, tiếng hát của dàn đồng ca, khúc nhạc vui, ....	
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
	Đội sinh hoạt sao nhi đồng
Thứ Năm ngày 20 tháng 8 năm 2009 cô Lan dạy.
Thứ Sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
Luyện âm nhạc: Ôn bài hát Quốc ca Việt Nam (lời 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát Quốc ca Việt Nam .
 - Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam. 
 - Biết tác giả BH là nhạc sĩ Văn Cao.
II. Lên lớp:
1. Ôn bài hát: Cả lớp, dãy, bàn
	- GV theo dõi, sửa sai cho HS: chú ý đến tiếng ngân hoặc nghỉ đến 3 phách để hướng dẫn học sinh hát đúng.
	- HS chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng; hát thể hiện tính chất hùng mạnh.
2. Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức HS đối với bài Quốc ca.
H- Bài Quốc ca được hát khi nào?
H- Ai là tác giả bài Quốc ca?
H- Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài Quốc ca.
Luyện Tập làm văn: 
Nói về đội thiếu niên tiền phong.
Điền vào tờ giấy in sẵn.
I. Yêu cầu cần đạt :
1- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
2- Biết điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
II. Lên lớp:
Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức rộng lớn tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5-9 tuổi) sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng và độ tuổi thiếu niên (9-14 tuổi) sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.
Đội được thành lập ngày 15 – 5 – 1941, tại rừng Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Tên gọi đầu tiên của Đội là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
Những Đội viên đầu tiên của Đội:
Nông Văn Dền (Kim Đồng)
Nông Văn Thàn (Cao Sơn)
Lý Văn Tịnh (Thanh Minh)
Lý Thị Mì (Thuỷ tiên)
Lý Thị Xậu (Thanh Thuỷ)
Đội Nhi đồng Cứu quốc đã 3 lần đổi tên.
Huy hiệu của Đội vẽ hình một búp măng non màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ quốc đỏ thắm.
Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để xin cấp thẻ đọc sách. (HS làm vào vở bài tập)
GV cho HS đọc đơn mình viết, lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Chấm điểm .
Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Luyện Toán: cộng các số có ba chữ số ( có nhớ )
I. Yêu cầu cần đạt:
 Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
II. Lên lớp:
HS sử dụng VBT trang 7 để làm bài.
Bài 1: Tính
2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT
Chữa bài trên bảng lớp, HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
	Cách thực hiện tương tự bài 1
Bài 3: 
Y/C HS nhìn tóm tắt tự đặt đề toán
HS giải 
Bài giải:
 Cả hai buổi bán được:
 315 + 458 = 773 (l)
 Đáp số: 773 l xăng
Bài 4: Tính nhẩm
HS nhẩm và nối tiếp nhau đọc kết quả.
810 + 50 = 860 b) 600 + 60 = 660 c) 200 – 100 = 100 
350 + 250 = 600	105 + 15 = 120	 250 – 50 = 200
550 – 500 = 50	245 – 45 = 200	 333 – 222 = 111
Bài 5: HS nhìn mẫu để vẽ hình.
Sinh Hoạt Lớp:
Nhận xét trong tuần
Tập đọc:
	Tiết 3 : 	 Đơn xin vào đội 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
	- Đọc trôi chảy cả bài . Chú ý đọc đúng các từ rễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương : Liên đội , thiếu niên ....
	- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch , rứt khoát .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
	- Nắm được nghĩa của các từ mới ( điều lệ, danh dự ) 
	- Hiểu nọi dung bài .
	- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng phụ 
	- 1 lá đơn xin vào đội của HS trong trường 
III. Các hoạt động dạy học :
A. KTBC: 3 – 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ : Hai bàn tay em và trả lời 4 câu hỏi 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 
a. GV đọc mẫu toàn bài 
- HS chú ý nghe 
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
( chú ý đọc đúng các từ khó ) 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV chia đoạn 
- HS đánh dấu vào sách giáo khoa 
+ GV HD đọc câu văn dài 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
+ GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 4 
+ GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
- 3 HS đọc toàn bài 
- Lớp nhậnn xét 
3. Tìm hiểu bài : 
- lớp đọc thầm bài tập đọc 
- Đơn này là của ai ngửi cho ai ? 
- Của bạn Lưu Tường Vân gửi bạn phụ 
trách đội ...
- Nhờ đâu mà em biết điều đó ?
 - Nhờ nội dung đơn ghi rất rõ địa chỉ 
gửi đến .
- Bạn HS viết đơn để làm gì ? 
- Để xin vào đội 
- Những câu nào trong đơn cho biết điều đó ? 
- Em làm đơn này .....
- Nêu nhận xeta cách trình bày đơn ? 
- HS nêu trong SGK 
- GV giới thiệu đơn xin vào đội TNTP
HCM của một HS trong trường cho cả lớp xem 
- HS chú ý quan sát 
4. Luyện đọc lại : 
- 1 HS khá, giỏ đọc lại đơn 
- 1 số HS thi đọc đơn 
- GV HD các em đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng 
5. Củng cố - dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
Sinh Hoạt Lớp:
Nhận xét trong tuần
( Cụ thể trong sổ chủ nhiệm ).
Thủ công: Bọc vở (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
Kiến thức: HS biết cách bọc vở (bao tập) 
Kỹ năng: Bọc được vở bằng giấy tự chọn 
Thái độ : có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp .
II. GV chuẩn bị :
	- Mẫu quyển vở được bọc bằng giấy 
	- Quyển vở không được bọc, có bài đã cụ nát .
	- Tờ giấy để bọc vở có kích thước phù hợp .
	- 1 nquyển vở chưa bọc, kéo, bút chì .
III. Các hoạt động dạy học : 
Nội dung kiến thức cơ bản ( thời gian) 
 Phương pháp dạy học 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Hoạt động 1: 5-7
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu quyển vở đã học 
- HS quan sát nhận xét về màu sắc, kích thước 
loại giấy để bọc .
- GV mở các nếp giấy ,
lấy tờ giấy bọc quyển vở 
- HS quan sát,HS so sánh 
bìa của quyển vở được bọc và quyển vở không được bọc .
- GV nêu câu hỏi và cách lựa chọn giấy và cách bọc vở 
- HS trả lời 
2. Hoạt động 2: 10-12’ 
- Gv HD mẫu : 
+ Bước 1: Chọn và gấp giấy để bọc 
- Chọn giấy để bọc vở, có nhiều loại giấy có màu sắc , có độ dày vừa 
- HS chú ý 
phải để bọc cho đẹp 
- Kích thước phải lớn hơn của bìa quyển vở 
- GV HD HS quan sát 
- HS quan sát 
+ Bước 2: Bọc vở 
 GV HD HS bọc vở 
- HS quan sát 
- Gọi vài HS nhắc lại 
cách bọc vở, lớp nhận xét 
3. Hoạt động3: HS thực
hành bọc vở 
- GV tổ chức cho HS bọc vở 
- HS thực hành 
- GV quan sát, giúp đỡ 
- HS trưng bày sản phẩm 
HS yếu 
- Đánh giá kết quả thực 
hành 
IV. Củng cố – dậưn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài học sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 SUA.doc