Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Mèo đi câu cá. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện anh em mèo trắng đi câu. Hiểu nội dung bài: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm vào người khác. Chỉ như thế, công việc mới có kết quả tốt đẹp.

+ Nói và nghe theo chủ điểm Cùng vui làm việc, tìm ra những điểm lưu ý khi muốn làm việc nhóm hiệu quả.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Kể với người thân về một việc cùng làm với các bạn và cảm thấy rất vui.

- GD HS tích cực tham gia hoạt động tập thể.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 31 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 25
( Từ ngày 6/3 đến 10/3/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
6/3
HĐTN
73
SHDC: Làng nghề truyền thống 
Toán
121
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
Tiếng Việt
168+169
 Đọc: Mèo đi câu cá 
 Nói và nghe: Cùng vui làm việc 
Ba 
7/3
Tiếng Việt
170
Nghe-viết: Bài học của gấu con
Toán
122
Luyện tập
GDTC
49
Bài tập di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay (tiết 3)
TNXH
40
Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn (tiết 1)
Tư
8/3
Tiếng Việt
171+172 
Đọc: Học nghè
Ôn chữ hoa T, U, Ư
Tiếng Anh
99
Unit 6: Clothes – Review & Pratice 1
Toán
123
Luyện tập
Năm
9/3
Toán
124
Luyện tập
Tiếng Việt
174
Luyện tập: Dấu gach ngang 
TNXH
50
Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn (tiết 2)
HĐTN
74
HĐGD theo chủ đề: Truyền thống quê hương em
Sáu
10/3
Toán
125
Luyện tập
Tiếng Việt
175
Luyện tập: Viết đoạn văn giới thiệu ước mơ của mình
Đạo đức
25
Khám phá bản thân (tiết 5)
HĐTN
75
SHL: SH theo chủ đề: Tự hào truyền thống quê hương em
TUẦN 25 Thứ Hai ngày 6 tháng 3 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 73: Sinh hoạt dưới cờ: Làng nghề truyền thống
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS nhận biết được một số làng nghề truyền thống của nước ta.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS chia sẻ cách bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển các làng nghề. 
- GD HS giữ gìn và phát huy các nghề truyền thống.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video một số làng nghề truyền thống
- GV chiếu video một số làng nghề truyền thống
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi: 
+ Qua đoạn video có nhắc đến những nghề gì?
- GV NX, KL: Mỗi miền quê, dân tộc ở Việt Nam đều sở hữu những nét văn hoá riêng nhưng vẫn đậm đà bản sắc tạo nên một đất nước độc đáo hấp dẫn du khách
Hoạt động 2: Chia sẻ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm chia sẻ các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển làng nghề.
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ.
- Gv nhận xét và tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Mộc, trống, gốm bát tràng, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng lụa Hà Đông, đá mĩ nghệ, làng cói,... 
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm chia sẻ các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển làng nghề.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
+ Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng. Sử dụng sản phẩm tái chế,
- Lắng nghe
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 121: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và bài toán giải bằng hai bước tính.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Đặt tính rồi tính: 1 022 : 2; 5930 : 5
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS làm bảng con.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV giới thiệu tình huống: “Phú ông về già muốn nghỉ ngơi nên đem đổi hết gà lấy thóc. Cứ 3 con gà đổi được 1 thúng thóc. Hỏi phú ông đổi được nhiều nhất bao nhiêu thúng thóc và còn thừa mấy con gà?”.
- GV dẫn dắt đến phép chia và viết ra phép chia:
 “9 365 : 3”.
- Để tìm câu trả lời, chúng ta đặt phép chia là 9 365 chia cho 3, trong đó 9 365 là số con gà và 3 là số gà đổi được 1 thúng thóc.
- GV hướng dẫn thuật toán thực hiện phép chia (như trong SGK).
- GV gọi một số em đọc lại các bước tính.
- GV cho HS làm thêm một phép tính để củng cố lại kĩ năng thực hiện.
- GV HD thuật toán chia 2 249 cho 4 như SGK.
- GV cho một phép: 5 769 : 8 = ? để HS thực hiện
- GV chữa bài, nhận xét
- GV chốt lại kĩ thuật tính, nhấn mạnh lại:
+ Thực hiện phép chia từ trái qua phải;
+ Nếu một phép chia thành phần có dư thì hạ số dư xuống hàng dưới cho phép chia thành phần tiếp theo;
+ Trường hợp số đang xét bé hơn số chia thì hạ tiếp chữ số của hàng tiếp theo xuống ghép cặp.
+ Các phép chia vừa thực hiện đều có số dư khác 0
- HS lắng nghe.
- HS ghi vào bảng.
- HS lắng nghe.
- 1 vài HS nêu lại.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện phép tính.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập
Bài 1:
- GV chia 2 đội làm 2 bài tập
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Có thể chia thành bao nhiêu nhóm và còn dư mấy người ta làm ntn? 
- Gv nhận xét.
- Mở rộng: Tướng quân Cao Lỗ là một vị tướng giỏi của An Dương Vương. Theo truyền thuyết, ông là người chế tạo ra nỏ thần mỗi lần bắn được hàng trăm mũi tên. GV có thể kể thêm chi tiết để câu chuyện thêm thuyết phục: “Mỗi chiếc nỏ của tướng quân có thể bắn ra hàng trăm mũi tên mỗi lần. Mỗi chiếc nỏ cần 7 người sử dụng.”.
- Hình vẽ minh hoạ thành luỹ bằng đất và trang
phục (dựa trên phỏng đoán) thời An Dương
Vương.
Bài 3: 
- GV cho HS tóm tắt bài bằng sơ đồ 
- GV HD HS làm bài.
- MR: Trong thực tế, tuổi thọ của ve sầu rất đa dạng, chẳng hạn giống ve sầu Neotibicen (màu xanh) sống từ 2 đến 5 năm còn giống ve sầu Magicicada (màu đen nâu) có tuổi thọ từ 13 đến 17 năm. “Trứng nở thành ấu trùng con sẽ chui ngay xuống đất. Sau 1 thời gian dài ấu trùng ve sầu sẽ chui lên mặt đất, lột xác để ca hát và sinh sản trong 1 thời gian rất ngắn.”. Nhưng khi chui lên khỏi mặt đất, ve sầu sẽ phải đối mặt với nhiều loài ăn thịt như con chim cu cu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Ta lấy 6308 : 7
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
Bài giải
Số nhóm và số người còn dư là:
6 308 : 7 = 901 (dư 1)
Đáp số: 901 nhóm dư 1 người.
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- 2 Hs lên bảng làm, cả lớp làm vở. 
a) Bài giải
Tuổi thọ của ve sầu là: 
9 490 : 2 = 4 745 (ngày) 
Đáp số: 4 745 ngày.
b) HS lên chỉ đường đi cho ve sầu.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,... sau bài học để học sinh củng cố lại bài đã học.
+ Câu 1: 9 365 : 3 = ?
+ Câu 2: 2 249 : 4 = ?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời:
Câu 1: 3 121 (dư 2)
Câu 2: 562 (dư 1)
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 168 + 169: Đọc: Mèo đi câu cá 
Nói và nghe: Cùng vui làm việc
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Mèo đi câu cá. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện anh em mèo trắng đi câu. Hiểu nội dung bài: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm vào người khác. Chỉ như thế, công việc mới có kết quả tốt đẹp.
+ Nói và nghe theo chủ điểm Cùng vui làm việc, tìm ra những điểm lưu ý khi muốn làm việc nhóm hiệu quả.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Kể với người thân về một việc cùng làm với các bạn và cảm thấy rất vui.
- GD HS tích cực tham gia hoạt động tập thể.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Kể về một lần em hoặc bạn mải chơi nên quên việc cần làm (Nói rõ việc cần làm, lí do em quên làm, hậu quả của việc quên ấy, bài học rút ra từ lần đó)
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một vài HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc trôi chảy toàn bài, ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng lời của nhân vật để thể hiện cảm xúc. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia khổ: (5 khổ thơ)
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ.
- Luyện đọc từ khó: vác, giỏ, lòng riêng, ngả lưng
- Luyện đọc câu dài: 
Anh em/ mèo trắng
Vác giỏ/ đi câu
Em/ ngồi bờ ao
Anh/ ra sông cái.//
- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 5.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Anh em mèo trắng làm việc gì? Ở đâu? 
2. Vì sao mèo anh ngả lưng ngủ luôn một giấc?
3. Khi nhìn bầy thỏ vui chơi, mèo em nghĩ gì?
(Gợi ý: Câu nào thể hiện suy nghĩ của mèo em khi muốn vui chơi cùng bầy thỏ?
4. Kết quả buổi đi câu của anh em mèo trắng thế nào? Vì sao lại có kết quả đó?
- GV hỏi thêm: Kết quả này có làm mèo anh bất ngờ không? Theo em, tình cảm của anh em trong bữa tối hôm đó như thế nào?
5. Chọn lời khuyên mà bài thơ Mèo đi câu cá muốn gửi gắm.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Trong hoạt động tập thể, chúng ta
phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm
vào n ... n ngắn giới thiệu về ước mơ của bản thân.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng.
- Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Kể tên một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở. 
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Đọc kĩ các câu hỏi
a. Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì?
b. Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao?
c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về ước mơ của mình
+ Đưa ra ý kiến của mình
- GV nhận xét các nhóm, khuyến khích HS nói về ước mơ của mình trong tương lai 
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn về ước mơ của em
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương học sinh
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời
M: Các bạn trong tranh đang ngồi ở sân trường... Có bạn ước được làm bác sĩ để chữa bệnh cho bà. Có bạn ước mơ làm nhà du hành vũ trụ để khám phá bầu trời. Có bạn muốn làm kĩ sư nông nghiệp để trồng được nhiều cây ăn quả ngon.
- HS viết vở.
