Giáo án lớp 3 - Môn Giáo dục công dân: Công dân với cộng đồng (tiết 1)

Giáo án lớp 3 - Môn Giáo dục công dân: Công dân với cộng đồng (tiết 1)

Kiến thức cơ bản:

 + Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.

+ Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

+ Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

+ Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở, lớp học và trường học

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Môn Giáo dục công dân: Công dân với cộng đồng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
****
Trường: THPT Phan Ngọc Hiển Họ và tên Gsh: Nguyễn Thị Nhã Phương 
 Lớp: ; Môn GDCD 	 Mssv: 6088037
Tiết thứ :	 Họ và tên GVHD: Nguyễn Thắng Lợi
Ngày tháng năm 2012 
TÊN BÀI DẠY: 
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)
I MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản:
 + Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.
+ Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
+ Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
+ Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở, lớp học và trường học.
- Kỹ năng:	
+ Biết cư xử đúng đắn và xây dựng với mọi người xung quanh
+ Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng.
- Thái độ: 
 + Tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng đồng nơi mình ở.
II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.
Phương tiện: SGK, Các thiết bị của trường THPT
III NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra 05 phút
 1. Hôn nhân là gì? Em hãy nêu nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. 
3. Dạy bài mới 
3.1 Giới thiệu bài mới
Ở tiết trước, Các em đã biết được rằng gia đình là cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống. Như vây, thì cộng đồng là gì? tại sao muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống nếu không có mối quan hệ nào ở xã hội này. Để thấy được vai trò của cộng đồng đối với cá nhân, chúng ta sẽ vào bài hôm nay. Bài 13 Công dân với cộng đồng.
3.1.2 Dạy bài mới
Nội dung bài học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của Trò
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì?
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. 
* Đặc điểm của cộng đồng
- Giống nhau: nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán.
- Khác nhau: Quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
- Chăm lo cho cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho con người có cuộc sống điều kiện phát triển.
- Cộng đồng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa nghĩa vụ và quyền lợi.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh trong cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
* Ý nghĩa:
- Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Con người thêm yêu cuộc sống, có sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Biểu hiện của nhân nghĩa:
- Nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau.
- Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
- Sự tương trợ, giúp nhau trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
- Lòng vị tha, cao thượng.
- Ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi sau đối với các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 * Đối với học sinh:
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
+ Quan tâm giúp đỡ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”.
+ Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, tham gia đi bộ vì học sinh nghèo, không kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
- GV : Giải thích cụm từ ‘‘Cộng đồng’’
- GV : Phân tích đưa ra khái niệm cộng đồng .
- Nêu những ví dụ về cộng đồng mà em biết?.
 VD: Gia đình, làng xóm, trường học, ngôn ngữ, cộng đồng lớp học(giải thích sâu).
- GV : Trong cuộc sống hàng ngày thường gặp những từ gần nghĩa, đồng nghĩa với cộng đồng như: đồng bang, đồng bào, đồng chí, đồng đội
- GV : Điểm giống và khác nhau của cộng đồng ?.
- GV : Giáo viên phân tích đặc điểm của cộng đồng và đưa ra ví dụ minh họa.
- Một người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không? Ví dụ?.
- GV: Giải thích, người có thể tham gia cùng lúc nhiều cộng đồng. 
 + Còn nhỏ : Nền tảng là gia đình đây là cộng đồng đầu tiên.
 + Đến tuổi đến trường : Tham gia cộng đồng trường học.
 + Ở nơi cư trú :Tham gia cộng đồng dân cư.
- GV sử dụng phương pháp thuyết trình để chuyển ý: Một cá nhân có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau. Vậy cộng đồng có vai trò gì đối với cá nhân? 
- GV : Các em đang tham gia ở cộng đồng gì?
 - GV : Theo em cộng đồng trường học có vai trò gì đối với học sinh?( Giải thích dựa vào câu trả lời HS)
- GV : Nhận xét HS trả lời.
- GV : Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi cá nhân sống tách khỏi cộng đồng? 
- GV : Cộng đồng có vai trò gì đối với cá nhân?.
- Giáo viên phân tích vai trò của cộng đồng đối với cá nhân. Lấy ví dụ cộng đồng lớp học để phân tích.
- GV: Chuyển ý: Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng mà công dân hiện nay phải có. 
- GV: Giáo viên phân tích khái niệm “ nhân nghĩa”
-GV: Em hãy nêu một số việc làm nhân nghĩa mà em biết?
- GV: Nhân nghĩa có ý nghĩa gì đối với con người?
- GV đưa ra ví dụ và phân tích để học sinh hiểu bài.
 - Nhân nghĩa được biểu hiện như thế nào?
- Giáo viên phân tích những biểu hiện của nhân nghĩa. Và cho ví dụ.
- Em có thường yêu thương giúp đỡ bạn bè không?
-GV: Ví dụ: Chương trình vòng tay nhân ái, thần tài gỏ cửa.
- GV: Em sẽ làm gì khi bạn mình biết lỗi mà sửa chửa sai lầm? 
- Đối với học sinh để rèn luyện tính nhân nghĩa em phải là gì?
- GV: Nhận xét, phân tích câu trả lời và nêu ví dụ minh họa.
- Em hãy kể một vài hoạt động uống nước nhớ nguồn và đền ơn đáp nghĩa mà em biết? Em có thích tham gia hoạt động đó không? Vì sao?
- Nhân nghĩa có ý nghĩa gì đối với con người?
- GV: Em hãy kể một vài ca dao tục ngữ nói về nhân nghĩa?
- Giáo viên đưa ra tình huống để củng cố bài.
- GV: Kết luận: Nhân nghĩa là giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện suy nghĩ, tình cảm cao đẹp của mối quan hệ cao đẹp của người với người. Nhân nghĩa giúp con người sống tốt và xích lại gần nhau hơn để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- Học sinh trả lời.
- HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 02 năm 2012
Người soạn
Nguyễn Thị Nhã Phương
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thắng Lợi
Ngày duyệt:
Chữ ký:
4. Dặn dò: Làm bài tập ở SGK và chuẩn bị bài mới.	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13 lop 10 tiet 1.doc