Giáo án lớp 3 môn Tiếng Việt - Ôn tập dấu câu

Giáo án lớp 3 môn Tiếng Việt - Ôn tập dấu câu

Dấu chấm là dấu câu đặt ở cuối câu kể .

 Ví dụ : - Lan kể chuyện .

 - Mưa rơi .

 *Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc một đoạn văn . Khi có dấu chấm ngoài việc báo hiệu sự kết thúc câu kể , còn báo hiệu sự kết thúc đoạn văn .

 *Dấu chấm lúc này được gọi là dấu chấm xuống dòng .

 *Khi đọc câu có dấu chấm phải hạ giọng ở cuối câu, ngưng giọng tương đối lâu ở chỗ có dấu chấm .

 *Sau dấu chấm, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cá đầu tiên .

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1437Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Tiếng Việt - Ôn tập dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Dấu chấm là dấu câu đặt ở cuối câu kể .
	Ví dụ : - Lan kể chuyện .
	 - Mưa rơi .
	*Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc một đoạn văn . Khi có dấu chấm ngoài việc báo hiệu sự kết thúc câu kể , còn báo hiệu sự kết thúc đoạn văn .
	*Dấu chấm lúc này được gọi là dấu chấm xuống dòng .
	*Khi đọc câu có dấu chấm phải hạ giọng ở cuối câu, ngưng giọng tương đối lâu ở chỗ có dấu chấm .
	*Sau dấu chấm, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cá đầu tiên .
	Dấu phẩy là dấu câu (,) dùng để : 
	* Tách các bộ phận cùng loại với nhau . 
	Ví dụ : Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3cùng thảo luận chung một đề tài .
	*Tách các bộ phận phụ của câu với nòng cốt .
	Ví dụ : Trên cành cây, chim hót líu lo.
	*Tách các vế của câu ghép 
	Ví dụ : Mẹ đi chợ, bố đi làm, em ở nhà .
Dấu hai chấm là dấu câu gồm hai dấu chấm theo chiều thẳng đứng (:)dùng để: 
Báo hiệu dùng (kèm dấu ngoặc kép)lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại .
Ví dụ : Tôi chào rồi hỏi : “ Đi chợ huyện lối nào, ông làm ơn chỉ giúp tôi ”.
Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích .
Ví dụ : Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya .
	Dấu chấm than là dấu câu (!) Dùng đặt ở cuối câu cảm hoặc ở cuối câu khiến, còn gọi là dấu chấm cảm .
	Ví dụ : - Sung sướng quá !
	 - Nam, học bài đi ! 
	* Dấu chấm hỏi là dấu câu có dạng (?) dùng đặt cuối câu hỏi .
	Ví dụ : - Bạn Nam có đây không ?
	*Khi đọc câu có dấu chấm hỏi phải nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi .
	*Sau dấu chấm hỏi bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu .
	*Khi câu hỏi làm thành một vế của câu ghép, có thể không dùng dấu chấm hỏi .
	Ví dụ : - Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi .
	*Dấu chấm phẩy là dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) .
	*Dấu chấm phẩy đặt trong câu : thường ở giữa các vế câu bình đẳng (hoặc các bộ phận câu bình đẳng nhau .
	Ví dụ : Chị Thủy nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lý dịu dàng, ân cần...
	*Dấu gạch ngang là dấu câu dùng để :
	@ Đặt trước những câu hội thọai .
	Ví dụ : - Hùng làm gì đó ?
	 - Tôi đang học bài .
	@ Đặt trước những bộ phận liệt kê .
	Ví dụ : Nhiệm vụ của chúng ta là :
	 - Học tập tốt 
	 - Lao động tốt 
	 - Giữ gìn vệ sinh thật tốt .
	@ Đặt giữa các con số, hoặc các tên riêng để chỉ sự liên kết .
	Ví dụ : Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh .
	 Những năm 1930 - 1945 .
	Dấu ngoặc đơn là dấu câu gồm hai sọc cong (); dùng để :
	*Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn 
Ví dụ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
	 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng .
 (Nguyễn Khoa Điềm ) 
	*Chỉ ra lời giải thích .
	Ví dụ : Tuy nhiên, cũng có thể theo thứ tự ngược lại ( Từ gần đến xa, từ trong ra ngoài ). 