- 4-5 em đọc bài của mình.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đổi vở cho nhau, nhận xét
- 3-4 nhóm nhận xét.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Tìm đọc câu chuyện bài văn, bài thơ,.. về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 25: Khám phá bản thân (tiết 5) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- GD HS rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5.
+ GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt
- GV kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời
- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV yêu cầu 1HS đọc và mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống, đóng vai và đưa ra lời khuyên cho bạn trong tình huống của nhóm mình? 
1. Minh luôn cho rằng để học giỏi cần có năng khiếu nên mình có cố gắng đến mấy cũng không thể học giỏi được
+ Minh suy nghĩ như vậy có đúng không? Nếu là bạn của Minh em sẽ khuyên bạn điều gì?
2. Ngọc thích vẽ và vẽ rất đẹp. Bạn tự thấymình không có năng khiếu âm nhạc nhưng vì bố mẹ
thích nên Ngọc vẫn cố gắng học đàn. 
+ Em có đồng tình với Ngoc không? Em sẽ khuyên Ngọc điều gì?
- GV mời các nhóm nhận xét?
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2: Khám phá điểm mạnh điểm yếu của bản thân theo các gợi ý 
- GV yêu cầu 1HS đọc các gợi ý trong bài 4 và thảo luận và chia sẻ trong nhóm từng gợi ý?
1. Tự suy nghĩ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân rồi viết ra giấy.
2. Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh điểm yếu của em.
3. So sánh những suy ngẫm của em và những đánh giá của các bạn về điểm mạnh , điểm yếu của em lập kế hoạch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu theo gợi ý:
Điểm mạnh
Cách phát huy
Điểm yếu
Cách khắc phục
- GV gơi ý cho học sinh thực hiện vào phiếu và nêu trước lớp:
+ Tự suy ngẫm và viết về điểm mạnh, điểm yếu của mình vào phiếu
+ Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh điểm yếu của mình 
+ So sánh diểm giống và khác nhau giữa thông tin các bạn viết về em và tự viết mô tả bản thân, căn cứ vào bản mô tả viết ra đề xuất biện pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc tình huống, thảo luận nhóm, đóng vai và khuyên bạn, thể hiện ý kiến của mình.
+ Minh suy nghĩ chưa đúng, Nếu là bạn Minh em sẽ khuyên Minh cố gắng chăm chỉ học tập, có thể hỏi bạn, cô giáo người thân để hiểu bài và ôn luyện làm bài tập nhiều hơn, sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.
+ Không đồng tình với Ngọc, Ngọc nên giải thích nói và thể hiện rõ năng khiếu của mình với bố mẹ cho bố mẹ biết và thực hiện năng khiếu nĩ thuật của mình và thực hiện đam mê học vẽ của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4, đọc từng nội dung và thực hiện theo từng gọi ý và ghi hoàn thiện vào phiếu theo gợi ý của giáo viên:
Thực hiện theo chính kiến của bản thân.
- Các nhóm NX khi đại diện nhóm chia sẻ.
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu học sinh tổng kết bài học:
+ Nêu 3 điều em học được sau bài học
+ Nêu 3 điều em thích sau bầi học
+ Nêu 3 việc em cần làm sau bài học
- GV tóm tắt lại nội dung bài học
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương
- Cách đánh giá:
* Hoàn thành tốt: nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân biết được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,Biết rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
* Hoàn thành: Thực hiện được mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ,
* Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu bài học
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- HS vận dụng nêu theo yêu cầu của Gv
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm và lên kế hoạch thực hiện cho mình 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 75: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Tự hào truyền thống quê hương em 
I. Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự quan tâm tới các thành viên trong cộng đồng.
- Tham gia một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tôn trọng nét đẹp, sản phẩm đẹp truyền thống địa phương nơi mình sinh sống.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch trình bày nhưng thu hoạch được từ tiết học trước.
- GV nhận xét tuyên dương
- Đại diện các nhóm trình bày theo các hình thức sau:
- Các nhóm khác nhận xét.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chuẩn bị cho việc trình bày những thu hoạch mới về truyền thống quê hương 
- GV mời HS ngồi theo nhóm để cùng nhau chia sẻ và chuẩn bị cho phần trình bày.
+ Em đã tìm hiểu được những gì? Người thân đã giúp em như thế nào?
- Cùng nhau chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm
Hoạt động 4: Trình bày những điều em tìm hiểu được về truyền thống quê hương
- Lần lượt mời các bạn dưới lớp đặt câu hỏi.
- Bình bầu nhóm trình bày thú vị, lôi cuốn nhất.
- KL: Mỗi địa phương có nhiều truyền thống khác nhau. Những truyền thống này rất phong phú, tạo nên những nét văn hóa đặc trưng cho địa phương mình, Chúng ta hãy cùng tiếp tục khám phá nhiều hơn và hãy giới thiệu cho bạn bè, người thân ở nơi khác biết về truyền thống của địa phương mình.
- HS chia sẻ trong nhóm 4.
- HS trả lời.
- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi.
4. Củng cố, tổng kết
- GV gợi ý HS lựa chọn thực hiện 1 trong những hoạt động sau cùng người thân của mình.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx