LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA-ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU?
I. Mục tiêu.
- Giúp HS tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được 3 cách nhân hoá.
- Ôn luyện về mẫu câu “Ở đâu?”: Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?”, trả lời được các câu hỏi viết theo mẫu câu “Ở đâu”
II. Đồ dùng dạy – học.
- Bảng phụ viết s½n bài thơ: ¤ng trời bật lửa.
- 4 Tờ giấy khổ to sử dụng bài tập 1.
- Các câu trong bài tập 3 –4 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
TUẦN 21 Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2019 TẬP ĐỌC ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I.Mục tiêu: A.Tập đọc . 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, mỉm cười. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu các từ ngữ ở cuối bài: Đi sứ, lọng, bức tướng, chè lam, nhập tâm, bình an Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi lòng ham học, trí thông minh, giàu trí sáng tạo của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái. -B.Kể chuyện. 1.Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát nội dung và đặt tên cho từng đoạn truyện. Biết kể lại một đoạn chuyện, lời kể tự nhiên chân thực. 2.Rèn kĩ năng nghe: Nghe kể và nhận xét lời kể của bạn. II.Đồ dùng dạy- học. Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phu ghi nội dung cần HD luyện đọc. Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý( Phần kể chuyện) III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi đọc thuộc lòng bài “ Chú ở bên Bác Hồ”. - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới - Giới thiệu ghi - đề bài. - Câu hỏi phụ. Theo em sáng tạo nghĩa là gì? Thế nào là người có óc sáng tạo? *Luyện đọc Đọc mẫu. HD đọc từng câu. Theo dõi chỉnh sửa. HD đọc đoạn. Theo dõi sửa chữa. Giải nghĩa thêm. - HD đọc bài trong nhóm. Theo dõi nhận xét. Tìm hiểu bài. Câu 1 (SGK) Câu hỏi phụ: kết quả học tập của Trần Quốc Khái nhự thế nào? Câu 2: (SGK). Trên lầu thử tài sứ thần, vua Trung Quốc đã để những thứ gì? Câu 3: (SGK). Câu 4 (SGK). - Câu chuyện cho ta biết điều gì về Trần Quốc Khái? Luyện đọc lại. - Đọc lại đoạn 3 HD đọc. nhận xét tuyên dương. KỂCHUYỆN: 1Xác định yêucầu 2. Đặt tên cho các đoạn chuyện. 3.Kể lại một đoạn của câu chuyện. -Yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK Tên của mỗi đoạn truyện được cần chú ý điều gì? HD muốn đặt tên đúng và hay thì phải dựa vào ND. Chia nhóm: - Chia nhóm: Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét cho điểm 4.Củng cố - dặn dò. - Muốn hiểu được nhiều điều chúng ta cần làm gì? 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - Sáng tạo là tìm ra được những cái mới. Người có óc sáng tạo là người thông minh tài trí, biết tìm tòi ra những cái mới. -Theo dõi GV đọc bài. - Nối tiếp đọc từng câu - Sửa lỗi phát âm. - Mỗi học sinh đọc một đoạn 4HS. - Tập ngắt nghỉ hơi đúng. 2 HS đọc từ ngữ ở chúgiải. - Đọc bài trong nhóm 4hs. - Lần lượt từng HS trong nhóm đọc - cả nhóm nhận xét – Sửa chữa. 2 Nhóm thi đọc. - Đồng thanh đọc. - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. -1 HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi SGK 2-3 HS trả lời: Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học: học khi đi đốn củi, . Ông đỗ tiến sĩ và làm quan to trong triều đình nhà Lê. 1 Hs đọc đoạn 2,3,4. Lớp đọc thầm. - Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc đã xây dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi - Lầu có hai pho tượng phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu 3 chữ - Ông ngẫm nghĩ và hiểu được nghĩa của 3 chữ “phật trong lòng”, vậy là ngày ngày ông cứ bẻ dần 2 pho tượng làm bàng chè lam mà ăn. -Ông đã mày mò quan sát, - Ông quan sát thấy những con dơi xoè cánh chao đi chao lại 1HS đọc đoạn 5. Lớp đọc thầm. - Vì khi về nước ông đã đem cách thêu và làm lọng của Trung Quốc dạy lại cho bà con nhân dân . - Trần Quốc Khái là người thông minh, tài trí, ham học, khéo léo. Ngoài ra ông còn là người rất bình tĩnh Đọc bài theo hướng dẫn của GV. - 4 HS thi đọc: 1 Hs đọc lại bài. - 2HS đọc yêu cầu 1 và 2. - Phải nêu được nội dung quan trọng khái quát nhất của đoạn truyện đó. - Nghe HD. - Nhóm 4 HS thảo luận đặt tên truyện. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét thống nhất các tên gọi đúng. - Nối tiếp nêu. - Mỗi nhóm 5 học HS tập kể các bạn trong nhóm theo dõi nhận xét. - 4 nhóm hs thi kể. Chăm học hỏi tìm tòi, ở mọi nơi mọi lúc, mọi người. TOÁN LUYỆN TẬP I:Mục tiêu: -Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số có bốn chữ số. -Củng cố về thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số và giải các bài toán về hai phép tính. II:Chuẩn bị: Bảng thiết bị dạy học toán. III:Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới. - Giới thiệu – ghi đề bài. HD luyện tập: Bài 1:Hướng dẫn HS làm bài Theo dõi –nhận xét Bài 2. Viết bảng: 4000 + 3000 và yêu cầu HS tính nhẩm như SGK. - Nhận xét chữa bài. - Viết bảng: 6000 + 5000 - Nhận xét chữa bài. Bài 3. Nêu cách đặt tính và tính? - Nhận xét chữa bài. Bài 4 - Yêu cầu đọc đề bài SGK - bài thuộc dạng gì đã học. - Muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu l dầu trước tiên ta tìm gì? Nhận xét chữa bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò.- Nhận xét tiết học. -3 HS lên thực hiện yêu cầu. 2 HS nêu cách nhân nhẩm. - Nối tiếp đọc bài, lớp nhận xét bổ sung. HS nêu cách cộng nhẩm. Tự làm vào vở sau đó đổi chéo bài kiểm tra cho nhau. - 2 HS đọc lại kết quả. 2 HS nêu cách đặt và tính. 2 HS lên bảng lớp làm bảng con. 2541 + 4238 ; 4827 +2634 5348 + 936 ; 805 + 6475 - 1 HS đọc đề bài - Giải bài toán bằng 2 phép tính. - Tính số lít dầu đã bán được ở buổi chiều. - Tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải Số lít dầu đã bán được ở buổi chiều là: 432 ´ 2 = 864 (l) Số lít dầu cả hai buổi bán được là: 423 + 864 = 1296 (l) Đáp số: 1296 l dầu. Về làm thêm các bài thuộc dạng đã học. Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019 ĐẠO ĐỨC ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2) I. Mục tiêu : 1. HS biết được: Trẻ em có quyền được tự do giao kết bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 2, HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3, HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. 4, GDKNS : HS cú k ĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi Quốc tế. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Khởi động : Hỏi : Tiết đạo đức tuần trước chúng ta học bài gì ? ? Nêu những việc làm thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế . B.Bài mới : *HĐ1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tinh thần đoàn kết Thiếu nhi Quốc tế - GV kết luận chung *HĐ2: Viết thư bày tỏ tình cảm hữu nghị với Thiếu nhi các nước. Các nhóm thảo luận xem viết thư cho những nước nào? Nội dung thư viết những gì? GV theo dõi . *HĐ 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. HS hát, múa, đọc thơ, biểu diễn tiểu phẩm... về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. C . Cũng cố, dặn dò: GV tổng kết chung tiết học. -2HS lần lượt trả lời câu hỏi ,cả lớp theo dõi nhận xét - Các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. -Các nhóm thảo luận Các nhóm tiến hành viết, mỗi nhóm viết một bức thư. -Các nhóm đọc thư trước lớp, cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm viết thư hay. -HS thi đua hát, múa, đọc thơ, biểu diễn tiểu phẩm... về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. - HS đọc nội dung ghi nhớ SGK TOÁN PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 I.Mục tiêu. Giúp HS: Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ. II.Chuẩn bị - bảng phụ. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập - Nhận xét đánh giá học sinh. Giới thiệu ghi đề bài. *HD học sinh thực hiện phép trừ. - Viết bảng: 8652 - 3917 - Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm thế nào? Bài 1: nêu yêu cầu. Nhận xét chữa bài Bài 2:Yêu cầu: Nhận xét chữa bài. Bài 3Yêu cầu: - Bài toán thuộc dạng gì? Ta làm thế nào? - Nhận xét, bổ sung. - Bài 4 nêu yêu cầu: Nhận xét chữa bài. Tuyên dương. 3. Củng cố – dặn dò. - 3 HS lên bảng làm bài. - Tự suy nghĩ cách thực hiện - Ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sau cho các chữ số tương ứng của các hàng thẳng cột với nhau. -4 HS nối tiếp nhắc lại quy tắc. - 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 1 HS đọc yêu cầu bài. Lớp tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. - 2 HS đọc bài làm và nêu cách thực hiện. - 2 HS đọc đề bài. -Bài toán về ít hơn. - lấy số vải có trừ đi số vải đã bán. - 1 Hs lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài giải Cửa hàng còn lại số m vải là 4283 – 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648 m 1 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu và nêu cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng. Lớp làm bảng con. Về nhà rèn luyện thêm về Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I.Mục tiêu. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đẹp, một đoạn trong bài từ Hồi nhỏ triều đình nhà Lê. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã. II.Đồ dùng dạy – học. Chuẩn bị bài tập 2 SGK. Vở bài tập III.Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi viết chữ đẹp - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới. Giới thiệu ghi đề bài. *HD viết chính tả. Đọc đoạn văn một lần. - Những từ nào cho thấy Trần Quốc Khái rất ham học. Đoạn viết có mấy câu ? - Trong đoạn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Viết từ khó lên bảng HD phân tích. - Đọc từng từ: Đọc từng câu; - Đọc lại bài. Chấm 7 – 10 bài. *Luyện tập. - Gọi HS đọc đề. - Nhận xét chốt lời giải đúng. 3. Củng cố – dặn dò. - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con. Xao xuyến, sáng suốt, gầy guộc. - 1 Hs đọc lại đoạn viết. - Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm, không có đèn cậu bắt đóm đóm vào vỏ trứng để học. - Đoạn viết có 4 câu. - Những chữ đầu câu đầu bài tên riêng. - Đọc thầm bài nêu và phân tích từ khó. - Viết bảng con, 2 HS lên bảng. Viết bài vào vở. Đổi chéo soát lỗi. 2 HS đọc đề bài. - Tự làm bài vào vở BT. 1 HS đọc bài giải. Chăm – trở – trong – triều – trước – trí – cho – trọng - - Về viết lại những chữ sai lỗi chính tả. Tù nhiªn vµ x· héi THÂN CÂY I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - NhËn d¹ng vµ kÓ ®îc mét sè c©y cã th©n mäc ®øng, th©n leo, th©n bß, th©n gç, th©n th¶o. - Ph©n lo¹i mét sè c©y theo c¸ch mäc cña th©n. *GDKNS: HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Biết quan sát và so sán ... bằng chừng nào? - Cho HS viết bảng con. Theo dõi chỉnh sửa chữ cho HS. *HD viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. Câu ca dao cho em biết điều gì? - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Cho HS viết bảng con. *HD học sinh viết vào vở tập viết. Treo bài viết mẫu mà GV đã chuẩn bị. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho từng HS thu 5 đến 7 bài chấm, nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò - HS đọc câu ứng dụng. - HS lên bảng và lớp viết bảng con. - có các chữ hoa L, Ô, Q, B, H, T, Đ. - 3 HS viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con - Lớp quan sát và nhận xét. - Quan sát và nhận xét bài bạn bên cạnh. - HS nêu quy trình viết chữ hoa, lớp theo dõi nhận xét. -Đổi chỗ ngồi HS viết đẹp kèm HS viết chưa đẹp. - 4 HS viết bảng lớp, lớp viết vào bảng con. 1 HS đọc: L·n Ông. L, Ô, G cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 li. - Khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ o. - 3 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con. 3 HS đọc: Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng đào tơ lụa làm say lòng người. - Câu cao dao cho em biết những đặc sản của Hà Nội. Chữ Ô, Q, H, T, Đ, Y,L, G cao 2,5 li, chữ t cao 1,5 li chữ s cao 1,25 các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - Quan sát và tự viết bài vào vở. - Về nhà hoàn thành bài viết trong vở tập viết và học thuộc từ và câu ứng dụng. LUYỆN TIẾNG VIỆT NHÂN HÓA. ÔN TẬP DẤU CHẤM I. Mục tiêu - Củng cố cho HS về nhân hoá - Ôn tập về tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào ? II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung BT1 HS : Vở Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Ai tìm từ giỏi - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới : Bài 1.Trong đoạn thơ dưới đây những sự vật nào được nhân hóa? Gạch dưới những từ thể hiện biện pháp nhân hóa. Con Mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đằng xa Mua mắm, mua muối giỗ cha con Mèo. Bài 2. Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những sự vật dưới đây cho sinh động, gợi cảm: Ngôi trường của em. Mấy con cá rô. Những bông hoa mướp. Bài 3. Đặt dấu chấm vào vị trí thích hợp có trong đoạn văn sau: Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ nắng phố huyện vàng hoe những em bé Hmông mắt một mí ,những em bé Tu Dí, Phù Lá đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng mậu dịch hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt 3. Nhận xét - dặn dò. -HS thảo luận nhóm 4 -Đại diện nhóm chữa bài. -HS làm bài. - Lên bảng chữa bài. - Lời giải : Bài 3. Đặt dấu chấm vào vị trí thích hợp có trong đoạn văn sau: Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng mậu dịch. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2019 CHÍNH TẢ Nhớ viết: BÀN TAY CÔ GIÁO I. Mục tiêu: Nhớ lại chính xác, viết đẹp bài thơ :Bàn tay cô giáo. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch, hoặc dấu hỏi, dấu ngã. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi viết chữ đẹp - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới. - Giới thiệu – ghi đề bài. *Hướng dẫn viết chính tả. Gọi HS đọc bài. - Bàn tay khéo léo của cô giáo cho em thấy những gì? - Bài thơ nói lên điều gì? Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào? - Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào? Yêu cầu tìm từ khó. - Yêu cầu HS viết từ vừa tìm được. - Nhận xét sửa lỗi. - Gọi HS đọc: Yêu cầu tự viết bài. - Đọc lại bài. Dừng lại phân tích những từ khó. Thu 10 bài chấm chữa bài. *Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Lựa chọn phần phù hợp. Nhận xét chữa bài cho HS. 3.Củng cố – dặn dò. Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, .... - 1 HS đọc bài trước lớp, lớp theo dõi đọc thầm. - Từ bàn tay cô giáo đã thấy: chiếc thuyền ông mặt trời sóng biển. - Bàn tay cô giáo khéo léo mềm mại như phép màu mang đến cho chúng em bao điều kì lạ. - Bài thơ có 5 khổ. - Mỗi dòng thơ có bốn chữ. - chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 3 ô. - Giữa các khổ thơ để cách ra một dòng. - Đọc thầm rồi nối tiếp nêu những từ khó và phân tích từ khó. - 2 HS lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con. - 3 HS đọc thuộc bài thơ, lớp đọc thầm theo. - Nhớ viết lại bài. - Đổi chéo vở dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài. - 2 HS đọc yêu cầu vở BT. 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở. - Nhận xét chữa bài trên bảng. trí – chuyên – trí – chữa – chế – chân – trí - trí. Ở – cũng – những – kĩ – kĩ – kĩ – sản – xã – sĩ – chữa. Nhớ các từ cần phân biệt trong bài, về viết lại những chữ đã sai lỗi chính tả. TẬP LÀM VĂN Nói về tri thức. Nghe kể :Nâng niu từng hạt giống I.Mục tiêu. Quan sát tranh minh họa nói đúng về nghề nghiệp và công việc của những tri thức được vẽ trong tranh. Nghe và kể lại được câu chuyện nâng niu từng hạt giống, kể đúng nội dung chuyện, kể tự tin, tự nhiên. II.Đồ dùng dạy – học. Các tranh minh hoạ của bài. Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của BT2. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Tổ trưởng giỏi - Nhận xét đánh giá học sinh. 2. Bài mới. - Giới thiệu và ghi tên bài. *HD HS làm bài. Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu: Yêu cầu: - Người trí thức được vẽ trong tranh làm nghề gì? - Ông đang ở đâu làm gì? - Nêu rõ trang phục, hành động của ông? Người nằm trên giường là ai? Lớn hay nhỏ? - yêu cầu: - Đi giúp đỡ từng nhóm. Tranh 2: Ba người trong tranh làm nghề gì? Họ đang quan sát gì? Theo em họ đang thảoluận với nhau về điều gì? Gợi ý như trên. - Yêu cầu: - Nhận xét thực hiện. Bài 2: - Giới thiệu câu chuyện nâng niu từng hạt giống. - GV kể chuyện lần 1. Viện nghiên cứu nhận được quà gì? - Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ấy? - Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - Giáo viên kể câu chuyện lần 2: Yêu cầu - Gọi HS kể: Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của. - Nhận xét phần kể chuyện của HS. 3. Củng cố – dặn dò. - HS lên bảng đọc báo cáo của tổ trong tháng vừa qua. Lớp theo dõi nhận xét bài của bạn. 1 HS đọc đề, lớp theo dõi SGK. HS quan sát tranh 1. - Tranh vẽ một bác sĩ. Bác đang ở trong phòng chữa bệnh cho bệnh nhân. - Bác mặc một chiếc áo blu trắng và đeo ống nghe. Trên tay bác đang cầm chiếc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bệnh nhân. - Người nằm trên giường là bệnh nhân của bác, lúc này là một cậu bé, có lẽ cậu đang bị sốt. - Chia thành các nhóm nhỏ 4 HS, mỗi HS chọn một bức tranhvà nói cho các bạn nghe về người tri thức được minh hoạ trong tranh. - Đây là 3 kĩ sư cầu đường (kĩ sư xây dựng). Họ đang đứng trước mô hình của một chiếc cầu sắp được xây dựng hoặc một mô hình quy hoặch của một khu vực mới chuẩn bị được xây dựng. - Họ cùng nhau bàn bạc thảo luận ... Tranh 3,4 Tương tự. - Đại các nhóm nói về 3 bức tranh còn lại, lớp theo dõi và nhận xét bài. Nghe kể chuyện và trả lời các câu hỏi gợi ý của bài. Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý. - Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét ... - Ông chia 10 hạt giống thành 2 phần. 5 hạt ... Theo dõi phần kể chuyện của GV. Luyện kể theo cặp. - 3 – 4 HS kể, lớp theo dõi bạn kể hay. - 2 – 3 HS nói trước lớp: nhà bác học Lương Định Của là say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống. TOÁN THÁNG- NĂM I. Mục tiêu. - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: Tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng. Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch (Tờ lịch tháng, năm ...). II. Chuẩn bị. - Tờ lịch năm 2005. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động. Trò chơi Thi giải toán - Nhận xét đánh giá học sinh. 2.Bài mới. - Giới thiệu – ghi đề bài. * Giới thiệu các tháng trong năm. - Treo tờ lịch năm 2012 và giới thiệu: đây là tờ lịch năm 2012 ... - yêu cầu. - Một năm có bao nhiêu tháng ? - Yêu cầu: lưu ý: Không nêu tên gọi các tháng khác. Với tên gọi SGK. Không nêu tháng 1 là tháng giêng, ... * Giới thiệu số ngày trong từng tháng. + HD: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? - Lưu ý: Tháng 2 năm 2012 có 29 ngày, ... *Luyện tập. Bài 1: Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi. Tháng 2 năm có bao nhiêu ngày? Bài 2- Yêu cầu: và hướng dẫn HS Ngày 10 tháng 8 là thứ mấy? 3. Nhận xét - dặn dò. HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Lắng nghe. Quan sát tờ lịch SGK. - Một năm có 12 tháng. Gồm những tháng 1, 2,...12. 3 Hs nhắc lại. - HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2005 trong SGK. - Tháng 1 có 31 ngày. - HS tiếp tục trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV từ tháng 2 – 12. - Cho HS nhắc lại số ngày trong từng tháng. - 1 HS hỏi, 1 HS trả lời. Tháng này là tháng mấy? ... - 2 – 3 Cặp trình bày trước lớp. - Có 28 ngày Quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 bài 2 SGK. - Ngày 10 tháng 8 là thứ tư. Nối tiếp đọc bài. - Về hoàn thành bài tập vào vở và tập xem lịch. SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 21. - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 22. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Nhận xét tuần 21. - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. * Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở,đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........ * Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...... * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 22: - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: * Về học tập. * Về hoạt động khác. -Nghỉ tết đúng quy định, đảm bảo nề nếp trước và sau tết. - HS nêu miệng. -Nhận xét bổ sung. - Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyêt điểm chính về vấn đề GV đưa ra. -Đại diện trình bày bổ sung. - HS tự nhận loại. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS hát bài tập thể.
Tài liệu đính kèm: