Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

CHÍNH TẢ

(Nghe - viết)

TIẾT 59: LIÊN HỢP QUỐC

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

 2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) b do giáo viên soạn.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

+ Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá chung.

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn chuẩn bị :

- Đọc mẫu đoạn viết của bài ( giọng thong thả, rõ ràng)

- Ba em đọc bài cả lớp đọc thầm theo.

- Đoạn văn trên có mấy câu ?

- Liên Hợp Quốc thành lập nhằm mục đích gì ?

- Có bao nhiêu thành viên tham gia liên hợp quốc ?

- Việt Nam trở thành thành viên liên hợp quốc vào lúc nào ?

- Lấy bảng con và viết các tiếng khó

- Mời ba em lên bảng, đọc cho các em viết các chữ số. GV nhận xét đánh giá.

- Đọc cho HS viết vào vở

- Đọc lại để HS dò bài, tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập

- Thu vở HS chấm điểm và nhận xét.

2. Hướng dẫn làm bài tập

* Bài 2a: Nêu yêu cầu của bài tập 2b.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai.

- Lớp quan sát nhận xét bài bạn.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

* Bài 2b: Nêu yêu cầu của bài tập 2b.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai.

- Lớp quan sát nhận xét bài bạn.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 3: Đặt câu (dành cho học sinh HTT làm thêm)

C. Củng cố - Dặn dò:

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Học sinh viết bảng con.

- Lớp lắng nghe GV đọc.

- Ba HS đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài

- Nhằm bảo vệ hòa bình tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.

- Gồm có 191 nước và vùng lãnh thổ.

- Vào ngày 20-7-1977.

- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con

- Ba em lên viết

+ các ngày : 24-10-1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20-9-1977.

- Lớp nghe và viết bài vào vở

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Nộp bài lên để GV nhận xét.

- HS làm vào vở

- Ba em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng

- Buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao .

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét bình chọn người thắng cuộc.

- Một em nêu bài tập 2b SGK.

- HS làm vào vở

- Lớp nhận xét bài làm của bạn.

 

