Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 26

Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 26

- Kiến thức: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớnvới dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu và rèn kĩ năng nghe – nói.

+ Giáo dục kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị.

- Thái độ: HS cảm nhận sự biết ơn của nhân dân bên sông Hồng đối với Chử Đồng Tử.

II. CHUẨN BỊ

-Giáo viên: Tranh minh họa bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc.

-Học sinh: SGK.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26 
TIẾT : 70 - 71
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớnvới dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu và rèn kĩ năng nghe – nói.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị.
- Thái độ: HS cảm nhận sự biết ơn của nhân dân bên sông Hồng đối với Chử Đồng Tử.
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên: Tranh minh họa bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc. 
-Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Tập đọc
a.Giới thiệu: “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. 
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. Chia đoạn. (nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. YC HS đọc 4 đoạn của bài và trả lời câu hỏi. (Hỏi đáp trước lớp)
-Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
-Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
-Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp. Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. Cho HS luyện đọc theo vai. Kể chuyện
a.Xác định yêu cầu: Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu: GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK. Cho HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn. GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm: YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp: Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. 
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-HS theo dõi GV đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV.
-1 học sinh đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. HS đặt câu với từ.
-Mỗi HS đọc 1 đoạn thực hiện đúng theo yêu cầu của GV.
-Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn. 
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh cả bài. 
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
-HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-HS nêu.
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC. 
-HS quan sát.
-HS đặt tên.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1. HS kể theo YC. Từng cặp HS kể. HS nhận xét cách kể. 
-4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
-HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
4. Củng cố: Em hiểu nêu ý của câu chuyện? Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26 
TIẾT : 49
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BÀI : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Làm đúng BT 2a) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + Nhân dân lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng viết sẵn các BT chính tả.
- Học sinh: SGK, vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ GTB: “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”
b/ HD viết chính tả:
 * Trao đổi về ND đoạn viết:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
-Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử? 
* HD cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những Chử nào phải viết hoa? Vì sao?
-Có những dấu câu nào được sử dụng?
* HD viết từ khó:
-YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
-GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
* Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c/ HD làm BT:
Bài 2: GV chọn câu a)
Câu a: Gọi HS đọc YC.
-GV nhắc lại yêu cầu BT, sau đó YC HS tự làm. Cho HS trình bày bài làm.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Lắng nghe và nhắc tựa.
- Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
-Lập đền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bên sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội.
-3 câu.
-Những Chử đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.
-HS: trời, hiển limh, Chử Đồng Tử, suốt, bờ bãi,...
-3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS tự dò bài chéo.
-HS nộp bài.
-1 HS đọc YC trong SGK. HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày bài làm.
-Đọc lời giải và làm vào vở.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học, bài viết HS.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26
TIẾT : 72
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC 
BÀI : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Hiểu ND và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu.
- Thái độ: 
 + HS thêm yêu quý gắn bó với nhau trong ngày Tết Trung thu.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh hoa bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.GTB: Bài Rước đèn ông sao hôm nay chúng ta học sẽ cho các em hiểu được ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm. Ghi tựa. 
b.Luyện đọc:
-Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 2 đoạn.
-Gọi 2 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS.
-Giải nghĩa các từ khó. 
-YC 2 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.YC HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Đọc đồng thanh cả bài.
c. HD tìm hiểu bài:
-HS đọc cả bài trước lớp.
-Gọi HS lại đoạn 1 của bài.
+Nội dung mỗi đoạn trong bài tả những gì?
+Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào? 
-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? 
+Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
 d. Luyện đọc lại:
-GV đọc lại toàn bài. HD đọc lần hai.
-Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó.
-Gọi 3 đến 4 HS thi đọc.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-HS lắng nghe.
-Theo dõi GV đọc.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu. (hoặc các từ ở phần mục tiêu).
-Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-2 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
-HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó.
-2 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 2 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-Hai nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp cùng đồng thanh.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
!...”
-HS theo dõi.
-Trả lời câu hỏi.
-HS tự luyện đọc.
-3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
4. Củng cố: 
 - Hỏi: Bài văn nói về điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau.
- Soạn  ... ..............................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26
TIẾT : 26
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN TẬP CHỮ HOA T
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng: Dù ai mồng mười thàng ba (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chữ rõ ràng, thẳng hàng và tương đối đều nét.
- Thái độ: 
 + Giáo dục HS truyền thống, cội nguồn dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa: T. Tên riêng và câu ứng dụng. 
- Học sinh: Vở tập viết 3/2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Sầm Sơn
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ GTB: “Ôn tập chữ hoa T”
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chũ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ T, D, N.
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Tân Trào?
-Giải thích: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Cụ thể: 
-Là nơi thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (ngày 22 – 12 – 1944).
-Là nơi họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập (16 – 17 – 8 – 1945).
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Tân Trào 
d/ HD viết câu ứng dụng:
-HS đọc câu ứng dụng.
-Giải thích: Câu ca dao nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng (Tình Phú Thọ) tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: T, D, N.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: T (2 lần).
-2 HS đọc Tân Trào
-HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ t cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: Tân Trào 
-3 HS đọc.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
-Chữ d, đ, g, n, h, y, t, b cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con Dù, Nhớ
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ T cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ D, Nh cỡ nhỏ.
-2 dòng Tân Trào cỡ nhỏ.
-4 dòng câu ứng dụng.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
5. Dặn dò: 
-Về nhà luyện viết, học thuộc câu ca dao.
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26
TIẾT : 50
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
BÀI : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe – viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Làm đúng BT 2a) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận được niềm vui được rước đèn trong ngày Tết Trung thu.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.
- Học sinh: SGK, vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau: dập dền, giặt giũ, dí dõm, cao lênh khênh, bện dây...
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn văn 1 lượt.
-Hỏi: Đoạn văn tả gì?
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
*Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả: 
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. 
* Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2. GV chọn câu a.
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV nhắc lại YC BT.
-Yêu cầu HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
-Tả mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.
-HS trả lời.
-Những chữ đầu đoạn và đầu câu. Tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
-Trung thu, mâm cỗ, quả bưởi, ổi, nải chuối,...
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm r/d/gi. 
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26
TIẾT : 26
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Bước đầu biết kể một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).
+ Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng nói – viết.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận không khí nhộn nhịp, tưng bừng của ngày hội.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm kể về quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội năm mới (ảnh 1) hoặc lễ hội đua thuyền (ảnh 2).
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: “Kể về một ngày hội”
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý. (Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin)
-GV: Nhắc lại yêu cầu: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Những em nào không trực tiếp tham gia hội (lễ hội), có thể kể về một hội (lễ hội) em đã thấy trên ti vi hay trên phim. Khi kể các em có thể kể lần lượt theo sự quan sát của mình cũng có thể dựa vào những gợi ý để kể...
-Cho HS kể (GV đưa 6 câu hỏi gợi ý lên).
-Cho HS thi kể.GV nhận xét.
b. Bài tập 2: (Trình bày ý kiến cá nhân)
-Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT không yêu cầu các em phải viết lại toàn bộ những điều đã thấy mà chỉ yêu cầu các em viết những điều vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
-Cho HS viết. Cho HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét chấm điểm một số bài làm tốt.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS kể theo mẫu gợi ý.
-3 – 4 HS nối tiếp nhau thi kể.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS viết bài.
-3 – 4 HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố: 
- Các em có thích hội (lễ hội) không? Vì sao? 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn dò HS viết chưa xong về nhà viết tiếp cho xong.
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 3 TUAN 26 RAT CHUAN.doc