Giáo án lớp 3 môn Đạo đức: Tuần 29: Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước

Giáo án lớp 3 môn Đạo đức: Tuần 29: Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

 * Lưu ý: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 + Khộng đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

 * GDBVMT: Giúp học sinh biết quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Đạo đức: Tuần 29: Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba/././2010
ĐẠO ĐỨC: 	TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TT )
I. Mục tiêu:
	- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
	- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
	* Lưu ý: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	+ Khộng đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
	* GDBVMT: Giúp học sinh biết quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị
	- 4 tranh ( ảnh ) chụp cảnh đang sử dụng nước (ở miền núi và đồng bằng hay miền biển . Ảnh chụp dùng trong hoạt động 2 - Tiết 1
	- Tranh, bảng phụ ( Hoạt động 3 - Tiết 1 )
	- Giấy khổ to, bút dạ ( Hoạt động 1- Tiết 2 )
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra
- Yêu cầu học sinh chia nhóm. Yêu cầu các học sinh căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm.
- Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:
+ Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống.
+ Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.
+ Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống.
+ Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu học sinh nộp các phiếu điều tra của cá nhân.
+ Nhóm 1: Tiết kiệm nước.
( Là bảng liệt kê những việc làm tiết kiệm nước của các nhóm )
+ Nhóm 2: Lãng phí nước
+ Nhóm 3: Bảo vệ nguồn nước
+ Nhóm 4: Gây ô nhiễm nguồn nước
- Giúp học sinh rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm.
- Yêu cầu học sinh hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
* Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
* Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống.
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận tìm cách xử lý tình huống và sắm vai thể hiện.
* Tình huống 1: Em và Nam đang cùng nhau đi dọc bờ suối. Bỗng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc trừ sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: “ Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo “. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì ? ( Hoặc nói gì ? )
* Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: “Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt “ Nếu em là Mai em sẽ làm gì
- Yêu cầu học sinh trình bày cách xử lý.
* Nhận xét kết luận: Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ nguồn nước.
- Nước là một trong những nguồn sống của chúng ta, vì thế tiết kiệm và bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên trái đất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao phải tiết kiệm nguồn nước ?
- Em hãy kể một số việc làm thể hiện việc tiết kiệm nguồn nước.
* Bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo, học sinh lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm (Ý nào trùng rồi thì thôi không viết nữa )
- Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho giáo viên.
- Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.
- Một vài học sinh trả lời
- Một vài học sinh nhắc lại
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp.
* Chẳng hạn:
- Em sẽ giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vứt hộp đó lên và vứt vào đống rác ( Nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam )
- Em sẽ dừng lại xem chỗ rò rĩ to hay nhỏ. Nếu nhỏ tạm thời em nhờ người khác bịt lại rồi đi báo cho người thợ sửa chữa hoặc em có thể đi nhờ một người khác ngay. Em sẽ giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước sạch để bạn cùng thực hiện.
- Một vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung nhận xét
- Học sinh liên hệ
- Không dùng nước bừa bãi
- Vòi nước chảy xong vặn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop3 tuan 29.doc