Giáo án lớp 3 - Môn Âm nhạc Tiết 1 đến tiết 30

Giáo án lớp 3 - Môn Âm nhạc Tiết 1 đến tiết 30

. Mục tiêu:

– HS hiểu Quốc ca Việt Nam là 1 bài hát nghi lễ của Nhà Nước, được hát khi chào cờ.

- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát.

* Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao

– Giáo dục ý thức nghiêm trang khi khi chào cờ.

II. Chuẩn bị:

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Môn Âm nhạc Tiết 1 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học hát
QUỐC CA VIỆT NAM
 Nhạc và lời: Văn Cao
Tiết 1
NS : 25/08/09 
ND: 27/08/09
I. Mục tiêu:
– HS hiểu Quốc ca Việt Nam là 1 bài hát nghi lễ của Nhà Nước, được hát khi chào cờ.
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát.
* Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao
– Giáo dục ý thức nghiêm trang khi khi chào cờ.
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời 1.
+ Lá cờ VN.
+ Khi dạy hát Quốc ca Việt Nam phải dịch giọng xuống cho phù hợp với giọng hát của HS
Tập bài hát
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Dạy baøi haùt Quốc ca VN (lời 1)
a/ Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được học bài hát nghi lễ của nước ta. Bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944, khi sáng tác bài hát có tên là Tiến quân ca với giai điệu hùng tráng kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Cho đến Quốc hội khoá I (1946) Đảng và Bác Hồ đã công nhận Tiến quân ca là Quốc ca VN làm nghi lễ chào cờ hoặc cử nhạc. Ở trường ta ngoài các ngày lễ thì bài Quốc ca được hát vào sáng thứ hai hàng tuần. 
+ GVtreo bảng phụ
b/ Dạy hát.
+ Tập hát từng câu, hát nối tiếp đến hết bài (chú ý tập hs hát với giọng mạnh mẽ, hùng tráng) 
+ Trong bài có những tiếng ngân hoặc nghỉ đến 3 phách, cần đếm để hs dễ hát.
+ Cần lưu ý cao độ của 2 tiếng “thù” và “ngừng”.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
+ Bài Quốc ca được hát khi nào?
+ Tác giả bài hát là ai?
+ khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào? 
+ Hs nghe nhạc 2 lần
HS đọc lời ca theo tiết tấu 
HS hát từng câu theo hướng dẫn của GV
+ HS luyện tập nhiều lần.
+ Cả lớp đứng lên hát nghiêm trang
Học hát
QUỐC CA VIỆT NAM
 Nhạc và lời: Văn Cao
Tiết 2
NS : 01/09/09 
ND: 03/09/09
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 2 của bài hát
- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca
* Biết hát đúng giai điệu.
- Giáo dục ý thức nghiêm trang khi khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca .
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời 2.
+ GV cần biết: Trong lời ca thứ hai có một số từ ngữ cần giải thích cho HS : lầm than, gông xích, căm hờn
+ Khi dạy hát Quốc ca Việt Nam phải dịch giọng xuống cho phù hợp với giọng hát của HS
Tập bài hát
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Hoạt động 1: Dạy bài hát Quốc ca VN (lời 2).
+ Ôn lời 1 vài lần .
+ GV treo bảng phụ lời 2 .
* Tập hát
+ HS có thể hát lời 2 mà khỏi phải tập hát từng câu.
+ Trong bài có những tiếng ngân hoặc nghỉ đến 3 phách, cần đếm để hs dễ hát.
+ Cần lưu ý giải nghĩa các từ: “lầm than, gông xích, căm hờn” (đó là do hoàn cảnh XH đen tối của những ngày trước CMT8, nhân dân ta sống đau khổ dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến và phát xít Nhật. Tình cảnh đó đã đẩy toàn dân ta đến con đường duy nhất là đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. 
+ Chia nhóm luyện tập
Hoạt động 2: 
+ Thực hiện như lễ chào cờ hát Quốc ca.
+ Hs nghe nhạc 2 lần.
+ HS hát lời 1.
+ HS đọc lời ca theo tiết tấu.
+ Hs nghe 
+ HS luyện tập nhiều lần.
+ Cả lớp đứng lên hát Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như lễ chào cờ.
