Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 12

Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 12

I/ Mục tiêu :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, thẳng cánh, .,

- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Bộc lộ được niềm tự hào về cảng đẹp ở các miền đất nước.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích

- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ : cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

 GDBVMT : HS yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT (Khai thác trực tiếp )

II/ Chuẩn bị :

1. GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.

2. HS : SGK.

 

doc 7 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 12	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, thẳng cánh, ..., 
Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Bộc lộ được niềm tự hào về cảng đẹp ở các miền đất nước.
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Biết được các địa danh trong bài qua chú thích
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ : cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
Học thuộc lòng bài thơ.
	¯ GDBVMT : HS yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT (Khai thác trực tiếp )
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nắng phương Nam ( 4’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Bộc lộ được niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước 
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào về cảnh đẹp non sông, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc 6 câu ca dao 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Giáo viên giúp học sinh nắm được các địa danh : 
Tô Thị : tên một tảng đá to trên một ngọn núi ở thành phố Lạng Sơn có hình dáng giống một người mẹ bồng con trông ra phía xa như đang ngóng đợi chồng trở về. Có cả một câu chuyện dài về sự tích tảng đá có tên Tô Thị 
Tam Thanh : tên ngôi chùa đặt trong một hang đá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn.
Trấn Vũ : một đền thờ ở bên Hồ Tây
Thọ Xương : tên một huyện cũ ở Hà Nội trước đây.
Yên Thái : tên một làng làm giấy bên Hồ Tây trước đây
Gia Định : tên một tỉnh cũ ở miền Nam, một bộ phận lớn nay thuộc TPHCM
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc toàn bài 
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : 
+ Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ? 
Giáo viên : 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc – Trung – Nam trên đất nước ta. Câu 1 và 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc, câu 3 và 4 về cảnh đẹp ở miền Trung, câu 5 và 6 về cảnh đẹp ở miền Nam. 
Giáo viên gọi học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ?
+ Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Hát
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
Cá nhân
4 học sinh đọc 
Mỗi tổ đọc tiếp nối 
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm
Câu 1 : Lạng Sơn, câu 2 : Hà Nội, câu 3 :Nghệ An, Hà Tĩnh, câu 4 : Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, câu 5 : TPHCM, Đồng Nai, câu 6 : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Học sinh tìm và nêu : tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, mái ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót. 
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và tự do phát biểu ý kiến 
Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng trên đất nước này, giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng đẹp hơn.
 Cá nhân 
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 
2 - 3 học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Luôn nghĩ đến miền Nam.
Tuần : 12	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : rèn luyện kĩ năng thực hành “Gấp một số lên nhiều lần” 
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành “Gấp một số lên nhiều lần”
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : điền số : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ta phải biết được những gì ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải tính được số ki – lô – gam rau thửa ruộng 2 trước, sau đó mới tính được số ki – lô – gam rau cả 2 thửa ruộng thu hoạch được.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hỏi :
+ Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào ?
+ Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Đàn gà có 7 con gà trống và 56 con gà mái.
Hỏi số gà mái gấp mấy lần số gà trống ?
Muốn biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống ta lấy số gà mái chia cho số gà trống
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 136kg rau, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp đôi thửa ruộng thứ nhất.
Hỏi ở cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ?
Để tính được cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ta phải biết số ki – lô – gam rau thửa ruộng 1 và 2 thu hoạch được.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
HS đọc 
Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé.
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Bảng chia 8 . 
Tuần : 12	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái 
Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động )
Kĩ năng : tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2, 3.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ: Quê hương 
Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 2, 3
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Quê hương ( 17’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Quê hương 
Phương pháp : thi đua, động não 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài : gạch dưới các từ chỉ hoạt động 
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Gọi học sinh đọc câu thơ có hình ảnh so sánh 
Giáo viên hỏi : 
+ Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào ? Vì sao có thể miêu tả như vậy ? 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Gọi học sinh đọc bài làm : Các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau là :
Con vật sự vật
Hoạt động
Từ so sánh
Hoạt động
Con trâu đen
( chân ) đi
như
đập đất
Tàu cau
vươn
như
( tay ) vẫy
Xuồng con
đậu ( quanh thuyền lớn ) 
húc húc ( vào mạn thuyền mẹ)
như
như
nằm ( quanh bụng mẹ )
đòi ( bú tí )
Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
A
B
Những ruộng lúa cấy sớm
huơ vòi chào khán giả.
Những chú voi thắng cuộc
đã trổ bông.
Cây cầu làm bằng thân dừa
lao băng băng trên sông.
Con thuyền cắm cờ đỏ
bắc ngang dòng kênh.
Hát
Học sinh sửa bài
Đọc khổ thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới : 
Cá nhân 
Học sinh gạch dưới các từ chỉ hoạt động : chạy, lăn
Chạy như lăn tròn. 
Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới : so sánh hoạt động với hoạt động. Có thể miêu tả như vậy vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn. 
Đọc từng đoạn trích và ghi vào bảng ở dưới tên những hoạt động được so sánh với nhau : 
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu :
Học sinh làm bài 
Học sinh thi đua tiếp sức.
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Từ địa phương. Dấu hỏi chấm. Chấm than 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4 tuan 12.doc