	* Dấu ngoặc kép là dấu có dạng “ ” ; dùng để :
	* Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp .
	Ví du : Một tràng vỗ tay vang lên : “ Bác Hồ đã đến ” 
	* Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải được hiểu theo nghĩa khác nghĩa vốn có của nó hoặc theo nghĩa mỉa mai .
	Ví dụ : Chúng nó đã ập vào nhà họ vương như một đám “ruồi xanh”
(lúc này dấu ngoặc kép được gọi là dấu nháy nháy) 
	* Đánh dấu lên tên một tác phẩm .
	Ví dụ : “ Truyện Kiều ” của Nguyễn Du 
	1 . Mỗi tiếng gồm có 3 bộ phận sau :
Thanh
Âm đầu
Vần
	Ví dụ : Thổi, vườn, nhà, hoa ...
	Ví dụ : Phân tích cấu tạo tiếng: thổi , vườn .
Tiếng
Âm đầu
Vần
thanh
thổi
th
ôi
hỏi
vườn
v
ươn
huyền
	2. Tiếng nào cũng phải có vần thanh . Có tiếng không có âm đầu .
	Ví dụ : ong, ổi, ai...
	1. Tiếng cấu tạo nên từ .
	*Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng .
	Ví dụ : ăn, ngủ, đi, học, vừa, lại...
 * Từ phức là từ hai hay nhiều tiếng .
	Ví dụ : nhà cửa, diễn viên, cơm nước, hiện thực, công bằng, thông minh ...
	2. Từ nào cũng có nghĩa và để tạo nên câu 
	 Từ phức gồm có từ láy và và từ ghép 
	1. Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay có vần (hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau .
Ví dụ : sẵn sàng, khéo léo, mộc mạc, lưa thưa, ngoan ngoãn, nhút nhát ...
2. Từ ghép là từ những tiếng có nghĩa lại với nhau .
Ví dụ : tưởng nhớ, ghi nhớ, muà xuân, vững chắc, dẻo dai. giản dị ...
*Có hai loại từ ghép : 
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn . 
Ví dụ : tàu hỏa, máy bay, xe máy, xe lửa ...
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa của từng tiếng .
Ví dụ : nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng ...
	Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niện, hoặc đơn vị) 
	Ví dụ : con người, cuộc sống, chân trời, sông, nước, mưa, nắng, nhà cửa...
	Danh từ chung và danh từ riêng 
	1. Danh từ chung là tên của một loại sự vật .
	Ví dụ : cây chuối , cây bút, cái quạt, con đường...
	2. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật .
	Ví dụ : Hồ Chí minh , Trần Hưng Đạo , Đà Nẵng ....
	*Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật .
 Ví dụ : Khoa đang làm bài .
	 các bạn đang nhảy dây ngoài sân 
	Trong câu động từ thường giữ chức năng làm vị ngữ .
 	Ví dụ : Cô giáo đang giảng bài 
	 Nước chảy. Bèo trôi 
	Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...
	Ví dụ : Cao, gầy, đẹp , xấu, giỏi, lớn, nhỏ, đỏ, mập, yếu, thấp...
	1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn ) dùng để hỏi về những điều chưa biết .
	Ví dụ : Anh có yêu nước không ?
	2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác , nhưng cũng có những câu đẻ tự hỏi mình .
	Ví dụ : chơi thả diều cũng thú vị đấy chứ ? 
	3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không..) Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?) 
	Ví dụ : Anh có thể giữ bí mật không ? 
	Nhiều khi, người ta có thể dùng câu hỏi thể hiện .
	1/ Thái độ, chê, khen.
	Ví dụ : Lúc nào bạn cũng quét dọn hay sao mà nhà cửa trông gọn gàng thế này? 
	2/ Sự khẳng định, phủ định .
	Ví dụ : Hành động đón bạn giữa đường để trả thù phải chăng là hành động đẹp ?
	3/Yêu cầu mong muốn .
	Ví dụ : Bạn làm ơn, để sau giờ sinh hoạt trao đổi có được không ?
	Khi hỏi người khác, cần giữ phép lịch sự .
	1/ Cần thưa gửi xưng hô cho phù hợp giữa quan hệ giữa mình và người được hỏi .	Ví dụ : Thưa thầy, thầy thích môn thể thao nào nhất ạ ? 
	2/ Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác .
	1/Câu kể (còn được gọi là câu trần thuật )là những câu dùng để :
	- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc .
	Ví dụ : Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hết nhau thả diều thi . 
	- Nói nên ý kiến, hoặc tâm tư tình cảm của mỗi người .
	Ví dụ : Chúng tôi vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời .
	2/ cuối câu kể có dấu chấm .
	Câu kể “Ai làm gì?” thường gồm hai bộ phận :
	- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi :Ai (con gì ? cái gì?) 
	- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi : Làm gì? 
	Ví dụ : Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân ,
 CN VN 
	1/ Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì? ”nêu nên hoạt động của người, con vật, (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa )
	Ví dụ : Em nhỏ đùa vui trước sân nhà 
 	CN
	2/ Vị ngữ có thể là :
	- Động từ 
	- Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ) 
	1/ Trong câu kể “Ai làm gì?” chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật, hay đồ vật, cây cối được nhân hóa ) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
	Ví dụ : Trong rừng, chin chóc hót véo von 
 CN 
	2/ Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành 
	Câu kể “Ai thế nào?” gồm hai bộ phận : 
	- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai (cái gì, con gì) ? 
	- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi : Thế nào? 
	Ví dụ : Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường .
 CN VN 
	1/ Vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ .
	Ví dụ : Về đêm, cảnh vật thật im lìm. 
 CN VN 
	2/ Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ ) tạo thành .
	Ví dụ : Đại bàng rất ít bay .
 VN(Cụm tính từ )
	Nó chạy trên mặt đất trông như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều VN ( Cụm động từ )
	1/ Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào ?”chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ . 
	Ví dụ : Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao .
 CN 
	2/ Chủ ngữ thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành .
	Ví dụ : Những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc . 
	CN ( Cụm danh từ)
	1/ Câu kể Ai là gì gồm hai bộ phận .
	- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai (cái gì, con gì )? 
	- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi : Là gì (là ai, là con gì) ? 
	Ví dụ : Đây là Quỳnh Hoa bạn mới của lớp chúng ta . 
	2/ Câu kể “ Ai là gì ? ”được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó .
	Ví dụ : Quỳnh Hoa là một họa sĩ nhỏ đấy .
	CN VN 
	* Trong câu kể “ Ai là gì ? ” Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là .
	Ví dụ : Quê hương là chùm khế ngọt 
	VN 
	* Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ ) tạo thành .
	1/Chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì? ” chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ. Ví dụ : Hoa phượng là hoa học trò .
	CN 
	2/Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi :Ai ? hoặc con gì ? cái gì ? 
	Ví dụ : Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy .
	CN 
	3/Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành .
	Kiểu câu “Ai làm gì ?”, “Ai thế nào?”, “ Ai là gì ?”.khác nhau ở chỗ
 bộ phận vị ngữ .
	1/Kiểu câu “Ai làm gì?” Vị ngữ trả lời cho câu hỏi “ Làm gì ?” 
	2/Kiểu câu “Ai thế nào ?” Vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” .
	3/Kiểu câu “Ai là gì ?” Vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Là gì ?” 
	Bộ phận vị ngữ(1) do động từ , cụm tính từ tạo thành .
	Bộ phận vị ngữ (2) do tính từ, cụm tính từ tạo thành .
	Bộ phận vị ngữ (3) do danh từ, cụm tính từ tạo thành .
	1/Câu khiến (câu cầu khiến )dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, ... của người nói, người viết với người khác .
	Ví dụ : Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con 
	Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm .
	*Cách đặt câu khiến 
	Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong các cách sau :
	1. Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải, ...vào trước động từ 
	Ví dụ : Nam hãy đi học đi ! 
	2. Thêm từ lên, đi, thôi, nào,... vào cuối câu .
	Ví dụ : Đi nhanh lên !
	 Nào các bạn, chúng ta về thôi !
	 ... í dụ : - Đôi mắt của bé mở to .
PHẦN CHÍNH TẢ
CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Phõn biệt d - gi ( cho các vùng khác nhau)
Quy tắc:
1.Trước âm đệm (đi kèm với a, ă, â,e, ê, i : oa, oă, uâ, oe, uê, uy), viết d.
2. Với từ Hán Việt:
Mẹo Dưỡng Dục
Mẹo Giảm GIá
Mẹo Già Giang
Mẹo Di Dân
3. Với từ láy
a) D và gi - không láy với nhau
b) D láy với l
VD: Nhóm theo quy tắc 1: doanh trại, duy tâm, kiểm duyệt
VD: Nhóm theo quy tắc 2a) có dấu ngã hoặc dấu nặng thì viết d: anh dũng, biểu diễn, dã man 
VD: Nhóm theo quy tắc 2b: có dấu sắc hoặc dấu hỏi thì viết gi: giải thích, giới tuyến, khai giảng 
VD: Nhóm theo quy tắc 2c: không dấu hoặc có dấu huyền mà nguyên âm là a thì viết gi: chuyên gia, gia vị, giai điệu 
VD: Nhóm theo quy tắc 2d: từ Hán - Việt không dấu hoặc có dấu huyền mà nguyên âm không phải là a thì viết d: di chuyển, doanh trại, du khách 
VD: Nhóm theo quy tắc 3a: trong từ láy d và gi không láy với nhau: nếu biết được có 1 tiếng viết d (hoặc gi) thì tiếng thứ 2 cũng viết d hoặc gi.\
- Láy với d: da diết, gian díu, dễ dàng
- Láy với gi: giãy giụa, giặc giã, giấm giúi .
VD: Nhóm theo quy tắc 3b: "Trong từ láy chỉ có d mới láy với l, ví dụ: lò dò 
Dạng 2: phân biệt tr - ch (Cho vùng phương ngữ miền Bắc)
Quy tắc:
1. Trước oa, oă, oe, viết ch.
2. Với từ Hán Việt có dấu nặng, dấu huyền, viết tr.
3. Với từ láy: 
a) tr và ch không bao giờ láy nhau.
b) tr không láy với các phụ âm khác trừ ngoại lệ, đều láy với l ví dụ: trọc lóc, trụi lũi 
4. Căn cứ ngữ nghĩa:
a) Chỉ quan hệ gia đình: viết ch
b) Chỉ đò dùng trong nhà nông: viết ch
c) Chỉ thời gian - vị trí: viết tr; chỉ ý phủ định viết ch
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thử vận dụng quy tắc.
Dạng 3: phân biệt s/x
(Cho các vùng phương ngữ miền bắc)
Quy tắc: 
1. Trước âm đệm đi kèm với a, e, ê (oă, oe, uê), viết x.
2. với từ láy
a) s và x không láy với nhau.
b) s không láy với âm đầu khác; x có thể láy với l, b, m.
3) Căn cứ ngữ nghĩa.
a) Nhiều từ chỉ thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn viết với x.
b) Ngoài ra, hầu hết các danh từ, viết với s.
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thử vận dụng quy tắc.
Dạng 4: Phân biệt r/ d/ gi:
(Cho vùng phương ngữ miền bắc)
Quy tắc: 
Trước âm đệm đi kèm với a, ă, â, e, ê, y (oa, oă, uâ, oe, uê, uy) viết d, không viết r, gi.
với từ hán việt không viết r; để phân biệt d, gi, vận dụng các mẹo "dưỡng dục, giảm giá, già giang, di dân (dạng 1).
Với từ láy âm.
r với d, gi không láy với nhau.
r có thể láy với b, c, k.
r lặp (điệp lại) có thể có những nghĩa sau đây mà điệp âm d, gi không có:
Mô phỏng tiếng động.
Rung động.
Sắc thái ánh sáng.
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thử vận dụng quy tắc. Quy tắc phân biệt d/gi; xem lại dạng 1.
Dạng 5: Phân biệt l/n (cho vùng phương ngữ miền Bắc).
Quy tắc: 
Trước âm đệm (oa, oă, uâ, oe, uê, uy), viết l.
Với từ láy:
l và n không láy với nhau.
ở tiếng thứ nhất, l láy với rất nhiều phụ âm khác (b, c hoặc k, t,v ) còn n thì không.
ở tiếng thứ hai (n chỉ láy với gi, còn l thì không láy với gi mà láy với nhiều phụ âm khác) (b, ch, kh, )
3) Căn cứ ngữ nghĩa:
a) Trong từ song thức, l ứng với nh.
b) Gần nghĩa với từ có âm đầu là d thì viết n. 
c) Một số từ chỉ sự ẩn nấp viết với n.
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thử vận dụng quy tắc.
