Giáo án Lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 19 đến tuần 25

Giáo án Lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 19 đến tuần 25

MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong cách trang trí hình vuông.

- Biết cách trang trí hình vuông.

- Trang trí được một hình vuông

II. CHUÂN BỊ

- Giáo viên:

+ Bài trang trí hình vuông.

+ Hình minh hoạ.

+ Bài vẽ của học sinh lớp trước

- Học sinh:

+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 19 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày...../01/2013
Tuần 19
Bài 19:VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong cách trang trí hình vuông.
- Biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được một hình vuông
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Bài trang trí hình vuông.
+ Hình minh hoạ.
+ Bài vẽ của học sinh lớp trước
- Học sinh: 
+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1. Quan sát, nhận xét:
- Gv cho hs xem bài trang trí hình vuông.
+ Đây là bài trang trí gì?
+ Hình vuông được trang trí bởi những hoạ tiết gì?
+ Hoạ tiết chính được vẽ ở đâu?
+ Vẽ như thế nào?
+ Hoạ tiết phụ được vẽ ở đâu?
+ Vẽ như thế nào?
+ Hoạ tiết giống nhau vẽ hình thế nào? Tô màu ra sao?
+ Theo em hình vuông thường được dùng để trang trí ở những đồ vật nào?
- Gv chốt: Hình vuông thường được dùng để trang trí ở những đồ vật như: Khăn vuông, viên gạch, tấm thảm...
2. Cách vẽ:
- Gv vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn theo các bước:
+ Kẻ hình vuông.
+ Kẻ đường trục.
+ Phác mảng hoạ tiết
+ Chọn các hoạ tiết phù hợp vào các mảng.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Gv: Khi vẽ hình các hình giống nhau vẽ bằng nhau tô màu giống nhau...
3. Thực hành:
- Gv cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước.
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét:
+ Cách chọn hoạ tiết
+ Cách vẽ hình, tô màu
- Gv nhận xét xếp loại
C. Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh lễ hội.
- Hs để đồ dùng lên bàn.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Hình vuông
- Hoa lá, con vật
-Vẽ ở giữa
- Vẽ to, rõ
- Vẽ ở bốn góc xung quanh
- Vẽ nhỏ hơn
- Vẽ hình bằng nhau, tô cùng màu
- Gạch hoa, khăn vuông, thảm...
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ.
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tham khảo
- Hs vẽ vào vở
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Về nhà sưu tầm
Thứ 3/15/01/2013
Tuần 20
Bài 20: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu nội dung, đề tài ngày tết, lễ hội.
- Biết cách vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội.
- Vẽ được tranh đề tài này tết, lễ hội
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Tranh, hình minh hoạ.
+ Bài vẽ của hs lớp trước
- Học sinh:
+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
1. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Gv cho hs xem tranh.
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Đâu là hình ảnh chính?
+ Đâu là hình ảnh phụ?
+ Màu sắc trong tranh thế nào?
+ Không khì trong tranh ra sao?
- Gv đặt câu hỏi gợi ý hs tìm nội dung:
+ Em thấy không khí của ngày tết, lễ hội diễn ra thế nào?
+ Trong ngày tết, lễ hội thường có những hoạt động gì?
+ Ngày tết, lễ hội thường được trang trí như thế nào?
+ Màu sắc ra sao?
+ Hãy kể một số lễ hội, ngày tết ở quê em?
- Gv: Vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội có nhiều nội dung: Chọi gà, đua thuyền
2. Cách vẽ:
- Gv gợi ý hs chọn nội dung và vẽ tranh:
+ Vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội em sẽ vẽ hình ảnh gì trước?
+ Hình ảnh gì sau?
+ Vẽ xong tô màu thế nào?
- Gv: Em có thể chọn nội dung mà mình thích để vẽ.
3. Thực hành:
- Gv cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước.
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm
4. Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về: Cách chọn nội dung, hình ảnh, tô màu.
- Gv nhận xét
C. Dặn dò:
- Về sưu tầm tượng ở sách báo
- Chuẩn bị bài sau
- Hs để đồ dùng lên bàn
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Vẽ lễ hội chọi gà
- Gà, người xem
- Cờ, cây, bóng bay
- Tươi sáng, nhiều màu.
- Đông vui, nhộn nhịp.
- Hs lắng nghe
- Đông vui
- Rước lễ, múa rồng, sư tử
- Đẹp, nhiều cờ hoa
- Phong phú, nhiều màu.
- Hs kể
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hoạt động chính: chọi gà.
- Hình ảnh phụ: cờ, hoa
- Tươi sáng, nhiều màu.
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tham khảo
 Hs vẽ vào vở
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs vế sưu tầm
Thứ 3/22/01/2013
Tuần 21
Bài 21: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh bước đầu làm quen, tiếp xúc với nghệ thuật điêu khắc.
- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng.
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Tranh, ảnh tượng
+ Các tác phẩm điêu khắc, tượng nhỏ.
- Học sinh:
+ Vở tập vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
1.Giới thiệu về tượng:
- Gv giới thiệu về tượng, tác phẩm điêu khắc:
+ Tượng có nhiều loại trong đời sống xã hội như: Ở chùa, công viên bảo tàng
+ Tượng làm đẹp thêm cuộc sống
+ Tượng khác với tranh:
.Tranh: Vẽ trên vải, giấy, tường bằng bút màu và chất liệu: Bột màu, sơn dầu, tranh vẽ trên mặt phẳng chỉ thấy một phía.
. Tượng: Được tạc, đúc, đắp bằng đất, đá có thể nhìn thấy các bề mặt xung quanh, tượng chỉ có một màu ( trừ chùa hoặc đền thờ).
- Gv cho hs kể thêm một số tượng quen thuộc.
+ Em có nhận xét gì về các bức tượng trên?
- Gv chốt: Tượng được làm bằng chất liệu là đá,gỗ, đồngta có một số tượng quen thuộc: tượng Bác Hồ, các danh nhân nổi tiếng
2. Tìm hiểu về tượng:
- Gv cho hs hoạt động theo nhóm.
- Cho hs quan sát tranh, tượng thật đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận trả lời.
+ Đây là ảnh chụp các pho tượng gì?
+ Các pho tượng này hiện đang được đặt ở đâu?
+ Có mấy pho tượng Bác Hồ?
+ Đâu là tượng anh hùng liệt sĩ?
+ Tác giả tạc những tượng đó là ai?
+ Chất liệu tạc tượng là gì?
- Gv gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét chốt lại: Tượng phong phú về kiểu dáng: Ngồi, đứng, chân dungtượng cổ thường được đặt ở những nơi tôn nghiêm: đình, chùatượng mới đặt ở công viên, bảo tàng
3. Nhận xét, đánh giá:
- Gv nhận xét chung tiết học
- Khen những hs tích cực xây dựng bài
C. Dặn dò:
-Về nhà quan sát màu các dòng chữ
- Hs để đồ dùng lên bàn
- Hs lắng nghe
- HS lắng nghe hiểu thêm thế nào tượng và tượng khác với tranh ở chỗ nào.
- HS nhận xét theo cảm nhận 
- Hs lắng nghe
- Hs hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhìn tranh trả lời
- Ở bảo tàng mĩ thuật VN hoặc ở chùa
- Hai 
- Chân dung Nguyên Văn Trổi
- Hs kể
- Đá, gỗ, đồng, xi măng, thạch cao...
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs về nhà quan sát
Thứ 3/29/01/2013
Tuần 22
Bài 22: VẼ TRANG TRÍ
VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với chữ nét đều
- Biết cách tô màu vào dòng chữ
- Tô được màu vào dòng chữ nét đều
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Bảng chữ nét đều, hình minh hoạ
+ Bài tô màu của hs lớp trước
- Học sinh:
+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1. Quan sát, nhận xét:
- Gv chia nhóm cho hs hoạt động theo nhóm
- Phát cho mỗi nhóm một dòng chữ nét đều đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận trả lời
+ Mẫu chữ của nhóm em có màu gì?
+ Em thấy nét của chỡ như thế nào?
+ Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ còn dùng thêm hình ảnh gì để trang trí?
+ Kiểu chữ này thường được dùng để làm gì?
- Gv gọi đại diện nhóm trả lời.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét bổ sung: Chữ nét đều có các nét to , nhỏ đều bằng nhau, người ta sử dụng kiểu chữ này để kể bă rôn, khẩu hiệu..có thể dùng đường diềm để trang trí bên ngoài.
2. Cách tô:
- Gv hướng đẫn cách tô theo các bước:
+ Chọn màu theo ý thích (khoảng hai màu).
+ Vẽ màu xung quanh chữ trước, giữa sau.
+ Vẽ màu chữ xong tô màu nền
+ Màu chữ phải đều nhau
- Gv nhắc: Khi tô các em nên tô từ từ gọn nét, màu không bị chờm ra ngoài bài vẽ.