 Học hát
BÀI CA ĐI HỌC
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
Tiết 3
NS : 08/09/09 
ND: 10/09/09
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết gõ đệm theo phách. 
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường. Kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời.
+ Nhạc cụ gõ.
+ GV cần biết: Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi, rộn ràng. Bài viết ở giọng rê trưởng.
2
4
+ Bốn câu hát có chung một hình tiết tấu:
 ♪ cc ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ 0 c
+ Tập bài hát.
+ Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Hoạt động 1: Dạy bài hát Bài ca đi học (lời 1)
a/ Giới thiệu: Bài hát Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi rộn ràng nói đến cảnh buổi sáng sương còn đọng trên cành cây bãi cỏ. chú chim, chú bướm bay lượn cùng các bạn nhỏ cắp sách tung tăng đến trường trong niềm vui sướng. 
b/ Dạy hát
+ GV treo bảng phụ lời 1.
* Tập hát
+ Dạy HS tập hát từng câu cho đến hết lời 1
+ GV hát mẫu
+ Cần gợi ý để HS nhận ra sự giống nhau trong giai điệu của 2 câu hát 1 và 3
+ HS luyện tập nhiều lần, hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca để từ đó nhận ra sự giống nhau về tiết tấu của 4 câu hát
c/ Luyện tập
Chia nhóm, lần lượt hát nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng. 
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
+ Thể hiện tính hành khúc của bài hát. Hát nhấn vào phách mạnh, tốc độ vừa phải
 Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
 x x x x
.
+ HS nghe nhạc 2 lần.
+ HS đọc lời ca theo tiết tấu 
+ HS tập hát từng câu cho đến hết lời 1
+ Bốn nhóm HS lần lượt mỗi nhóm hát 1 câu nối tiếpnhau chính xác, nhịp nhàng
+ Chia 2 nhóm, 1 nhóm hát 1 nhóm gõ đệm theo phách
+ Tất cả vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
Học hát
 BÀI CA ĐI HỌC
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
Tiết 4
NS : 15/09/09 
ND: 17/09/09
Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 2.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết hát đúng giai điệu. 
* Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
– Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường. Kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời 2.
+ Động tác:
2 tay chống hông, giậm chân theo phách.
Lần lượt giơ từng tay qua khỏi đầu.
Nghiêng người sang trái, sang phải.
Xoay .
 - Tập bài hát lớp 3.
 - Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Dạy bài hát Bài ca đi học (lời 2), ôn luyện cả bài.
+ Hs nghe nhạc 1 lần.
+ GV treo bảng phụ lời 2, hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
* Tập hát
+ HS tập hát thẳng vào lời 2.
+ Cần gợi ý để hs nhận ra sự giống nhau trong giai điệu của lời 1 và lời 2.
+ HS luyện tập nhiều lần, hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp.
Chia nhóm, luyện tập, hát chính xác, nhịp nhàng. 
Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ hoạ.
+ Thực hiện như đã chuẩn bị.
+ GV hướng dẫn HS phối hợp động tác và lời ca. 
+ Chia nhóm (5-6 em) các em có thể hội ý để tìm thêm động tác.
+ HS nghe nhạc 1 lần.
HS đọc lời ca theo tiết tấu.
.
+ Tất cả vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
+ Chia 2 nhóm, 1 nhóm hát 1 nhóm gõ đệm theo phách
+HS phối hợp động tác và lời ca. 
+ Từng nhóm biểu diễn
+1 em nêu lại tên bài hát, tên tác giả.
+ Hát thuộc cả bài. 
 Học hát
ĐẾM SAO
 Nhạc và lời: Văn Chung
Tiết 5
NS : 22/9/09 
ND: 24/9/09
I. Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu
- Biết hát theo giai điệu và lời cúm ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
– Biết kết hợp vài động tác phụ hoạ.
– Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
- Máy nghe, bảng phụ chép lời ca.
- GV cần biết bài Đếm sao ở nhịp ¾. Giọng son trưởng. bài hát bắt nguồn từ câu đồng dao của trẻ em gắn liền với trò chơi đếm sao.
- Động tác:
1/ 2 tay mềm mại giơ lên cao, uốn cong cho 2 tay chạm nhau. Lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiêng người sang trái, sang phải.
2/ Giữ nguyên độgn tác tay, quay tròn tại chỗ, khi hát câu 2 cuối bài
 - Tập bài hát lớp 3.