Dạng 6: Phân biệt ?/~ (cho vùng phương ngữ miền Trung và miền Nam)
Quy tắc:
Với từ láy: mẹo "huyền - ngã - nặng; sắc - hỏi - không".
Với từ Hán - Việt:
Mẹo "mình nên nhớ viết là dấu ngã".
Căn cứ ngữ nghĩa:
Mẹo: "lãi - lời - lợi".
Mẹo: "tản - tán - tan".
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thử vận dụng quy tắc.
Dạng 7: Phân biệt v với d, gi (cho vùng phương ngữ miền Nam)
Quy tắc: 
Trước âm đệm, không viết v và gi chỉ viết d. 
Với từ láy:
v và d, gi âm này không láy với âm kia.
V láy với ch và b, còn d, gi thì không.
Căn cứ ngữ nghĩa.
Mẹo: "vì muốn bán hàng ngoài phố cô qua ngõ hoài".
Dạng 8: Phân biệt âm cuối: c/t và ng/n (cho vùng phương ngữ Huế vào đến Nam bộ).
Quy tắc:
Với từ láy:
an láy với ênh (thênh thang); an thì không.
ang láy với ơ (dở dang), an thì không.
ang láy với ác (khang khác); an thì không.
an láy với at (chan chát); ang thì không.
ác láy với ơ (xơ xác); át thì không.
ác láy với êch (lệch lạc); át thì không.
Căn cứ ngữ nghĩa:
Trừ khi láy với ênh hoặc ập, còn trong phần lớn những trường hợp khác tiếng có vần ang đứng ở vị trí thứ 2 thì không có nghĩa (dễ dàng).
*Chú ý: căn cứ vào nghĩa, dựa vào kinh nghiệm mà điền, gặp trường hợp băn khoăn, thì vận dụng quy tắc 1.
Tham luận bd học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu
 GV: Nguyễn Hải Âu
Tổ khối 4+5 - Trường Tiểu học Liên Sơn
1.Bồi dưỡng HS giỏi:
 Theo chiến lược của con người thì Đảng ta đã vạch ra đó là: (Nâng cao dân chí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài).Để thực hiện mỗi thầy cô giáo chúng ta đều hướng tới, tìm tòi những năng lực đặc biệt còn tiềm ẩn trong mỗi HS, luôn chăm lo và phát hiện bồi dưỡng HS giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
 Việc BD học sinh giỏi, thi học sinh giỏi có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ở mỗi nhà trường nhất là có tác dụng tích cực ở mỗi giáo viên, cụ thể là: mỗi GV thấy rõ hơn nhiệm vụ của mình tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
 Mục tiêu BDHS giỏi(VD học sinh giỏi TV) không phải tạo ra các nhà văn, nhà thơ hay nhà ngôn ngữ học. Trong thực tế những học sinh giỏi đã trở thành nhà văn, nhà thơ mà mục đích chính là bồi dưỡng lẽ sông, bồi dưỡng tâm hồn, khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng cảm thụ văn chương góp phần hình thành nhân cách cho các em.
 Song trong điều kiện thực tế ở Trường Tiểu học Liên Sơn việc BD học sinh giỏi cũng như phù đạo HS yếu còn đang gặp rất nhiều kgó khăn là:
 - Dân trí địa phương còn thấp (phụ huynh không biết chữ cũng như không có khả năng về kiến thức và phương pháp dạy học cho các em ở nhà ).
 - Kinh tế địa phương nhiều gia đình còn gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.
 - Gần đay đội ngũ giáo viên không ổn định ( thuyên chuyển công tác).
 - Khả năng kiến thức và trình đọ tư duy, nghệ thuật,  của GV còn nhiều hạn chế nhất là GV chưa có nhiều kinh nghiệm BD HS giỏi và quan niệm của mỗi người chưa thật thấu đáo, đầy đủ niềm tin nên dẫn đến hiệu quả không cao.
 Tôi nhận thấy để phát hiện ra một học sinh giỏi có năng khiếu đặc biệt là vô cùng quan trọng. Theo kinh nghiệm cho thấy những em có khả năng biệt thường có những biểu hiện sau: VD như HS giỏi TV.
 + Có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện, có em thì ước mơ trở thành nhà văn, nhà thơ, không hờ trước vẻ đẹp của ngôn từ cố ghi chép câu thơ, câu văn hay.
 + Có phẩm chất tư duy cần cho sự phat triển năng lực TV, cụ thể như: Tư duy phân loại, phân tích trìu tượng hóa, khái quát hóa,
 + Có năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình.
 + Biết quan sat hình thức, biết liên tưởng nghệ thuật, biết tư duy nghệ thuật, giàu cảm xúc.
 + Có khả năng tiếp nhận của ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện những tín hiệu của nghệ thuật ngôn từ được đánh giá chúng trong biểu đạt nội dung. Biết sử dụng ngôn từ, câu văn giàu cảm xúc, nghe được, thấy được những gì ẩn dưới chữ.
 - Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào
 - Con nhạt miệng có canh chuia nấu khế.
 Theo logich thông thường thì:
 + Xót lòng không thể ăn bưởi đào.
 + Nhạt miệng không thể ăn canh chua nấu khế.
 Theo lôgich nghệ thuật là sự quan tâm của người mẹ đối với người con, thể hiện tình thương yêu
 * Ngoài ra HS có năng TV còn có khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả naeng sử dụng từ, khả năng viét, cách sử dụng câu giúp người nghe, người đọc tiếp nhận đầy đủ thông tin đề cập mọi điều được phản ánh, bộc lộ tư tưởng, tình cảm của người viết.
 Trên đây là một số biểu hiện để phát hiện HS giỏi TV còn để phát hiện HS giỏi toán cũng như các môn học khác như thế nào tôi xin trình bày sâu hơn ở các buổi trên đề.
 Vậy khi phát hiện những HS có khả năng trên nên chú trọng BD cho các em, như:
 + BD kiến thức, kĩ năng TV
 + BD làm giàu vốn từ 
 + BD kiến thức, kĩ năng ngữ pháp
 + BD cảm thụ văn học BD như thế nào là cả vấn đề cần phải thảo luận.
 Ngoài việc dạy đúng, dạy đủ cần giao BT về nhà và hướng đẫn các bài tập ở mức đọ khó hơn, rộng hơn so với chuẩn để phát huy khả năng tư duy và năng lực tìm tòi kiến thức mới của phân môn. Đối với những em này việc động viên, khuyến khích kịp thời là vô cùng quan trọng. Đòi hỏi người GV mất nhiều công sức, thời gian hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên. Để có một HS giỏi là cả một quá trình phấn đấu của thầy và trò song nếu có quyết tâm thì sẽ làm được và tôi tin răng HS các khối lớp đều có những em có năng khiếu đặc biệt ở một số môn nhấnt định. Việcphát hiện sớm và có hương BD đúng hướng ngay từ lứp dưới thì lên lớp 5 chúng ta có đội ngũ HS giỏi cả 2 môn toán và TV.
2.Việc phù đạo HS yếu.
 Nừu BDHS giỏi là vô cùng khó khăn thì việc phù đạo HS yếu cũng khó khăn không kém. Đối với các em này, cái khó khăn là ở chỗ các em chưa đọc thông viết thạo thì làm sao hiểu được nội dung bài, trả lời được câu hỏi của thầy côVì thế việc phù đạo các em có lẽ phải đi từ đọc thông viết thạo văn bản. ở những đối tượng này chúng ta không nên tham vọng gì nhiều mà phương châm là học đâu biết đấy, ôn đâuđược đấy, nắm chắc mảng này mới chuyển sang mảng khác. Việc kèm cặp những học sinh này đòi hỏi người GV cần phải kiên nhẫn thống kê lại những kiến thức đã học để dạy đến đâu đặt cau hỏi để kiểm tra nhắc lại kiến thức cho các em từng chút từng chút một, uốn nắn cho các em. Bên cạnh đó là một sự động viên, khuyến khích kịp thời của Gv về sự tiến bộ dù là rất nhỏ của các em tạo cho các em sự tự tin và lòng quyết tâm học bằng bạn bằng bè.
 Trên đây là một số ý kiến nhỏ về BDHS giỏi, phù đạo HS yếu của tôi, Kính mong các đồng chí bổ sung thêm để bản tham luận của tôi đầy đủ và mang tính thuyết phục.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Liên Sơn ngày 16tháng 10 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Hải Âu

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP TIENG VIET LOP 3.doc