3. Thực hành:
- Cho hs xem một số bài tô màu của hs lớp trước
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm
4. Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét:
+ Cách tô màu chữ, màu nền có gọn nét hay bị chờm ra ngoài.
- Gv nhận xét
C.Dặn dò:
- Về sưu tần chữ nết đều ở sách báo
- Về quan sát bình đựng nước
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs để đồ dùng lên bàn
- Hs lắng nghe
- Hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát lắng nghe nhận ra cách tô
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tham khảo
- Hs vẽ vào vở
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Về sưu tầm
- Về quan sát
Thứ 3/5/2/2013
Tuần 23
Bài 23: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết quan sát nhận xét hình dáng, đặc điểm màu sắc của bình đựng nước.
- biết cách vẽ cái bình đựng nước
- Vẽ được cái bình đựng nước
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Bình mẫu, hình minh hoạ.
+ Bài vẽ của hs lớp trước.
- Học sinh:
+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1. Quan sát, nhận xét:
- Gv cho hs xem một số kiểu bình đựng nước
+ Em thấy bình đựng nước có ít hay nhiều kiểu dáng?
+ Em hãy kể một số kiểu dáng bđn mà em biết?
+ Bình đựng nước gồm có những bộ phận gì?
+ Bình đựng nước được làm băng chất liệu gì?
+ Màu sắc bình như thế nào?
- Gv chốt: Bình đựng nước gồ có những bộ phận: miệng, nắp, thân, tay cầm. Bđn có nhiều kiểu dáng, chất lệu khác nhau: Thuỷ tinh, nhựa...
2. Cách vẽ:
- Gv bày mẫu vẽ hướng dân cụ thể theo các bước:
+ Ước lượng chiếu cao, ngang vẽ khung hihh chung.
+ Tìm tỷ lệ miệng thân, đáy tay cầm.
+ Nhìn mẫu hoàn chỉnh hình vẽ, vẽ đậm bằng chì đen hoặc vẽ màu.
- Gv: Em chỉ cần vẽ được có đặc điểm của bình đựng nước là được.
3. Thực hành:
- Cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm
4. Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét 
+ Cách vẽ hình
+ Cách trang trí
+ Độ đậm nhạt
- Gv nhận xét
C. Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm tranh về các đề tài
- Quan sát cảnh vật nơi em ở
- Hs để đồ dùng lên bàn
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Nhiều kiểu dáng
- Hs kể
- Nắp, miệng, thân, tay cầm.
- Nhựa, thuỷ tinh...
- Nhiều màu...
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tham khảo
- Hs vẽ vào vở
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Về sưu tầm
- Về quan sát
Thứ 3/19/2/2013
Tuần 24
Bài 24: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu thêm về đề tài tự chọn.
- Biết cách vẽ tranh đề tài tự do.
- Vẽ được một bức tranh theo ý thích.
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Tranh các đề tài khác nhau, hình minh hoạ. Bài vẽ của hs lớp trước.
- Học sinh:+ Vở thực hành, chì, tẩy, màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- Gv cho hs xem một số tranh các đề tài.
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ?
+ Trong tranh có những màu nào?
+ em có thích bức tranh không ? vì sao?
- Gv đặt câu hỏi tương tự ở một số tranh khác để hs nhận xét.
- Gv: Vẽ tranh đề tài tự chọn có rất nhiều nội dung, em có thể chọn nội dung mình thích để vẽ.
1. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Qua những tranh vừa xem gv đặt câu hỏi gợi ý hs tìm chọn nội dung đề tài.
+Vẽ tranh đt tự chọn em có thể vẽ những nd gì?
- Ví dụ: + Vẽ tranh đề tài phong cảnh em có thể vẽ những hình ảnh gì?
+ Vẽ tranh đt sinh hoạt em có thể vẽ nội dung gì?
+ Vẽ tranh đề tài lễ hội em có thể vẽ những hoạt động gì?
- Giáo viên chốt: như vậy ta có thể thấy vẽ tranh đề tài tự chọn có rất nhiều nội dung.
2.Cách vẽ:
- Gv gợi mở hs nhận ra cách bằng cách đặt câu hỏi gợi ý hs trả lời.
+ Muốn vẽ được bức tranh đầu tiên em làm gì?
+ Để bức tranh thêm sinh động em vẽ thêm những hình ảnh gì?
+ Vẽ hình xong em làm gì?
- Gv: Em chọn đề tài mình thích để vẽ hình ảnh phù hợp nội dung tranh, tô màu theo ý thích.
3. Thực hành:
- Gv cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước.
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm.
4. Nhận xét đánh giá:
- Gv chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về: Cách chọn nội dung, sắp xếp hình ảnh, tô màu.
- Gv nhận xét xếp loại
C.Dặn dò:
- Về nhà xem các bài trang trí hình chữ nhật.
- Hs để đồ dùng lên bàn.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Phong cảnh nông thôn.
- Cây, nhà, người, con vật.
- Cây, nhà. Người, con vật.
- Hs nhìn tranh kể.
- Hs trả lời theo cảm nhận.
- Hs lắng nghe trả lời.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Phong cảnh, sinh hoạt, con vật
- Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi.
- Học tập trên lớp, giúp đỡ gia đình
- Đua thuyền, chọi gà
-Hs lắng nghe.
- Hs quan sát lắng nghe nhận ra cách vẽ.
- Tìm hình ảnh chính, phụ phù hợp.
- Mặt trời, mây, chim
- Tô màu theo ý thích.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát tham khảo.
- Hs vẽ.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs về quan sát.
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 25
Bài 25: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết thêm về hoạ tiết trang trí.
- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
II. CHUÂN BỊ
- Giáo viên:
+ Một số bài trang trí hình chữ nhật. đồ vật trang trí hcn, hình minh hoạ.
+ Bài vẽ của hs lớp trước.
- Học sinh: + Vở thực hành, chì, tẩy, màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HĐ CỦA GIÁO VIÊN
 HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1. Quan sát nhận xét:
- Gv cho hs xem bài trang trí hình chữ nhật.
+ Bài trang trí hình chữ nhật này đã sử dụng những hoạ tiết gì để trang trí?
+ Hoạ tiết chính được đặt ở đâu, và vẽ như thế nào?
+ Hoạ tiết phụ đặt ở đâu và vẽ như thế nào?
+ Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
- Gv yêu cầu hs quan sát trong vở tập vẽ .
+ Hoạ tiết ở hcn trong vở đã vẽ hoàn chỉnh chưa?
+ Vậy em sẽ làm thế nào để hoàn thành?
+ Hoạ tiết giống nhau em vẽ hình, tô màu thế nào?
- Gv chốt ý: Bài trang trí hcn thường sử dụng hoạ tiết hoa, lá... để trang trí, hoạ tiết chính vẽ to, rõ ở giữa, phụ vẽ xung quanh...
2. Cách vẽ tiếp hình và tô màu:
- Yêu cầu hs xem hcn còn vẽ dở trong vở tập vẽ.
+ Hoạ tiết chính ở hcn là hình gì?
+ Bông hoa có bao nhiêu cánh?
+ Hoạ tiết ở giữa các cánh có dạng hình gì?
- Gv chỉ hình minh hoạ hướng dẫn cụ thể:
. Vẽ hình:
+ Nhìn hoa bên cạnh vẽ tiếp
+ Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau.
. Vẽ màu:
+ Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
+ Hình bông hoa có thể vẽ hai lớp một lớp trước, một lớp sau.
- Gv chốt: Hoạ tiết giống nhau vẽ hình bằng nhau và tô cùng màu.
3. Thực hành:
- Gv cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước.
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm.
4. Nhận xét đánh giá:
- Gv chọn một soó bài hướng dẫn hs nhân xét về cách vẽ tiếp hình và tô màu.
- Gv nhận xét.
C. Dặn dò:
- Về nhà quan sát các con vật.
- Hs để đồ dùng lên bàn.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Hoa, lá...
- Dặt ở giữa, vẽ tô rõ nhất.
- Vẽ nhỏ hưn và đặt ở xung quanh.
- Cân đối theo trục.
- Hs quan sát.
- chưa
- Nhìn hình bên cạnh vẽ tiếp.
- Vẽ hình bằng nhau tô cùng màu.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát
- Hình bông hoa
- 8 cánh xếp thành hai lớp
- Hình tam giác.
- Hs quan sát lắng nghe nhạn ra cách vẽ.
- Hs lắng nghe.
- Hs qaun sát tham khảo.
- Hs vẽ
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- Vè nhà quan sát
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 26
Bài 26: 
I. MỤC TIÊU
II. CHUÂN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 27
Bài 27: 
I. MỤC TIÊU
II. CHUÂN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 28
Bài 28: 
I. MỤC TIÊU
II. CHUÂN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 29
Bài 29: 
I. MỤC TIÊU
II. CHUÂN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:
Thứ 5/10/01/2013
Tuần 30
Bài 30: 
I. MỤC TIÊU
II. CHUÂN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A. Ổn định:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Mi Thuat 3ki IIT19252013.doc