doc 30 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 30 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
 + Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
5. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 30 Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 88 + 89: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. 
 2. Kĩ năng: - Luyện đọc đúng các từ: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, 
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước.
 - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . 
 - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . 
 * Riêng học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện.
 *Kĩ năng sống: rèn kĩ năng: 
 + Ứng xử lịch sự khi giao tiếp. 
 + Phương pháp: Thảo luận; trình bày ý kiến cá nhân
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bài “Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục” 
? Nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn HS rèn đọc.
- HS luyện đọc các tiếng phát âm sai.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu nội dung: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
? Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị ?
? Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ? 
? Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? 
? Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
4. Luyện đọc lại: TIẾT 2
- Hướng dẫn HS đọc 3 của bài.
- Mời một số em thi đọc đoạn 3. 
- Mời một em đọc cả bài. 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai? 
+ Kể bằng lời của em là như thế nào ? 
- Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.
- Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Mời một hoặc hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- GV nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
- Ba em lên bảng đọc bài.
- Nêu nội dung bài đọc.
- Cả lớp theo, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu, lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó .
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong câu chuyện.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Một học sinh đọc toàn bài
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc kì Việt Nam. Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh .
+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam, cô rất yêu Việt Nam. Cô dạy các em tiếng Việt Nam và các em còn tìm hiểu Việt Nam trên mạng in - tơ - nét  
+ Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn học gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì....
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
- Ba em thi đọc lại đoạn cuối bài văn.
- Hai em thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Một em đọc toàn bài.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam .
+ Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Hai em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 146: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). 
 2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 2, 3); Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập: 
* Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Kẻ lên bảng như SGK.
- Yêu cầu lớp tự làm bài. 
- Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Cho HS nêu cách tính.
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 2: HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một HS lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 3: HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Vẽ sơ đồ tóm tắt như trong SGK lên bảng.
- Mời hai em nhìn vào tóm tắt để nêu miệng bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt đề toán rồi giải bàià toán vào vở. 
- Mời một em giải bài trên bảng.
- GV nhận xét đánh giá.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 
45931 + 36122
64152 + 27043
- 2 em thực hiện.
- Một em nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở (cột 2 và 3).
- Một em lên thực hiện làm bài trên bảng. Cả lớp theo dõi chữa bài.
 23154 46215
 + 31028 + 4072
 17209 19360
 71391 69647
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
 Chiều dài hình chữ nhật: 3 x 2 = 6 cm 
 Chu vi hình chữ nhật là: (6 + 3) 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật: 6 3 = 18 ( cm2)
 Đ/ S : 18 cm2
- Một HS đọc yêu cầu nêu bài tập.
- Hai em đứng tại chỗ nêu miệng đề bài toán.
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Một em lên bảng làm bài.
* Bài toán 1: Em hái được 17 kg chè. Mẹ hái được số chè gấp 3 lần em. Hỏi cả hai người hái được tất cả bao nhiêu kg chè ?
* Bài toán 2 : Con cân nặng 17 kg. Mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ?
- Về tiếp tục làm cột 1 bài tập 1
Tiết 2 THỦ CÔNG
 TIẾT 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. 
 2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
 * Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
+ Kiểm tra đồ dùng của học sinh
C . Bài mới 
1. Giới thiệu bài mới: 
- Hát đầu tiết
2. Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thực hiện.
- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
3. Hoạt động 2: Thực hành 
- Giáo viên nhắc nhở học sinh nghiêm túc khi thực hành.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ.
- Giáo viên đến từng bàn để quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên khen ngợi, tuyên dương học sinh trang trí có nhiều sáng tạo.
- Đánh giá sơ bộ kết quả học tập của học sinh.
D. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh nhắc lại.
- Bước 1: Cắt giấy.
- Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
- Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Cả lớp tiến hành làm đồng hồ theo các bước quy định.
Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TIẾT 30: GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu quyền và bổn phận trẻ em
 2. Kỹ năng: Thực hành nội dung đã học	
 3. Thái độ: Giáo dục sống văn minh theo pháp luật
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình,thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các hoạt động.
- GV : Nội dung các điều 12- 22, điều 21 về bổn phận trẻ em
 2. HS: Một số bài hát về trẻ em
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a) Mục tiêu: Tạo cho học sinh không khí vui vẻ, hưng phấn.
b) Cách tiến hành:
 + Hoạt động cả lớp.
2. Hoạt động 2: Trao đổi thông tin.
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
b) Cách tiến hành:
- GV trao đổi với học sinh về Quyền và bổn phận của trẻ em.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
? Trẻ em có những quyền gì?
? Theo em, trẻ em có những bổn phận gì?
+ Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận.
* Quyền trẻ em:
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Quyền được sống chung với cha mẹ.
+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.
+ Quyền được chăm sóc sức khỏe.
+ Quyền được ... , Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo:
- Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban hành các văn bản pháp lí về phạm vi và chế độ pháp lí về vùng biển và thềm lục địa.
- Tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo gắn với phát triển kinh tế biển.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng- an ninh
*Hoạt động 3: Giao lưu văn nghệ:
1. Mục tiêu: Qua các bài hát HS thêm yêu Biển đảo Việt Nam,  
2. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu bạn trưởng ban văn nghệ lên dẫn chương trình văn nghệ với các tiết mục đã chuẩn bị trước:
