Giáo án Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Lan Phương

Giáo án Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Lan Phương

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.Tập đọc:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ: hạ lệnh, vùng nọ, xin sữa, bật cười. Ngắt, nghỉ hơi: đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Tốc độ đọc thầm nhanh. Hiểu nghĩa các từ ngữ: kinh đô, om sồm, trọng thưởng. Hiểu được truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

B. KỂ CHUYỆN:

- Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Rèn kĩ năng nghe tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.

- Học sinh khâm phục tài trí thông minh của cậu bé.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ. Bảng phụ.

 

doc 113 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ 2 ngày17 tháng 8 năm 2009
 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN (T1,2) 
	 CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
A.Tập đọc: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ: hạ lệnh, vùng nọ, xin sữa, bật cười. Ngắt, nghỉ hơi: đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Tốc độ đọc thầm nhanh. Hiểu nghĩa các từ ngữ: kinh đô, om sồm, trọng thưởng. Hiểu được truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B. KỂ CHUYỆN: 
- Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Rèn kĩ năng nghe tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
- Học sinh khâm phục tài trí thông minh của cậu bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TIẾT1:
Tập đọc:
A.Mở đầu: 
 1.Kiểm tra sách vở. 
Giới thiệu 8 chủ điểm của sgk ( tập 1) 
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1:Giới thiệu: 
Đưa tranh minh hoạ chủ điểm măng non 
Tranh minh hoạ truyện cậu bé thông minh, giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện nói về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. 
Hoạt động 2: Luyện đọc 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
-Đọc từng câu 
- Hướng dẫn phát âm từ khó. 
- Đọc từng đoạn trước lớp. Kết hợp giải nghĩa từ. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm. 
 - Gọi học sinh đọc. 
- Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
 - Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? (lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng).
Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua? (vì gà trống không đẻ trứng được).
Cậu bé đã làm thế nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? (bố đẻ em bé).
Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? (rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim).
Vì sao cậu bé yêu cầu vậy? ( yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua).
Câu chuyện này nói lên điều gì? (ca ngợi tài trí của cậu bé).
Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
Giáo viên đọc mẫu đoạn 1.
Chia nhóm đọc phân vai. 
Tổ chức thi đọc truyện theo vai. 
Kể chyện: 
Hoạt động1: Giới thiệu. 
Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn. 
Hoạt động2: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Hướng dẫn quan sát. 
Gọi học sinh kể. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
 2.. Củng cố dặn dò: 
Qua câu chuyện, em thích nhân vật nào? Vì sao? 
Giáo viên động viên, khen cá nhân, nhóm. 
Dặn dò về kể lại chuyện cho người thân nghe.
3. Nhận xét tiết học:
Tuyên dương, nhắc nhở.
Học sinh quan sát vàø lắng nghe
Học sinh quan sát, lắng nghe. 
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. 
Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. 
3 học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn. 
Học sinh đọc và góp ý theo từng cặp 
1 học sinh đọc đoạn 1. 
1 học sinh đọc đoạn 2. 
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
-Học sinh đọc thầm từng đoạn, trao đổi nội dung bài theo các câu hỏi.
1-2 học sinh 
1-2 học sinh 
1-2 học sinh 
1-2 học sinh 
1-2 học sinh 
1-2 học sinh 
Học sinh nghe.
Đọc theo nhóm 3. 
2 nhóm thi đọc truyện theo vai. 
Lớp nhận xét bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. 
Học sinh quan sát, kể theo cặp. 
3 học sinh tiếp nối kể 3đoạn. 
Lớp nhận xét. 
TOÁN 
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 
Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 
Giáo dục tính cẩn thận, tự giác, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị. 
2 .Bài mới. 
Giáo viên giới thiệu, ghi đề.
Bài tập 
Bài1: Viết theo mẫu: (sách giáo khoa)
Giáo viên treo bảng phụ
Bài 2:! Điền số thích hợp vào ô trống:
 a. 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
(các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b. 400; 399; 398; 397; 396; 395; 394; 393; 392; 391.
(các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391)
Bài 3: Điền dấu thích hợp , =. 
 303 516 
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số: 
 375, 421, 573, 241, 735,142.
Gọi học sinh các nhóm nêu và giải thích vì sao em chọn số đó? 
Bài 5: Viết các số: 537; 421; 573; 241; 519; 425.
a) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
162, 241, 425, 519, 537, 830. 
b)!Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
830, 537, 519, 425, 241, 162. 
3. Củng cố dặn dò:
Củng cố đọc,viết, so sánh số . 
Tổ chức thi đọc,viết số theo nhóm. 
Dặn dò bài tập về nhà: 
HS để sách vở, dụng cụ học toán trên bàn. 
Học sinh nghe, 2-3 học sinh đọc đề. 
Học sinh tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp. 
2 học sinh lên bảng
 hs đọc kết quả. Lớp theo dõi, chữa bài
Học sinh tự điền số thích hợp vào ô trống. 
2 học sinh trình bày. 
Lớp nhận xét, sửa sai. 
Học sinh tự điền dấu. 
2 học sinh lên bảng điền. 
Lớp nhận xét yêu cầu bạn giải thích. 
-Học sinh thảo luận, trao đổi theo cặp.
1-2 học sinh nêu số lớn nhất, giải thích. 
1-2 học sinh nêu số bé nhất, giải thích. 
Lớp nhận xét. 
Học sinh tự làm bài vào vở. 
2 học sinh lên bảng. 
Lớp nhận xét, đổi chéo vở kiûểm tra, chữa bài.
2 học sinh đại diện 2 nhóm thi. 
 Thứ Ba ngày18 tháng 8 năm 2009
TOÁN 
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(không nhớ)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số. Củng cố giải bài toán (có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn. 
Rèn kĩ năng tính toán, giải toán. 
Giáo dục tính cẩn thận, tự giác, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra lại bài tập số 5. 
Giáo viên đánh giá, ghi điểm.
 Hoạt động 2: Bài mới. 
Giáo viên giới thiệu, ghi đề. 
Bài tập: 
Bài 1:! Tính nhẩm. 
400 + 300 = 700; 100 + 20 +4 = 124;
Bài 2. ! Đặt tính, tính kết quả.
352 732 418 395
416 511 201 44
768 221 619 351
Bài 3: 
 Số học sinh khối lớp hai là:
 245 – 32 = 213 (học sinh) 
 Đáp số: 213 học sinh 
Bài 4 : Giải bài toán. 
Giá tiền một tem thư là:
200 + 600 = 800 (đồng)
 Đáp số: 800 đồng
 Bài 5 : ! Lập các phép tính đúng với ba số 315; 40; 355 và các dấu +; - ; =.
 315 + 40 = 355 ; 355 – 40 = 315 ;
 40 + 315 = 355 ; 355 – 315 = 40.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Củng cố tính cộng, trừ các số có ba chữ số. Tổ chức trò chơi thi tiếp sức.
Dặn dò làm bài tập về nhà.
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học 
2 học sinh lên bảng thực hiện.
Lớp nhận xét. 
2-4 học sinh đọc đề. 
Học sinh học cá nhân, tự đọc ghi ngay kết quả. 
Học sinh tự đặt tính rồi tính kết quả. 
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét, chữa bài.
1-2 học sinh đọc đề bài 
Học sinh tự tìm hiểu, tự giải bài vào vở. 
1 học sinh lên bảng. 
Lớp nhận xét, chữa bài. 
1 em giải bảng phụ.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét, chữa bài.
Học sinh thảo luận theo cặp, lập các phép tính đúng. 
2 học sinh lên bảng. 
Lớp nhận xét, chữa bài.
Hai nhóm, mỗi nhóm 3 em thi. 
CHÍNH TẢ 
	 CẬU BÉ THÔNG MINH
(TẬP CHÉP)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Chép lại chính xác đoạn văn ( 53 chữ). Cũng cố cách trình bày một đoạn văn.Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn l/n. Ôn bảng chữ: Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ vào ô trống. Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
Rèn viết chữ đẹp, đúng lỗi, bảo đảm tốc độ viết.
Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : viết đoạn văn lên bảng lớn, viết bài tập 2b. bảng phụ ghi bài tập 3. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH:
A Mở đầu: Nhắc yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng.
B Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập chép. 
Hướng dẫn chuẩn bị:
Giáo viên đọc đoạn chép. 
? Đoạn này chép từ bài nào? 
 Tên bài viết ởvị trí nào? 
 Đoạn chép có mấy câu? 
Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ cái đầu câu viết như thế nào?
Hướng dẫn viết tiếng khó vào bảng con: chim sẻ, kim khâu, xẻ thịt
GV nhận xét ,sửa sai 
Học sinh chép bài vào vở – giáo viên theo dõi
Chấm chữa bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 2b: 
 Giải: - đàng hoàng- đàn ông- sáng loáng.
Bài 3: Yêu cầu thuộc thứ tự 10 tên chữ.
Giáo viên xoá lần lượt từng cột, yêu cầu học sinh nói.
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò:
Nhận xét nhắc nhở khắc phục thiếu sót, tư thế
Dặn dò chữa lỗi.
Học sinh nghe. 
Học sinh đọc đề bài 
Học sinh nghe. 
2-3 học sinh đọc doạn viết.
1 học sinh 
1 học sinh 
1 học sinh 
2 học sinh
Học sinh viết bảng con 
Cả lớp viết bài