 - Nhạc cụ gõ.
Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Dạy haùt baøi Đếm sao. 
a/ Giới thiệu: Baøi haùt maø caùc em sẽ học hoâm nay sẽ kể về những maùi tröôøng ôû hoân queâ, gioù thổi maùt rượi caùc bạn nhỏ ngồi nhìn bầu trời đầy sao veà caùc bạn thi đếm với nhau. Coù bạn đếm được nhiều, coù bạn đếm được ít vaø chốc chốc tiếng cười vang leân Bắt nguồn từ caâu đồng dao của trẻ em gắn liền với troø chơi đếm sao: Một oâng sao saùng, hai oâng saùng sao. 
+ Cho hs nghe nhạc 2 lần. 
b/ Tập hát:
+ (treo bảng phụ lời ) HS đọc lời ca theo tiết tấu 
+ Tập hát từng câu
+ Cần chú ý để hs nhận ra nốt ngân dài 3 phách trong nhịp 34
(Giúp hs đếm đủ phách để hs hát cho đều )
Chia nhóm, luyện tập, hát chính xác, nhịp nhàng. 
Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ hoạ.
+ Thực hiện như đã chuẩn bị.
+ HS phối hợp động tác và lời ca.
+ Chia nhóm (5-6 em) các em có thể hội ý để tìm thêm động tác.
+ Từng nhóm biểu diễn.
+ HS nghe nhạc 1 lần.
+ HS nghe nhạc lần 2.
HS đọc lời ca theo tiết tấu.
+ HS luyện tập nhiều lần, hát kết hợp vỗ tay theo phách.
+ Chia nhóm, luyện tập, hát chính xác, nhịp nhàng.
- Hs luyện tập theo hướng dẫn của GV
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện và nhận xét lẫn nhau.
 Ôn tập bài hát
ĐẾM SAO
 TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
Tiết 6
NS : 29/9 /09 
ND: 01/10/09
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết gõ đệm theo bài hát . 
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
* Biết chơi trò chơi âm nhạc.
– Qua bài hát và qua trò chơi giáo dục tinh thần tập thể trong các họat động của lớp.
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe.
+ Nhạc cụ gõ.
+ Tập bài hát
+ Nhạc cụ gõ.
III. Lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: OÂn baøi haùt
+ Cho HS nghe nhạc 1 lần. 
+ Chia nhóm luyện tập.
+ Tập hát trước lớp theo hình thức đơn ca, song, tam kết hợp gõ theo nhịp, phách, theo tiết tấu.
+ Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Trò chơi
a/ Nói theo tiêt tấu:
 x x x x x
 Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao
Đếm từ 1 đến 10 ông sao
b/ Trò chơi hat theo nguyên âm: a, u, i
 VD: Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 Hát là a a a a a a a a
Ghi k í hi ệu a, u, i lên bảng, dùng thước chỉ cho hs biết thay đổi nguyên âm khi hát
+ HS hát theo
+ Sau đó cho hs hát theo nhóm, hát cá nhân, 
+Nhận xét lẫn nhau
+ HS nói theo tiết tấu từ 1 đến 10 ông sao.
+ HS luyện tập nhiều lần
+ Thực hành nhiều lần
 Học hát
GÀ GÁY
 Dân ca Cống (Lai Châu)
 Lời mới: Huy Trân
Tiết 7
NS : 06/10/09 
ND: 08/10/09
I. Mục tiêu:
- Biết đây là bài hát dân ca.
* Biết đây là bài hát dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu . 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
 – Giáo dục lòng yêu thích đối với dân ca
II. Chuẩn bị:
Thầy
Trò
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời ca
+ Nhạc cụ gõ.
+ Bản đồ VN
+ GV cần biết: Bài hát có 4 câu hát. Câu hát 1 và 2 có chung một âm hình tiết tấu
 2/4 ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ 0 c
+ Tập bài hát
+ Nhạc cụ gõ.
+ Đ ... o kết hợp vỗ tay theo phách
+ Rèn hát vỗ tay theo nhịp 3
	Chia 2 dãy: 1 dãy hát, 1 dãy vỗ tay theo nhịp 3 sau đó đổi bên
+ Hát đúng chỗ có luyến trong bài
+ Hát kết hợp động tác như đã thực hành ở tiết đã học.