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả hoạt động
*Hoạt động 4: Tự đánh giá 
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS đánh giá lại các nhiệm vụ thực hiện và mức độ đạt được mục tiêu.
2. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu với HS các tiêu chí tự đánh giá.
+ 1 - Chưa tự tin; 2 - Đã tự tin hơn; 3 – Tự tin.
+ 1 - Chưa hợp tác; 2 - Có hợp tác; 3 – Hợp tác tốt .
* Hoạt động 5: Tổ chức đánh giá theo nhóm.
1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại những điểm tích cực của bản thân thông qua đánh giá của các bạn. 
2. Cách tiến hàn:
– Thảo luận nhóm/tổ về ba câu hỏi:
+ Em thích nhất tiết mục nào?
+ Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tuần, tháng vừa qua?
+ Em thấy bạn có phải là người có nhiều năng khiếu hát không?
*Hoạt động 6. Đánh giá của giáo viên. 
1. Mục tiêu: Hoạt động này do GV tổ chức nhằm đánh giá kết quả hoạt động của HS.
2. Cách tiến hành:
+ Em thích nhất tiết mục nào? 
+ Qua giờ học đã học thêm được điều thú vị mới nào?
- GV nhận xét chung kết quả các kĩ năng được rèn luyện.
- Học sinh nêu cảm nghĩ về tiết hoạt động.
- Nhận xét tiết hoạt động.
- Học sinh nói con ốc biển 
- HS dán tranh, ảnh đã sưu tầm vào giấy A3, ghi chú thích dưới mỗi bức tranh, ảnh.
- Đại diện từng tổ lên giới thiệu về tranh, ảnh mình đã sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm nêu.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Hệ thống đảo Việt Nam
- Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ
* Hệ thống đảo Việt Nam
- Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn ½ tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía Tây tỉnh Kiên Giang.
- Một số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo.
Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ.
- Các đảo xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
- Học sinh vui văn nghệ.
+ Đơn ca
+ Song ca
+ Tốp ca
- Học sinh tự đánh giá theo các tiêu trí gợi ý của GV.
- Các nhóm đánh giá.
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1 TOÁN 
 TIẾT 150: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. 
 2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 2; Bài 3; Bài 4.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 * Bài tập 1 không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời (chương trình giảm tải).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
* Bài 1: HS nêu bài tập 1
- Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
- Yêu cầu nêu lại cách tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
* Bài 2: HS nêu bài tập 2 
- GV ghi bảng các phép tính 
- Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở.
- Mời hai HS lên bảng giải bài 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
* Bài 3: HS đọc bài 3.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một HS lên bảng giải .
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
* Bài 4: HS đọc bài 4.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một HS lên bảng giải .
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá bài làm HS.
C. Củng cố - Dặn dò:
* Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 71 875-25 219 ; 44 792+13 546
- 2 em thực hiện.
- Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Nêu lại cách nhẩm các số tròn nghìn.
- Hai HS nêu miệng kết quả.
a. 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000
b. 40 000 +( 30 000 + 20 000) = 90 000 
c. 60 000 – 20 000 - 10 000 = 30 000
d. 60 000 – ( 20 000 - 10 000) = 50 000 
- HS nhận xét bài bạn
- Hai em lên bảng đặt tính và tính 
-
-
+
+
 35820 72436 92684 57370
 25079 9508 45326 6821
 60899 81944 47358 50549
- Đổi chéo vở để chấm bài sửa bài.
- Một HS đọc đề bài 3 
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Một HS lên bảng giải bài 
Giải
Số cây ăn quả ở Xuân Hòa là :
68700 + 5200 = 73900 ( cây)
Số cây ăn quả ở Xuân Mai là :
73900 – 4500 = 69400 ( cây )
 Đáp số: 69400 cây
- HS nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài 4.
- Cả lớp làm vào vở. HS lên giải bài.
Giải
Giá tiền mỗi cái com pa là :
10 000 : 5 = 2000 (đồng )
 Số tiền 3 cái com pa là :
2000 3 = 6000 (đ)
 Đáp số: 6000 đồng
- Về nhà học và làm bài tập còn lại.
- Xem trước bài mới.
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 30: VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Bước đầu có kiến thức về viết thư cho bạn.
 2. Kĩ năng : Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: - Bảng phụ.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng đọc lại bài văn kể về một trận thi đấu thể thao ở tiết tập làm văn tuần 29.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài ...
2. Hướng dẫn làm bài tập :
- HS đọc bài tập.
- Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ HS về cách trình bày : 
- Dòng đầu thư viết như thế nào. Lời xưng hô. Nội dung thư. Cuối thư viết ra sao...
- Mở bảng phụ đã viết sẵn hình thức viết thư.
- Mời một em đọc.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết thư vào tờ giấy rời.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời một số em đọc lại lá thư trước lớp.
- Yêu cầu HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn. 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung 
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai em lên bảng “ Kể lại một trận thi đấu thể thao” qua bài TLV đã học.
- Hai HS nhắc lại tên bài.
- Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Một HS giải thích yêu cầu bài tập :
- Viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài 
- Lắng nghe để nắm các yêu cầu khi viết thư.
- Một em đọc lại các gợi ý khi viết thư.
- Thực hiện viết lá thư vào tờ giấy rời đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày, lời xưng hô, nội dung viết thư như GV đã lưu ý.
- HS nối tiếp nhau đọc lại lá thư trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn có bài viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4 SINH HOẠT
TIẾT 30: SƠ KẾT TUẦN 30
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học
- Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá.
 3. Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài.
II. Phần lên lớp:
1. Hoạt động 1. Khởi động:
 + Nhảy dân vũ: Một con vịt – Do lớp trưởng tổ chức
 - NX
2. Hoạt động 2. Trao đổi thông tin:
- Cho Hs nêu những điều em đã nhận được, làm được sau một tuần học
- Trao đổi với Hs các sự kiện tiêu biểu của đất nước, của địa phương trong tuần học qua.
? Tuần học vừa qua em có biết địa phương mình có những sự kiện nào nổi bật trong tuần không?
+ GV giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
? Trong nước có sự kiện gì?
+ GV nx, kết luận
3. Hoạt động 3: Giải quyết những vấn đề của lớp:
+ Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
4. Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
 + Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
5. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- HS nêu 
VD: Tuần vừa qua em được học Toán, TV, ...
- HS nêu: Trường có công trình đang thi công, ngoài thị trấn có xiếc, xã Báo Đáp có vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy làm 1 người chết và 1 người bị thương
- HS nêu: 
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
- Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần.
- Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần .
- Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.doc