Học sinh soát lỗi (đổi chéo vở ) 
Học sinh chữa lỗi bằng bút chì 
Học sinh làm bài vào vơ.û 
-2 học sinh lên làm bài. lớp nhận xét, chữa lời giải đúng. 
Học sinh viết bảng con – 1 em làm bảng phụ
5 –7 học sinh đọc tên 10 chữ
Học sinh học thuộc lòng 10 tên chữ
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC  ... ăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
Hoạt động 3 Hướng dẫn viết vào vở.
Giáo viên hướng dẫn viết theo yêu cầu. Hoạt động 4: Chấm chữa bài.
Giáo viên chấm từ 5-7 bài nhận xét. 
Dặn dò viết bài về nhà, học thuộc câu tục ngữ.
5 vở học sinh.
2 học sinh viết bảng lớn. Lớp viết bảng con.
1 học sinh.
Học sinh viết vào bảng con.
Học sinh viết vào bảng con.
Học sinh viết vào bảng con chữ D ao.
Học sinh viết bài vào vở.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CƠ QUAN THẦN KINH
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Phân tích được các hoạt động phản xạ. Nêu một số ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. Thực hành 1 số phản xạ
II. Đồ dùng dạy học : các hình trang 26. 27. hình cơ quan thần kinh. 
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A Bài cũ:
Tại sao phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
B Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát.
 * Mục tiêu: 
Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
* Cách tiến hành: 
Bước 1. Làm việc theo nhóm
Các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi.
Bước 2. Làm việc cả lớp.
Giáo viên treo hình phóng to, gọi học sinh lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói rõ.
Giáo viên kết luận: Cơ quan thần kinh gồm cóbộ não ( nằm trong hộp so)ï, tuỹ sống (nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỹ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
* Cách tiến hành: 
Bứơc 1: Chơi trò chơi:” con thỏ, vào hang”
Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
Bước 2: Thảo luận.
- Não và tuỹ sống có vai trò gì? Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan. Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỹ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?
Bước 3. Làm việc cả lớp.
Giáo viên kết luận.
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: . Nhận xét 
2 học sinh.
Lớp nhận xét.
Các nhóm quan sát sơ đồ hình 1 và 2 thảo luận.
Một số học sinh lên bảng chỉ sơ đồ và nói rõ.
Cả lớp cùng chơi.
Thảo luận theo nhóm 4.
Nhóm trưởng cho các bạn đọc mục cần biết, liên hệ với những phần quan sát trả lời.
Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét. 1-2 học sinh.
THỦ CÔNG 
	 GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH 
 VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (TIẾT 2)	
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết cách gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh.
gấp, cắt dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt dán.
II. Đồ dùng dạy học : Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy.
 Giấy màu, kéo, bút chì, hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦAHỌC SINH:
1) Ổn định: 1 phút
2) Bài cũ: 4 phút- kiểm tra sự chuẩn bị. 
3) Bài mới: 30 phút
Hoạt động 1: 7-9 phút
Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu.
Giới thiệu mẫu và định hướng quan sát.
Lá cờ có hình gì, màu gì? Trên nền có hình gì?
Ngôi sao vàng có năm cánh thế nào?
Ngôi sao được dán ở vị trí nào trên nền lá cờ?
Một cánh của ngôi sao hướng như thế nào? Tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng thế nào? 
Liên hệ: thường treo cờ vào dịp nào, ở đâu? 
Hoạt động 2: 20 phút. Hướng dẫn mẫu 
Treo tranh quy trình.
Hướng dẫn thao tác mẫu.
Bước 1: gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
Vừa thực hiện thao tác vừa giải thích.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh. Kết hợp giữa thực hiện thao tác và giải thích.
Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được ká cờ đỏ sao vàng. 
4) Củng cố : 4 phút
Các em vừa học phần thủ công bài gì?
Nêu các bước gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh.
5) Nhận xét dặn dò: 1 phút Nhận xét thái độ học tập, kĩ năng làm việc.
Dặn chuẩn bị giờ sau thực hành, trưng bày sản phẩm.
Học sinh nhận xét vật mẫu.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Học sinh quan sát tranh quy trình.
Học sinh quan sát.
1-2 học sinh nhắc lạivà thực hiện các thao tác gấp.
Lớp quan sát, nhận xét.
Học sinh thực hành trên giấy.
Thứ Sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
CHÍNH TẢ
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
Giúp học sinh nghe viết, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “nhớ lại buổi đầu đi học”. Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu ghi đúng các dấu câu 
Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo , một số âm s/x
Bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ 
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bảng lớp viết bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦAHỌC SINH:
A. BÀI CŨ : ! viết từ khoeo chân, khoẻ khoắn, lẻo khoẻo
B. BÀI MỚI
Hoạt động 1:Giới thiệu: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe – viết
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
giáo viên đọc mẫu đoạn văn viết chính tả
luyện viết chữ khó : bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng
b. Đọc bài học sinh viết
c. Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 2 : Giáo viên nêu yêu cầu 
Nhè nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu
Bài tập 3 : 
a) Siêng năng, xa, xiết
b) mướn, thưởng, nướng
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học 
Chữa những lỗi sai
3 học sinh 
lớp viết bảng con ; học sinh nhận xét 
học sinh nghe
2 học sinh đọc lại
học sinh lên bảng viết 
học sinh viết bảng con
học sinh viết bài vào vở
cả lớp làm vào vở
2 học sinh lên bảng điền đọc kết quả
học sinh nhận xét chữa bài trong vở
học sinh làm bài
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
Rèn kĩ năng nói: học sinh kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
Rèn kĩ năng viết: viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( 5- 7 câu) diễn đạt rõ ràng.
Giáo dục học sinh yêu mến trường, lớp.
II. Đồ dùng dạy học : Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦAHỌC SINH
A.Bài cũ: Để tổ chức cuộc họp,cần phải chú ý những gì?
Nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp
B. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài_ Tiết tập làm văn hôm nay,
Các em sẽ kể lại buổi đến trường của mình 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài
Giáo viên nêu yêu cầu : nhớ lại, kể chân thật có cái riêng 
Gợi ý: Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào ? cảm xúc của em về buổi học đó?
Tổ chức học sinh kể theo nhóm 
Gọi học sinh kể trước lớp 
Bài tập 2: đọc yêu cầu 
Giáo viên nhắc viết giản dị, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, chính tả
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 
Nhắc nhở về nhà tập viết lại hay hơn
1 học sinh 
1 học sinh ; lớp nhận xét 
2 học sinh đọc đề bài tập 1
1 học sinh khá kể mẫu _ học sinh nhận xét 
từng cặp học sinh kể cho nhau nghe
3 – 4 học sinh thi kể
2 học sinh đọc 
học sinh viết vào vở
5 – 7 học sinh đọc bài viết 
Nhận xét bình chọn
TOÁN
	LUYỆN TẬP	 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư
Rèn kĩ năng thực hiện tính chia, giải toán.
Giáo dục tính cẩn thận, tự giác, chính xácï
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦAHỌC SINH:
1. Bài cũ : 02 HS lên bảng:Đặt tính rồi tính
 20:3 ; 46:5
G/V nhận xét ghi điểm.
2: Bài mới : Luyện tập 
Bài 1 : Tính: G/V yêu cầu HS lên bảng làm,lớp làm bảng con.
G/V nhận xét chữa bài
Bài 2 : Đọc đề
Hướng dẫn HS làm bài vào vở
Yêu cầu đại diện của 2 nhóm lên làm câu b
G/V nhận xét sửa sai
Bài 3 : Cho học sinh đọc thầm tìm hiểu đề toán rồi giải 
 Số học sinh của lớp đó là :
 27 : 3 = 9 (học sinh )
 Đáp số : 9 học sinh 
G/V chấm bài nhận xét
Bài 4 : Yêu cầu học sinh giải thích lí do rồi khoanh vào B. 2
Trong phép chia có dư với số chia là 3 thì số dư chỉ có thể là 1 hoặc 2 
Do đó số dư lớn nhất là 2
3: Củng cố dặn dò:
Các em vừa học xong tiết toán bài gì ?
Luyện tập về phần nào ?
Làm vở bài tập T3
 Nhận xét tiết học
học sinh lên bảng làm 
lớp nhận xét
học sinh lên bảng làm,lớp làm bảng con 
2 học sinh đọc yêu cầu 
Học sinh tự làm vào vở
Đại diện 2 nhóm lên làm câu b
Học sinh nhận xét chữa bài
Học sinh tự làm
1 học sinh tự giải bảng phụ 
học sinh nhận xét _ đổi vở kiểm tra chéo
Học sinh đọc đề thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày
Học sinh chữa bài
1 học sinh 
1 học sinh 
Sơ kết tuần 6
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần; Hướng phấn đấu và sửa chữa
- Biết được các việc nên làm vì ngơi trường trường xanh, sạch, đẹp
- GD ý thức bảo vệ môi trường
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Sơ kết tuần 6
- Các tổ trưởng báo cáo theo dõi các hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng nhận xét:
- GV nhận xét: 
+ Ưu điểm: 
+Khuyết điểm : 
2. Kế hoạch tuần 7 :
- GV cho HS nêu kế hoạch cần phải làm trong tuần sau, sau đó GV chốt lại yêu cầu HS thực hiện.
- Nhắc nhở: 
Đi học đúng giờ, nghỉ học có phép 
Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp
Thực hiện tốt nội quy trường lớp 
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3(16).doc