Giáo án lớp 3 môn An Toàn giao thông - Bài 01 đến bài 06

Giáo án lớp 3 môn An Toàn giao thông - Bài 01 đến bài 06

Kiến thức : HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ. Nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn, chưa an toàn.

Kĩ năng : Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.

Thái độ : Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên : Bản đồ GTĐB Việt Nam.

 Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ

Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường bộ.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1003Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 môn An Toàn giao thông - Bài 01 đến bài 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 2011
	AN TOÀN GIAO THÔNG :
	Bài 1 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ. Nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn, chưa an toàn.
Kĩ năng : Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
Thái độ : Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Bản đồ GTĐB Việt Nam.
 Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ
Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường bộ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường bộ
Mục tiêu : Học sinh biết được hệ thống đường bộ, phân biệt các loại đường.
Cách tiến hành :
GV cho HS quan sát 4 bức tranh :
Gv giới thiệu :
Tranh 1 : Giao thông trên đường quốc lộ.
Tranh 2 : Giao thông trên đường phố.
Tranh 3 : Giao thông trên đường tỉnh (huyện)
Tranh 4 : Giao thông trên đường xã ( đường làng ).
GV cho một số HS nhận xét các con đường trên.
GV chốt lại ý đúng.
Kết luận : hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm có : Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng xã, đường đô thị.
Hoạt động 2 : Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
Mục tiêu : HS phân biệt được các điều kiện an toàn và chưa an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Biết cách đi an toàn trên các đương quốc lộ, đường tỉnh.
Cách tiến hành :
Gv gợi ý : Các em đã đi trên đường huyện hoặc đường tỉnh . Theo em điều kiện nào đảm bảo an toàn giao thông cho những con đường đó ?
Gv ghi lại ý kiến Hs lên bảng. Sau đó chốt lại đáp án đúng .
Kết luận : Nhứng điều kiện an toàn cho các con đường :
-Đường phẳng đủ rộng để các xe tránh nhau.
-Có giải phân cách và vạch kẻ đường chia các làn xe chạy.
-Có cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông.
-Có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng ( đường phố ở đô thị ).
HS quan sát
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm và trả lời ( nhóm 2 ).
Hs quan sát chú ý 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Yêu cầu Hs nhắc lại các tên đường bộ.
Rèn cho Hs ý thức quan sát, nhận xét hành vi đúng sai trong khi tham gia giao thông, biết nhắc nhở nhau không vi phạm luật GTĐB. 
	Bài 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những quy định đảm bảo an toàn GTĐS.
Kĩ năng : HS biết được các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ ( Có rào chắn và không có rào chắn )
Thái độ : Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
	Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hỏa.
	Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam.
Học sinh : Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Đặc điểm của giao thông đường sắt
a.Mục tiêu : Học sinh biết được các đặc điểm của GTĐS và hệ thống ĐSVN
 b.Cách tiến hành :
GV hỏi :
-Để vận chuyển người, hang hóa, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy còn có phương tiện nào ?
-Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào ?.
-Em hiểu thế nào là đường sắt ?
Gv dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa để giới thiệu.
+ Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng ? 
 Gv chốt lại
+ Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có thể dừng ngay được không ? vì sao ?
 Gv chốt lại
Hoạt động 2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta
Mục tiêu : HS biết nước ta có dường sắt đi những đâu. Tiện lợi của giao thông đường sắt
Cách tiến hành :
Gv hỏi : Đường sắt nước ta đi tới những đâu ? từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?(Gv gợi ý sau đó đưa giới thiệu bản đồ đường sắt Việt Nam ).
Gv ghi lại ý kiến Hs lên bảng. Sau đó chốt lại đáp án đúng .
Hoạt động 3 : Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
Mục tiêu : Hs nắm được quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn.
Cách tiến hành : 
-Gv hỏi:
+ Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa ? ở đâu ?
+ Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không ?
+ Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thể nào ?
+ Nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt ?
+ Khi tàu chạy qua nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào ?
Gv chốt lại : Nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. Nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
HS trả lời : Tàu hỏa ( Tàu lửa )
Đường sắt
Hs trả lời
Hs trả lời ( trả lời theo cách hiểu của Hs )
HS lắng nghe.và trả lời theo cách hiểu của mình.
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Hs trả lời 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Gv nhắc : Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa. Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
 Bài 2 : BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu nội dung 2 nhóm biển báo giao thông.
Hs giải thích được ý nghĩa của các biển báo.
Kĩ năng : HS biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
Thái độ : Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông . Mọi người phải chấp hành.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Các biển báo có kích cỡ to và bảng tên của mỗi biển.
	Các biển chữ số 1,2,3 ( dùng chia nhóm )
	Ba biển báo đã học ở lớp 2
Học sinh : Ôn lại các biển báo đã học ở lớp 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Ôn lại bài cũ, giới thiệu bài mới.
a.Mục tiêu : Hình thành lại các kiến thức cũ của Hs
 b.Cách tiến hành :
GV chia nhóm ( nhóm 5 ):
-Yêu cầu từng nhóm Hs đọc đúng tên của các biển số của nhóm mình.
Gv hỏi : lần lượt từng nhóm
-Tên gi ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biển báo giao thông mới 
Mục tiêu : HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu nội dung 2 nhóm biển báo giao thông ( Biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn )
 Cách tiến hành :
Gv chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 2 loại biến . Yêu cầu Hs nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó.
+ Hình dáng
+Màu sắc
+ Hình vẽ bên trong
Gv ghi lại ý kiến Hs lên bảng. Sau đó chốt lại đáp án đúng .
Gv chốt lại : Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đen, nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó. 
-Biển báo chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh lam, bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng ( hoặc màu vàng ) để chỉ dẫn cho người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
HS trả lời : Tôi là “ Đường cấm “
Tôi là” đường dành riêng cho người đi bộ “
Hs trả lời (Hs tự suy nghĩ và đoán xem ý nghĩa của hình vẽ)
HS lắng nghe. 
HS lắng nghe. 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Gv nhận xét tiết học và khen ngợi các em tích cực tham gia phát biểu bài.
Yêu cầu Hs về nhà học lại các biển báo giao thông.
	VỆ SINH CÁ NHÂN :
	Bài 1 : RỬA TAY
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : Nêu được khi nào cần rửa tay.
Kể ra những thứ có thể dung để rửa tay.
Kĩ năng : Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay dung khi cần thiết.
Thái độ : Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : - Bộ tranh VSCN số 1
Xô đựng nước.
Xà phòng.
Khăn hoặc giấy sạch.
Học sinh : Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Khi nào cần phải rửa tay
Mục tiêu : Nêu được khi nào cần phải rửa tay
Cách tiến hành :
GV hỏi :
+ Để giữ đôi tay sạch sẽ chúng ta nên làm gì ?
+ Chúng ta cần phải rửa tay khi nào ?
GV chốt lại ý đúng.
Kết luận : Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ, hằng ngày chúng ta cần :
Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm thức ăn.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
Hoạt động 2 : Thực hành rửa tay
Mục tiêu : HS biết cách rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
Cách tiến hành :
Gv chia lớp thành 5 nhóm .
Gv hướng dẫn các thao tác rủa tay theo quy trình.
- Gv nhận xét
Hoạt động 3 : Theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
Gv phát phiếu học tập và yêu cầu các em hình thành vào phiếu bài tập và yêu cầu các em hoàn thành phiếu dưới đây hằng ngày và trong một tuần liền.
Trường hợp
có
Không (ghi rõ lí do)
Rửa tay trước khi ăn
Rửa tay sau khi đi vệ sinh
HS trả lời
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Hs thực hiện.
Các nhóm thực hành.
Một nhóm cử 1 bạn lên thực hiện thao tác.
Hs nhận xét
Hs về nhà thực hiện.
. 
 Thứ ngày tháng năm 2011
VỆ SINH CÁ NHÂN :
	Bài 2 : ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nêu những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ
Kĩ năng : Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
Thái độ : Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống. Có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn.
II/ CHUẨN BỊ :
 Bộ tranh VSCN số 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Những việc cần làm để ăn sạch.
a.Mục tiêu : Nói được những việc cần làm để ăn sạch.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn
 b.Cách tiến hành :
GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh. Gv hỏi :
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày, chỉ phân tích 1 đến 2 bức tranh.
Kết luận : Để ăn uống sạch chúng ta phải :
Rửa tay trước khi ăn , trước khi dọn chén bát.
Rửa sạch rau quả. Đối với các loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
Thức ăn phải để cẩn thận không để ruồi, gián, chuột..bò hay đậu vào.
Bát đĩa, dụng cụ nhà bép phải sạch sẽ.
Hoạt động 2 : Những việc cần làm để uống sạch .
Mục tiêu : Phân biệt nước uống hợp vệ sinh, không hợp vệ sinh.
Nói được những việc cần làm để uống sạch.
 Cách tiến hành :
Yêu cầu học sinh nêu các loại đồ uống hằng ngày
Gv hỏi : Theo em loại đồ uống nào nên uống, lại đồ uống nào không nên uống? vì sao ?
+ Nước đá như thế nào là sạch, như thế nào là không sạch?
+ Kem nước mía như thế nào là hợp vệ sinh?
Gv kết luận : Nước uống mỗi gia đình cần được lấy từ nước sạch, không bị ô nhiểm, đun sôi để nguội.
Hoạt động 3 : Lợi ích của ăn uống sạch sẽ.
Mục tiêu : Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống.
Cách tiến hành : 
Gv nêu vấn đề : Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?
Gv kết luận :Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một ... ho mỗi nhóm một bộ tranh yêu cầu các em quan sát và nêu roc điểm khác nhau giữa 2 căn nhà.
Kết luận :Nhà đảm bảo vệ sinh là nhà có đủ ánh sáng, sàn nhà sach sẽ, đồ đạc được sắp xếp gọn gang, ngăn nắpnhà ở mất vệ sinh là nhà thiếu ánh sáng,nhà bụi, đồ đạc bừa bộn, có ruồi, mũi, dán
Hoạt động 2 : Lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở.
a.Mục tiêu : Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở.
 b. Cách tiến hành :Gv đặt câu hỏi.
Theo em người sống trong căn nhà nào sẽ khỏe mạnh, người sống trong căn nhà nào dễ mắc bênh ? vì sao ?
Kết luận : Nhà đảm bảo vệ sinh sẽ không còn chỗ cho các sinh vật phất triển và sẽ không mang mần bệnh đến cho con người.Muốn cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh thì phải giữ cho nhà ở sạch sẽ, đử ánh sánh.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và rút ra kết luận thế nào là nhà đảm bảo hợp vệ sinh.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời
 Thứ ngày tháng năm 2011
	AN TOÀN GIAO THÔNG :
	Bài 4 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN.
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn của đường phố.
Kĩ năng : - Biết chọn nơi qua đường an toàn,
Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
Thái độ : Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường bộ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường bộ
Mục tiêu : Kiểm tra nhận thức của Hs về cách đi bộ an toàn..
Cách tiến hành :Gv hỏi
Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ?
Nếu vỉa hè có nhiều vặt cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào ?
GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2 : Qua đường an toàn
a.Mục tiêu : Hs biết cách đi, chọn nơi và thời điểm qua đường an toàn.
Cách tiến hành :
Những tình huống qua đương không an toàn
+ Gv chia lớp làm 6 nhóm, cho Hs thảo luân 5 bức tranh trong sách và gọi ý cho Hs nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
Gv hỏi : Muốn qua đường an toàn cần phải tránh những điều gì ?
Gv chốt lại.
Qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông.
Gv hỏi :
+ Nếu phải đi qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông, em sẽ đi như thế nào ?
Kết luận : Các bước cần thực hiện khi qua đường : ( tìm nơi an toàn, Dừng lại, lắng nghe, quan sát,đi thẳng )
HS trả lời
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Hs trả lời
Hs thảo luận nhóm và trả lời ( nhóm 2 ).
Hs quan sát chú ý 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Yêu cầu Hs nhắc lại : Làm thế nào để đi qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu ?
Các bước để qua đường an toàn ?
Dặn Hs cần có thói quen quan sát xe cộ trên nhũng dường phố cụ thể các em thường đi qua.
AN TOÀN GIAO THÔNG :
	Bài 5 : CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS biết tên đường phố xung quanh trường. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn.
Kĩ năng : - Biết được đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi.
Biết lựa chọ những con đường đến trường an toàn nhất.
Thái độ : Có thoi quen chỉ đi trên những con đường an toàn.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường bộ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Đường phố an toàn và kém an toàn.
Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm viết tên một đường phố và miêu tả một số đặc điểm chínhvà thảo luận theo em đó là đường an toàn hay nguy hiểm?
Gv nhấn mạnh những đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn.
Hoạt động 2 : Luyện tập tìm con đường an toàn.
Mục tiêu : Vận dụng đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn, quan sát và biết xử lí khi gặp trường hợp không an toàn.
Cách tiến hành : Xem sơ đồ con đường an toàn nhất : Cả lớp thảo luận nêu lí do an toàn và kém an toàn.
Hs trình bày trên bảng và nêu lí do tại sao chọn đường A, không chọn đường B
Kết luận :Con đương ngắn có thể không phải là con đường an toàn nhất.
Hs thực hiện.
Sau đó các nhóm trình bày ý kiến của mình.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Yêu cầu Hs nhắc lại : Con đường an toàn có đặc điểm gì ? từ nhà đén trường cần chú ý những đặc điểm gì ?
Nhắc nhở Hs có ý thức lựa chọn con đường đén trường an toàn.
 Thứ ngày tháng năm 2011
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
	Bài 2 : GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : Phân biệt được trường lớp đảm bảo vệ sinh và mất vệ sinh
Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh trường lớp.
Biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
Kĩ năng : Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp đặc biệt là nhà vệ sinh ở trường.
Thái độ : Quan tâm và có trách nhiệm giữ vệ sinh trường lớp , có ý thức nhắc nhở các bạn thực hiện sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
II/ CHUẨN BỊ :
 Bộ tranh VSMT số 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
a.Mục tiêu : Hs phân biệt được trường lớp đảm bảo vệ sinh và nhà ở mất vệ sinh.
 b.Cách tiến hành :
GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh yêu cầu các em quan sát và nêu rõ điểm khác nhau giữa 2 trường lớp.
Hoạt động 2 : Thực hiện giữ vệ sinh trương lớp.
a.Mục tiêu : Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp và luôn quan tâm có trách nhiệm giữ vệ sinh trường lớp.
 b. Cách tiến hành :Gv đặt câu hỏi.
Chúng ta phải làm gi để giữ vệ sinh trường lớp ?
Vậy bản thân em đã làm gì để góp phần giữ vệ sinh trường lớp ?
GV chốt lại :Thường xuyên dọn vệ sinh lớp học, trường học, không vẽ bậy lên tương, đi vệ sinh đúng quy định.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và rút ra kết luận thế nào là trường lớp đảm bảo hợp vệ sinh.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
	Bài 3 : GIỮ VỆ SINH LÀNG, XÃ, PHỐ PHƯỜNG
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : Phân biệt được làng, xã, phố phường, đảm bảo vệ sinh và mất vệ sinh
Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh làng, xã, phố phường
Biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
Kĩ năng : Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã, phố phường.
Thái độ : Quan tâm và có trách nhiệm giữ vệ sinh làng, xã, phố phường, có ý thức nhắc nhở giũ gìn vệ sinh chung.
II/ CHUẨN BỊ :
 Bộ tranh VSMT số 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
a.Mục tiêu : Hs phân biệt được làng, xã, phố phường đảm bảo vệ sinh và làng, xã, phố phường mất vệ sinh.
 b.Cách tiến hành :
GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh yêu cầu các em quan sát và nêu rõ điểm khác nhau giữa 2 làng, xã, phố phường
Hoạt động 2 : Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã, phố phường 
a.Mục tiêu : Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã, phố phường và luôn quan tâm có trách nhiệm giữ vệ sinh làng, xã, phố phường.
 b. Cách tiến hành :Gv đặt câu hỏi.
Chúng ta phải làm gi để giữ vệ sinh làng, xã, phố phường?
Vậy bản thân em đã làm gì để góp phần giữ vệ sinh làng, xã, phố phường?
GV chốt lại :Thường xuyên dọn vệ sinh làng, xã, phố phường.Không vứt rác ra đường
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và rút ra kết luận thế nào là làng, xã, phố phường đảm bảo hợp vệ sinh.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
	Bài 4: TÁC HAỊ CỦA PHÂN, RÁC THẢI VÀ MỘT SỐ VIỆC LÀM LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN, RÁC THẢI TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY.
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : Sự ô nhiểm do rác thải, phân và rác thải, phân không được xử lí đúng đối với sức khỏe con người.
Kĩ năng : Những hành vi đúng để tránh ô nhiểm do rác thải và phân gây ra đối vỏi môi trường sống
Thái độ : Có ý thức vứt rác và đi đại tiện đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ :
 Bộ tranh VSMT số 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tác hại của phân, rác
a.Mục tiêu : Hs biết được sự ô nhiểm môi trường do phân, rác thải và tác hại của chúng nếu không được xử lí đúng đói với sức khỏe con người.
 b.Cách tiến hành :
Chia nhóm thảo luận câu hỏi :
Hãy nối cảm nhận của bạn khi đi qua bãi rác, bãi phân ?
Phân, rác có hại như thế nao ?
Những sinh vật nào thường sống ở những nơi có phân , rác ?`
Kết luận :Phân và rác đặc biệt là những phân bị thối rữa chúa nhiều vi khuẩn gây bệnh và là nơi sống của các con vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột
Hoạt động 2 : Những việc làm đúng và sai có liên quan đén phân, rác thải
a.Mục tiêu : Hs phân biệt được những việc làm đúng và sai có liên quan đén phân, rác thải trong cuộc sống hằng ngày.
 b. Cách tiến hành :
Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSMT và hướng dẫn Hs làm việc.(“ Những việc làm liên quan đến phân, rác thải trong cuộc sống hằng ngày “)
Việc làm đúng
Việc làm sai
Gv nhận xét
Nhóm trưởng điều khiển các bạn TLCH.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện 
Các nhóm trình bày kết quả
AN TOÀN GIAO THÔNG :
	Bài 6: AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS biết nơi chờ xe buýt, ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe.
Kĩ năng : - Hs biết các hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt.
Thái độ : Có thoi quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Các tranh trong SGK.
Học sinh : Sưu tầm ảnh về PTGTCC.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : An toàn lên, xuống xe buýt.
Mục tiêu : Hs biết nơi đứng chờ xe buýt.
Hs biết và diễn tả lại nơi xuống xe buýt được an toàn.
Cách tiến hành : Gv hỏi
Em nào đã được đi xe buýt ?
Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ?
Ở đó có đặc điểm gì chúng ta nhận ra ?
Khi lên, xuống xe phải như thế nào ?
Gv chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 2 : Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt.
Mục tiêu : Hs ghi nhớ những quy định và thể hiện được những hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt, xe đò.
Cách tiến hành : chia 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bức tranh, thảo luận và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh.
Gv nhận xét và chốt lại.
Kết luận :Khi đi xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng tới người khác. 
- Hs trả lời
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện.
Các nhóm trình bày ý kiến 
Hs lắng nghe.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Cần đón xe buýt đúng nơi quy định.
Khi đi xe cần thực hiệ các hành vi an toàn cho mình và cho người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ATGT VSMT VSCN.doc