Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng chống ngộ độc

Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng chống ngộ độc

I. Yêu cầu cần đạt

Sau chủ đề này, HS:

– Chỉ ra được các nguy cơ gây ngộ độc.

– Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng, chống ngộ độc.

– Thực hiện được những việc làm để phòng, chống ngộ độc.

II. Đồ dùng dạy học

– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.

– Giấy A3, bút màu, giấy màu.

 

docx 6 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng chống ngộ độc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng, chống ngộ độc
Chủ đề 1: Phòng, chống ngộ độc
I. Yêu cầu cần đạt
Sau chủ đề này, HS:
– Chỉ ra được các nguy cơ gây ngộ độc.
– Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng, chống ngộ độc.
– Thực hiện được những việc làm để phòng, chống ngộ độc.
II. Đồ dùng dạy học
– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.
– Giấy A3, bút màu, giấy màu.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động
1. Nhận diện, khám phá
a) HĐ 1: Nhận diện các tình huống có thể gây ngộ độc
* Mục tiêu:
– HS nhận diện được các tình huống có thể gây ngộ độc.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 5 và yêu cầu HS nối thông tin với hình ảnh thể hiện tình huống gây ngộ độc.
2. GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả với bạn theo nhóm đôi hoặc chia sẻ trước lớp.
3. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
4. GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Tại sao ăn đồ ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc?
– Nếu phun nhiều thuốc diệt côn trùng trong phòng kín, chuyện gì có thể xảy ra?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
2. Tìm hiểu mở rộng
b) HĐ 2: Tìm hiểu các con đường chất độc đi vào cơ thể
* Mục tiêu:
– HS nêu được các con đường mà chất độc có thể đi vào cơ thể.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ:
– Chọn các từ để điền vào chỗ chấm cho phù hợp (gợi ý lựa chọn các từ sau: ăn/ uống, ngửi/ hít, da, tai, mắt)
– Đáp án: Chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn/ uống, ngửi/ hít, da, mắt
2. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
Lưu ý: Ngoài cách tiến hành thông thường như trên, GV có thể biến hoạt động này thành trò chơi “Nhà thông thái” ( GV gọi HS bất kì nói câu về 1 con đường chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể người. HS còn lại trong lớp giơ tấm thẻ mặt cười (là đồng tình) hoặc mặt mếu (không đồng tình) với câu phát biểu của bạn.
Ai có kết quả đúng hết các lần giơ thẻ sẽ trở thành nhà thông thái trong trò chơi này.
c) HĐ 3: Tìm hiểu những hậu quả của ngộ độc
* Mục tiêu:
– HS nêu được những hậu quả có thể gặp phải khi bị ngộ độc.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Khoanh vào các từ nói về hậu quả của ngộ độc trong bảng chữ cái trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3 trang 7. (hỏng mắt, bỏng da, đau bụng, khó thở đau đầu, tử vong)
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng về các hậu quả của ngộ độc.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Đau bụng do ngộ độc khác với đau bụng do tiêu hoá có vấn đề như thế nào?
– Ngoài những điều này, con còn biết ngộ độc có thể gây ra hậu quả gì nữa?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
d) HĐ 4: Tìm hiểu các quy tắc phòng, chống ngộ độc
* Mục tiêu:
– HS phân biệt được các hành động nên hoặc không nên làm để phòng, chống ngộ độc.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2, thực hiện nhiệm vụ:
– Đánh dấu tích vào cột nên/ không nên cạnh những nội dung để hoàn thành bảng quy tắc phòng, chống ngộ độc.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng về các hành động nên/ không nên làm để phòng chống ngộ độc. 
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Tại sao nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ?
– Nếu không ngâm rau sống với muối trước khi ăn, chuyện gì có thể xảy ra?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
3. Thực hành, vận dụng
e) HĐ 5: Thực hành tìm hiểu các sản phẩm trong gia đình
* Mục tiêu:
– HS nêu được tình trạng và đề xuất của mình cho một số sản phẩm trong gia đình.
* Cách tiến hành:
1. GV dặn dò HS làm việc cá nhân tìm hiểu các sản phẩm trong gia đình mình từ hôm trước trước: Mỗi HS tìm hiểu từ 5 đến 10 sản phẩm trong gia đình có thể gây ngộ độc.
2. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: hoàn thiện bảng thống kê, chuẩn bị trình bày trước lớp.
3. GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi. Bạn còn lại nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Tại sao gia đình bạn bảo quản sữa trong tủ lạnh?
– Vì sao không nên để xăng dầu lẫn với các lọ gia vị nấu ăn?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động
f) HĐ 6: Đọc và suy ngẫm
* Mục tiêu:
– HS nêu được bài học rút ra từ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc câu chuyện và viết ra bài học.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng về một số tình huống thực tế HS gặp phải có thể gây ngộ độc.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ.
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
4. Đánh giá, phát triển
g) HĐ 7: Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu:
– HS tự đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề.
– Phụ huynh tham gia đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS quan sát bảng đánh giá trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 10 và thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào thể hiện mức độ hoàn thành các nội dung học tập theo chủ đề.
Lưu ý: Hoạt động này HS tự đánh giá bản thân mình. GV hướng dẫn để HS rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đồng thời động viên, khuyến khích để HS có thói quen đánh giá một cách trung thực.
2. GV giao nhiệm vụ cho HS lấy ý kiến của phụ huynh vào bảng đánh giá.
3. GV tổ chức tổng kết, nhận xét hoạt động này vào đầu buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_an_toan_truong_hoc_chu_de_phong_chong_ngo_doc.docx