 Họat động 3: tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
+ Nhắc để hs nhớ 7 tên nốt đã học (Đồ, RÊ, MI, FA, SOL, LA, SI )
+ Mỗi nốt được đặt trên một vị trí nhất định trên khuông nhạc.
+ Minh họa bằng khuông nhạc.
* Để ghi độ dài ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt (trắng, đen, Đơn, kép ) vậy khi kết hợp với tên nốt (nghĩa là vị trí nốt trên khuông) thì ta phải đọc đủ tên nốt và hình nốt:
VD: Nốt Sol trắng, nốt La đen, Nốt Mi móc đơn
+ Viết nốt lên khuông – chỉ từng nốt để hs đọc đúng tên nốt và hình nốt.
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ 1 nhóm sẽ lên tự chọn và hát biểu diễn 1 trong 2 bài hát vừa ôn
+ Kết thúc tiết học.
Tiết 25
Học hát 
CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 Nhạc và lời: Tân Huyền
NS : 02/03/2010 
ND: 04/03/2010
I. Mục tiêu:
– Biết hát giai điệu và lời ca.
– Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
* Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.
– Giáo dục tinh thần chăm học chăm làm.
II. Chuẩn bị:
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
 1/ Ổn định: HS hát tập thể 
 2/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung tiết học trước.
+ Chọn và hát biểu diễn lại 1 trong 2 bài đã ôn - nói tên tác giả. 
Nhận xét
 3/ Bài mới: Học hát Chị ong nâu và em bé
 Hoạt động 1:
Giới thiệu: (Treo tranh minh họa)Bài hát hôm nay các em được học là 1 bài hát có giai điệu vui tươi rộn ràng, nội dung bài hát nói về tinh thần chăm học chăm làm của em bé và chú ong trong bài hát, qua đó nhắc nhở các em phải có tinh thần học tập cho thật tốt và biết vâng lời ba mẹ. Bài hát Chị ong nâu và em bé của nhạc sĩ Tân huyền. Bài hát được viết ở nhịp 24 , giọng F, hình thức 2 đoạn, mỗi đoạn 3 câu nhạc. 
+ Hs nghe nhạc 2 lần (treo bảng phụ chép lời ca)
+ Đọc lời theo tiết tấu
+ Tập hát từng câu
+ Lưu ý hs những chỗ có luyến. 
+ Luyện tập theo nhóm, tổ và cá nhân nhiều lần
+ Tập hát phối hợp đơn và tốp. 
VD: Đơn: “Chị ong em đã thấy chị bay” 
 	 Tốp: “Bé ngoan của chị không nên lười”
 Họat động 2: Hát kết hợp vỗ tay 
+ Vỗ tay theo nhịp 2
 Chị ong nâu nâu nâu nâu
 x x
+ Vỗ theo tiết tấu:
 Chị ong nâu nâu nâu nâu
 x x x x x x 
+ Luyện tập nhiều lần. 
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Các em thấy hình tượng em bé và chị ong nâu trong bài hát có chăm chỉ và vâng lời bố mẹ không?
+ Vậy sau khi học hát bài này các em có nên bắt chước hình ảnh chị ong nâu và em bé để rèn luyện tính siêng năng,chăm chỉ và vâng lời bố mẹ không?
+ Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp 2 một lần theo nền nhạc đĩa. Dặn hs về hát cho thuộc lời 1 
Tiết 26
Ôn bài hát 
CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 Nhạc và lời: Tân Huyền
 Nghe nhạc
NS: 09/03/2010 
ND: 11/03/2010
I. Mục tiêu:
– Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
– Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
– Nghe bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca.
II. Chuẩn bị:
+ Máy nghe, nhạc cụ gõ 
+ Động tác:
Giăng 2 tay làm động tác chim vỗ cánh, chân nhún nhịp nhàng.
Đưa 2 tay lên miệng làm động tác gà gáy.
Tay trái chống hông, tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại, đầu nghiêng theo.
Tay bắt chéo trước ngực, 2 chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang tái sang phải.
III. Các hoạt động dạy học
 1/ Ổn định: HS hát tập thể 
 2/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung tiết học trước.
+ Hát lời 1 bài hát Chị ong nâu và em bé nói tên tác giả
Nhận xét
 3/ Bài mới: Học hát Chị ong nâu và em bé
 	Hoạt động 1: Ôn lời 1 và học tiếp lời 2
 Giới thiệu: 
+ Hs hát lời1.
+ Minh họa cho hs hiểu giai điệu và tiêt tấu của lời 2 hoàn toàn giống như lời 1 để từ đó hs hát lời 1 chuyển sang lời 2 mà khỏi phải tập hát từng câu.
+ Lưu ý hs những chỗ có luyến. 
+ Luyện tập theo nhóm, tổ và cá nhân nhiều lần
+ Tập hát phối hợp đơn và tốp. 
VD: Đơn: “Trời xanh nghiêng đôi cánh chào hoa” 
 Tốp: “Bé ngoan của chị không nên lười”
Họat động 2: Hát kết hợp vận động
+ Thực hiên như đã chuẩn bị (từng nhóm luyện tập sau đó lên hát biểu diễn)
+ Hát cả bài kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu
+ Luyện tập nhiều lần.
Hoạt động 3: Nghe nhạc
Cho hs nghe 1 bài hát thiếu nhi trong chương trình hát nhạc lớp 4 hoặc lớp 5. Sau khi nghe, các em cảm nhận về bài hát, nói tên tác giả 
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Các em thấy hình tượng em bé và chị ong nâu trong bài hát có chăm chỉ và vâng lời bố mẹ không?
+ Vậy sau khi học hát bài này các em có n ên bắt chước hình ảnh chị ong nâu và em bé để rèn luyện tính siêng năng,chăm chỉ và vâng lời bố mẹ không?
+ Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp 2 một lần theo nền nhạc đĩa. 
+ Dặn hs về hát cho thuộc lời cả bài, hát kết hợp vận động phụ họa. có thể sáng tạo thêm động tác mới phù hợp với giai điệu của bài hát.
Tiết 27
Học hát 
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh
NS : 16/03/2010 
ND: 18/03/2010
I. Mục tiêu:
– Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
– Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . 
* Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
– Giáo dục lòng yêu hòa bình, yêu mọi người
II. Chuẩn bị:
+ Máy nghe, bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
 1/ Ổn định: HS hát tập thể 
 2/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung tiết học trước.
+ Chọn và hát biểu diễn lại Chị ong nâu và em bé nói tên tác giả. 
Nhận xét
 3/ Bài mới: Học hát Tiếng hát bạn bè mình. 
 Hoạt động 1:
Giới thiệu: Bài hát hôm nay các em được học là 1 bài hát có giai điệu vui tươi rộn ràng, nội dung bài hát nói về tuổi thơ mơ ước sống trong hòa bình, thế giới không có chiến tranh và cuộc đời vang lên tiếng hát. Bài hát Tiếng hát bạn bè mình của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh. 
+ Hs nghe nhạc 2 lần (treo bảng phụ chép lời ca)
+ Đọc lời theo tiết tấu
+ Tập hát từng câu
+ Lưu ý hs những chỗ có dấu nối ngân trường độ. 
+ Luyện tập theo nhóm, tổ và cá nhân nhiều lần
+ Tập hát phối hợp đơn và tốp. 
 Họat động 2: Hát kết hợp vỗ tay 
+ Vỗ tay theo nhịp 2, theo phách
 Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 x x x x x x x x
+ Vỗ theo tiết tấu:
Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 X x x x x x x x x x
+ Luyện tập nhiều lần.
+ Đứng hát và nhún chân nhịp nhàng.
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Các em thấy lời trong bài hát nói lên đều gì? (yêu chuộng hòa bình, yêu bạn bè)
+ Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp 2 một lần theo nền nhạc đĩa. Dặn hs về hát cho thuộc lời .
Tiết 28
Ôn bài hát 
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh
 TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHÓA SON
NS : 24/03/2010 
ND: 25/03/2010	
I. Mục tiêu:
– Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
– Biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát. 
* Tập kẻ khuông nhạc và viết đúng khóa son.
II. Chuẩn bị:
+ Máy nghe.
+ Động tác:
	1/ Bước chân sang phải, nâng 2 bàn tay về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái.
	2/ Hai tay giang ngang laøm ñoäng tác chim vỗ cánh, chân nhún nhịp nhàng
	3/ 2 hs xoay mặt đối diện nhau vỗ tay, nghiêng người sang phải, trái, chân nhún nhịp nhàng. 
	4/ 2 hs nắm tay nhau đong đưa, buông tay giơ lên cao và lắc bằng cổ tay
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể 
2/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung tiết học trước.
+ Hát lại bài Tiếng hát bạn bè mình nói tên tác giả. 
Nhận xét
3/ Bài mới: Ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình. 
 Hoạt động 1: Ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình
 Giới thiệu: 
+ Hs nghe nhạc và hát theo nhạc 2 lần kết hợp vỗ tay
+ Lưu ý hs những chỗ có dấu nối ngân trường độ. 
+ Luyện tập theo nhóm, tổ và cá nhân nhiều lần
+ Tập hát phối hợp đơn và tốp. 
 Họat động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
+ Gợi ý và thực hành động tác như đã chuẩn bị (hs có thể sáng tạo thêm động tác mới phù hợp) 
+ Chia nhóm luyện tâp sau đó lên hát biểu diễn
 Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc
+ Giới thiệu về khuông nhạc.
+ Hướng dẫn kẻ (khoảng cách mỗi dòng kẻ là 1 ôli)
+ HS kẻ vào tập
 	4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp 2 một lần theo nền nhạc đĩa. Dặn hs về hát cho thuộc lời, tập kẻ khuông nhạc cho thật đẹp. 
Tiết 29
TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
NS: 30/03/2010 
ND: 01/04/2010	
I. Mục tiêu:
– Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học. 
– Tập viết nốt trên khuông nhạc.
II. Chuẩn bị:
+ Bảng kẻ khuông nhạc
+ Trò chơi: 
III. Các hoạt động dạy học
 1/ Ổn định: HS hát tập thể 
 2/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung tiết học trước.
+ Hát lại bài Tiếng hát bạn bè mình nói tên tác giả. 
Nhận xét – đánh giá
 3/ Bài mới: Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. 
 Hoạt động 1: Ôn và tập biểu diễn một số bài hát đã học: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
 Hoạt động 2: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông 
Giới thiệu: 
+ Bài tập 1: 
 Sol La Mi Mi Sol La
+ Bài tập 2:
 Sol Fa Mi Mi Rê Đồ
 Họat động 3: Trò chơi âm nhạc
+ Khuông nhạc bàn tay: 
 Hoạt động 4: Tập viết nốt nhạc trên khuông.
+ HS kẻ khuông nhạc vào tập
+ Đọc tên nốt, hình nốt cho hs viết vào không nhạc 
(Viết bảng cho hs kiểm tra phần viết của mình)
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Tập viết nốt vào khuông nhạc cho thật đẹp. 
+ Kết thúc tiết học.
Tiết 30
 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
 Chàng Oóc-phê và cây đàn lia
 NGHE NHẠC
NS : 07/04 
ND: 08/04	
I. Mục tiêu:
– Thông qua câu chuyện thần thoại Hy Lạp, các em biết về tác dụng của âm nhạc. 
– Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc của hs thông qua nghe một, hai tác phẩm.
II. Chuẩn bị:
+ Nắm nội dung câu chuyện
+ Máy nghe.
III. Các hoạt động dạy học
 1/ Ổn định: HS hát tập thể 
 2/ Bài cũ: 
 3/ Bài mới: Kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc. 
 Hoạt động 1: Kể chuyện Cahngf Óo-phê và cay đàn lia. 
+ Kể câu chuyện một cách diễn cảm lưu loát
+ Cho hs xem hình ảnh cây đàn lia (Sách bài hát lớp 3)
+ Nêu câu hỏi:
	a/ Tiếng đàn của chàng Óo-phê hay như thế nào?
	b/ Vì sao chàng đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm Vương?
+ Kể lại một lần nữa để hs nắm câu chuyện
 Họat động 2: Nghe nhạc
+ Cho hs nghe bài hát thiếu nhi trong đĩa âm nhạc lớp 3.
+ Đặt câu hỏi để hs nhớ tên bài hát, tên tác giả
 4/ Phần kết thúc
+ Nêu lại nội dung tiết học. 
+ Qua câu chuyên em thấy âm nhạc có tác dụng gì đến cuộc sống không? 
+ Kết thúc tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án Âm nhạc lớp 3.doc