4 MĨ THUẬT
TIẾT 31: TRANG PHỤC CỦA EM ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi học sinh tiểu học
2. Kĩ năng: - Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích.
3. Thái độ: - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa, giấy, màu vẽ, kéo, âm thanh
2. Học Sinh: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, kéo.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
C. Bài mới:
1. Hoạt động 3: Thực hành
- Nhắc lại ghi nhớ đã học tiết trước
*Ghi nhớ:
Cách tạo dáng trang phục
* Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục (nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,.). Xác định trang phuc này sẽ dùng trong mùa nào( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào (đi hoc, đi chơi, đi dã ngoại, )
* Vẽ hình dáng của trang phục (quần, áo, váy, mũ.)
* Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục.
* Vẽ màu ( Theo ý thích)
Tạo dáng và trang trí một (hoặc một bộ) trang phục cho mình hoặc một nguồi mà em yêu quý vào giấy vẽ
D. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị chia sẻ ý kiến về kết quả - Hát đầu tiết
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh làm bài trên giấy A3 làm theo nhóm 4
TUẦN 31 Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 91 + 92: BÁC SĨ Y – ÉC - XANH I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Đề cao vẽ sống cao đẹp của Y-ec-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) nói lên sự gắn bó của Y-ec-xanh với mãnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Kĩ năng: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa. Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. B. Kể chuyện: - Dựa vào tranh minh họa kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật một cách sinh động - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước. - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . * Riêng học sinh HTT biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. * Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng: thể hiện sự cảm thông chia sẻ; xác định giá trị Phương pháp: Thảo luận- chia sẻ; trình bày ý kiến cá nhân II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ? Nêu nội dung chính của bài ? - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu - Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn học sinh rèn đọc - Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn . - Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp . - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài - Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài 3. Tìm hiểu nội dung - Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi - Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y – éc – xanh ? - Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y – éc – xanh là người như thế nào? - Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y – éc – xanh quên nước Pháp ? - Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y – éc – xanh ? - Bác sĩ Y – éc – xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang Vì sao ? 3. Luyện đọc lại : TIẾT 2 - Mời ba em phân vai nối tiếp thi đọc đoạn 3 của câu chuyện . - Mời một số em thi đọc diễn cảm theo vai nhân vật trong bài văn - Mời một em thi đọc cả bài . - Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất . Kể chuyện 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh . - Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh . - Gọi từng cặp kể lại một đoạn câu chuyện . - Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp . - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất . C. Củng cố dặn dò: - Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . - 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Quan sát ảnh bác sĩ Y – éc – xanh - Lớp lắng nghe đọc mẫu . - Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý . - Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài. - Rèn đọc từ: Y – éc – xanh - Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn - Từng em đọc từng đoạn trước lớp . - Lắng nghe giáo viên để hiểu nghĩa các từ mới trong bài như ( về Y – éc – xanh và về Nha Trang ) - Ba em đọc từng đoạn trong bài . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Lớp đọc đồng thanh phần cuối bài . - Cả lớp đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi . - Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới - Là người ăn mặc sang trọng , dáng người quý phái Nhưng trong thực tế ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người đi tàu ngồi toa hạng ba , chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm cho bà để ý. - Vì thấy Y – éc – xanh không có ý định trở về Pháp . - Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc . - Ông muốn giúp người Việt Nam chống lại bệnh tật -Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của bản thân . - Ba em phân vai ( người dẫn chuyện , bà khách , Y – éc – xanh ) đọc cả bài bài văn. - Hai nhóm thi đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện theo vai nhân vật . - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện . - Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh . - Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại một đoạn câu chuyện - Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp . - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất - Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện . - Về nhà tập kể lại nhiều lần . - Học bài và xem trước bài mới . Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 151: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét - Hát đầu tiết - Bảng con: Đặt tính và tính 284 5 x 2 ; 1543 x 3 - 2 em thực hiện. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn phép nhân: - GV ghi bảng phép nhân: 14273 x 3 = ? - HS đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa. - Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa . 2. Luyện tập: * Bài 1: Đọc bài tập trong sách giáo khoa . - Ghi bảng lần lượt từng phép tính - Yêu cầu nêu lại cách tính nhân . - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở - Lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài - Nhận xét bài bạn. GV nhận xét đánh giá * Bài 2: học sinh nêu bài tập trong sách -Yêu cầu lớp tính vào vở . -Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài . - Gọi em khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá *Bài 3: Đọc bài trong sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài . - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Mời một học sinh lên bảng giải . - Gọi em khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá D. Củng cố - Dặn dò: - Củng cố nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Vài học sinh nhắc lại đầu bài. - Học sinh nêu cách đặt tính và tính : 14273 3 42819 Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện - Đặt tính thực hiện nhân từ phải sang trái - Học sinh nêu lại cách nhân có nhớ . - Lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại . - Hai em lên bảng tính kết quả . 21526 17092 15180 3 4 5 6 4578 68368 75900 - Em khác nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài sách giáo khoa . - Cả lớp làm vào vở bài tập . - Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa - Một học sinh đọc đề bài . - Cả lớp thực hiện vào vở . - Một học sinh lên bảng giải bài Giải Số thóc chuyển lần thứ hai là 27150 x 2 = 54300 (kg ) Số kg thóc cả hai lần chuyển là : 27 150 + 54 300 = 81 450 ( kg ) Đáp số:81 450 kg - Học sinh khác nhận xét bài bạn . - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài Tiết 2 THỦ CÔNG TIẾT 31: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách làm quạt giấy tròn. 2. Kĩ năng: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * Riêng với học sinh khéo tay, làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. * Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện ( củng cố bài) II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra - Kiểm tra đồ dùng của học sinh C . Bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp. - Hát đầu tiết - Học sinh để đề dùng ra bàn. 2. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét. 3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu - Bước 1. Cắt giấy + Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt. + Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật cùng màu chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.( Có thể dùng bìa cứng để làm cán quạt.) - Bước 2. Gấp, dán quạt. + Đặt tớ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. (h.2) + Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống tờ giấy thư ù nhất. + Để mặt màu của 2 tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau (h.3). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (h.4). - Bước 3. Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. + Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (h.5a) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (h.5b). + Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt (h. 6). - Giáo viên nhắc nhở lại các bước. - Học sinh tập thực hành từng bước làm quạt giấy tròn D. Củng cố dặn dò: * Giáo viên nêu: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Nếu chúng ta biết sử dụng quạt quạt tạo gió theo đúng cách, chúng ta sẽ tiết kiệm năng lượng điện ... - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. - Học sinh quan sát và nhận xét. + Nếp gấp, cách gấp và buột chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1. + Điểm khác là quạt giấy hình tròn có cán để cầm (h.1). + Để gấp được quạt giấy hình tròn cần dán nối 2 tờ giấy thủ công theo chiều rộng. + Học sinh gấp quạt giấy tròn. - Bước 1. Cắt giấy - Bước 2. Gấp, dán quạt. - Bước 3. Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT 31: GIÁO DỤC ATGT: THỰC HÀNH LÀM MÔ HÌNH BIỂN BÁO GIAO THÔNG; SÁNG TÁC KHẨU HIỆU VỀ ATGT, I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ và giải thích nội dung một số biển báo giao thông. Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của b ... trì, tự giác, chăm chỉ học tập. - Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài. II. Chuẩn bị: - Học sinh: Tự nhận xét các hoạt động trong tuần 31 vừa qua của bản thân. - Giáo viên: Tổng hợp kết quả đạt được trong tuần 31 của lớp. III. Phần lên lớp: 1. Hoạt động 1. Khởi động: + Nhảy dân vũ: Động tác rửa tay – Do lớp trưởng tổ chức - NX 2. Hoạt động 2. Trao đổi thông tin: - Cho Hs nêu những điều em đã nhận được, làm được sau một tuần học: - Trao đổi với Hs các sự kiện tiêu biểu của đất nước, của địa phương trong tuần học qua. ? Tuần học vừa qua em có biết địa phương mình có những sự kiện nào nổi bật trong tuần không? ? Tỉnh Yên Bái có sự kiện gì tiêu biểu? ? Trong nước có sự kiện gì? + GV nx, kết luận 3. Hoạt động 3: Giải quyết những vấn đề của lớp: + Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua. *GV yêu cầu HS báo cáo: Đi học chuyên cần: Nề nếp: Học tập: Vệ sinh . 4. Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm - Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt - Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém) - Phê bình những em vi phạm: + Tìm hiểu lí do khắc phục + Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh. 5. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho tuần sau: - Các em tiếp tục học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất; đến trường không ăn quà vặt, thực hiện ăn chín, uống sôi trong mùa khô. - Luôn quan tâm giúp đở bạn cùng lớp nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cho bạn mượn dụng cụ học học tập, trong tổ phân công HS HTT hướng dẫn bạn cùng học nhóm để cùng tiến bộ . - Lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi, Ông bà, cha mẹ, thầy cô và anh chị, những người xung quanh hàng ngày khi giao tiếp . *Học tập: - Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm đầy đủ trước khi đến lớp, bài mang đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày . - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau. - Hăng phái tham gia phát biểu, xây dựng bài học một cách nhiệt tình, tích cực, giúp đỡ bạn chậm tiến cùng vươn lên trong học tập . d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ - Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể - Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi - HS nêu VD: Tuần vừa qua em được học Toán, TV, ... + Toán: Phép nhân, chia các số trong phạm vy 100 000. + Môn HĐNGLL em đã được tìm hiểu về các biển báo giao thông, được trải nghiệm và tham gia các hoạt động trong Ngày sách Việt Nam. + Môn Tự nhiên và xã hội: Em đã được biết thêm các hành tinh trong hệ mặt trời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần. + Ví dụ: * Đi học chuyên cần: - Các bạn trong lớp đi dọc đầy đủ, đúng giờ. Không có tình trạng các bạn đi học muộn, nghỉ học không xin phép. * Nề nếp: - Không vi phạm về nề nếp như không đeo khăn quàng, đi học trễ, nói chuyện nhưng vẫn còn có bạn chửi tục. * Học tập: Vẫn còn tình trạng không học bài và phát biểu xây dựng bài. * Vệ sinh: Tương đối sạch sẽ nhưng vẫn còn có một vài bạn hay còn đi chân đất khi chơi giữa giờ, một số bạn còn vứt rác chưa đúng nơi quy định. - Lớp trưởng đề ra phương hướng tuần 31: + Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như không đeo khăn quàng, bảng tên, đi học trễ, nói chuyện + Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài. + Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra. + Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ. - Lớp hát tập thể - Chơi trò chơi. TUẦN 32 Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 94 + 95: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ý nghĩa: giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5 trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa trong sách giáo khoa. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước. - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . * Riêng học sinh HTT biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. * Kĩ năng sống: Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông. Tư duy phê phán. Ra quyết định. * MT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên (trực tiếp). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: + Đọc thuộc bài: Bài hát trồng cây ? Nêu nội dung chính của bài ? - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài - HS đọc nối tiếp câu - Yêu cầu nối tiếp đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai - Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp. - GV giải thích một số từ - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu một số em đọc cả bài . 3. Tìm hiểu nội dung: - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : ? Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? - Một em đọc đoạn 2. lớp đọc thầm ? Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ? - Y/C lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài. ? Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? - Y/C học sinh đọc thầm đoạn còn lại . ? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ? ? Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 4. Luyện đọc lại : TIẾT 2 - Đọc mẫu lại đoạn 2 của bài văn . - Mời một số em thi đọc diễn cảm cả câu chuyện -Mời một em thi đọc cả bài - Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : - Y/C học sinh quan sát 4 bức tranh . - Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh . - Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện . - Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp . - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất . C. Củng cố dặn dò: - Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? * MT: Giáo viên nêu cho học sinh biết ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên. - Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới - 2 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Lớp lắng nghe đọc mẫu - Nối tiếp đọc câu. - Lần lượt nối tiếp đọc nối tiếp đoạn - Từng em đọc từng đoạn trước lớp - Ba em đọc từng đoạn trong bài . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Một số em đọc cả bài . - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi . + Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số . - Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm + Nó căm ghét người đi ắn độc ác .Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,.. - Lớp đọc thầm đoạn 3 . + Nó vơ vội nắm bùi nhùi , lót đầu cho con , hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng rồi ngã ra chết . - Đọc thầm đoạn 4 của bài . + Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về . Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn . - Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân . - Lắng nghe giáo viên đọc mẫu đoạn 2 . - Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 câu chuyện - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất . - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - QS các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện - Hai em nêu vắn tắt ND mỗi bức tranh . - Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời kể của bácthợ săn . - Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp . - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất - Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện . - Học sinh lắng nghe - Về nhà tập kể lại nhiều lần . - Học bài và xem trước bài mới . Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 156: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 2. Kĩ năng: Biết giải bài toán có phép nhân (chia). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: * Bài 1: Gọi HS nêu bài tập trong sách . - Ghi bảng lần lượt từng phép tính - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở - Mời hai em lên bảng đặt tính và tính . - Gọi em khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá * Bài 2: Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Yêu cầu lớp tính vào vở - Mời một học sinh lên bảng giải bài - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá * Bài 3: Gọi học sinh đọc bài 3. - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Mời một học sinh lên bảng giải - Gọi học sinh nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá C. Củng cố - Dặn dò: - Củng cố nội dung bài học. - Về nhà học và làm bài tập còn lại. - Bảng con: + Đặt tính và tính 10303 4; 14729 : 2 * Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu - Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Một em nêu yêu cầu đề bài 1. - Hai em lên bảng đặt tính và tính kết quả . a.10715 6 = 64290 ; b. 21542 3 = 64626 30755 : 5 = 6151 ; 48729 : 6 = 8121(dư 3 ) - Học sinh nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Một em lên bảng giải bài Giải Số bánh nhà trường đã mua là : 4 105 = 420 (cái ) Số bạn được nhận bánh là : 420 : 2 = 210 (bạn) Đ/S: 210 bạn - Một học sinh đọc đề bài - Cả lớp thực hiện vào vở - Một học sinh lên bảng giải bài Giải Chiều rộng hình chữ nhật là 12 : 3 = 4 (cm) Diện tích hình chữ nhật là 12 4 = 48 (cm2) Đ/S: 48 cm2
Tài liệu đính kèm: