TIẾT 14: XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Mặt đồng hồ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đồng hồ sau chỉ mấy giờ? (GV đặt kim đồng hồ chỉ các giờ đúng, giờ hơn 15’, giờ rưỡi)
- Nhận xét
2. Các hoạt động chính:
a. Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Dạy bài mới
-GV quay kim đồng hồ đến các giờ như ở SGK
-Quay kim đồng hồ chỉ 10 giờ 40 phút, 5 giờ 35 phút cho HS đọc giờ
+ Nêu vị trí kim ngắn.
+ Nêu vị trí kim dài.
+ Nêu giờ phút tương ứng.
c. Luyện tập
*Bài 1:
+ Nêu vị trí kim ngắn.
+ Nêu vị trí kim dài.
+ Nêu giờ phút tương ứng.
- Trả lời câu hỏi của bài tập.
*Bài 2:
- Có thể tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh.
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. mỗi lượt chơi, mỗi đội cử một bạn lên chơi.
- Khi nghe GV hô một điểm nào đo (ví dụ: 7 giờ 15 phút), các đội chơi nhanh chóng quay kim đồng hồ đến vị trí đúng với thời điểm GV nêu ra. Đội nào giành được nhiều lần quay đúng và nhanh là đội thắng cuộc.
*Bài 3:
- GV giới thiệu cho học sinh: đây là hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và chỉ phút.
- Sau đó cho HS trả lời các câu hỏi tương ứng
Chữa bài HS
*Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ A.
- 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
- Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?
- Vậy vào buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại.
- Chữa bài HS.
3. Củng cố dặn dò:
- HS về nhà thực hành xem đồng hồ.
- Nhận xét – tuyên dương.
- HS đọc giờ
- HS đọc giờ
- Một HS nêu yêu cầu bài GV hướng dẫn HS làm một vài ý đầu theo thứ tự:
- HS tự làm các ý còn lại rồi chữa bài.
A. 4 giờ 5 phút.
B. 4 giờ 10 phút.
C. 4 giờ 25 phút.
D. 6 giờ 15 phút.
E. 7 giờ 30 phút.
G. 12 giờ 35 phút.
- Quay kim đồng hồ theo các giờ SGK đưa ra .
- HS nghe giảng, sau đó tiếp tục làm bài.
- 16 giờ
- 16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều
- Đồng hồ B
- HS tiếp tục làm các phần còn lại.
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm trong tuần, rèn luyện tinh thần phê bình và tự phê bình. - Đề ra phương hướng tuần 3. II. Chuẩn bị: - Sổ ghi biên bản sinh hoạt lớp. - Sổ theo dõi thi đua hằng ngày. III. Các hoạt động: 1. Nhận xét hoạt động toàn diện của lớp trong tuần 2. - Hạnh kiểm: Ngoan, 1 số em có ý thức tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng, nền nếp lớp từng bước ổn định. Trong lớp còn 1 số em nói chuyện tự do, ý thức phát biểu ý kiến xây dựng bài chưa cao. - Học tập: Đi học đều. Chưa có ý thức học thuộc bài trước khi đến lớp. - Lao động vệ sinh: Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Thảo luận đề ra phương hướng tuần 3. - Hạnh kiểm ngoan lễ phép. Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động. - Trong lớp không nói tự do. Xây dựng nền nếp lớp. - Học tập mua đủ VBT, bọc vở dán nhãn đầy đủ. Học bài, làm đủ bài trước khi đến lớp. - Lao động có đủ chổi, tham gia vệ sinh tự giác. - Văn thể vệ sinh sạch sẽ TUẦN 3 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 7-8: CHIẾC ÁO LEN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau; trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng : Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Học sinh khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kiểm soát cảm xúc. Tự nhận thức. Làm chủ bản thân. - Phương pháp: Trải nghiệm. Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài,trả lời câu hỏi và nêu nội dung chính. B. Bài mới Tập đọc 1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện đọc a.GV đọc mẫu, diễn cảm. b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ. * Đọc từng câu: ? Qua những câu văn các bạn vừa đọc những từ ngữ nào bạn phát âm chưa chính xác - Luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp. ? Bài văn gồm mấy đoạn - Đọc từng đoạn trước lớp: - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: bối rối, thì thào, âu yếm - Đọc từng đoạn trong nhóm. + Đọc nối tiếp +Đọc N2 - Đọc đồng thanh - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc từng đoạn và trao đổi, tìm hiểu nội dung bài. + Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? + Vì sao Lan dõi mẹ? + Anh Tuấn nói với mẹ những gì? + Vì sao Lan ân hận? +* Em có thể tìm một tên khác cho câu chuyện? + Có khi nào em đòi bố mẹ mua cho những thứ quá đắt tiền không? *Nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau 4. Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn và đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn HS phân vai HS luyên đọc phân vai (2 lượt) - Cả lớp và GV nhận xét. - 2 HS đọc bài, và trả lời câu hỏi. - 2 HS lập lại - Cả lớp theo dõi. - HS tiếp nối nhau đọc. - Tìm từ khó đọc - Đọc cá nhân , đồng thanh - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trng bài. - HS nhắc lại nghĩa những từ khó - HS từng nhóm đọc. + Đọc nối tiếp 4 đoạn + Đọc nhóm 2 - Đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 4 - HS đọc thầm, đọc to đoạn 1 + Áo màu vàng có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. - HS đọc thầm, đọc to đoạn 2 + Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. - HS đọc thầm, đọc to đoạn 4 - HS phát biểu tự do. + Vì Lan đã làm cho mẹ buồn . +Vì Lan thấy mình ích kỉ , chỉ biết nghĩ đến mình , không nghĩ đến anh . + Vì Lan cảm động trứoc tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn , độ lượng của anh + VD như: Mẹ và hai con; Tấm lòng người anh, Cô bé ngoan, Cô bé biết ân hận + HS luyện đọc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng hỏi yêu cầu -Mỗi nhóm 4 em (tự phân vai thống nhất cách đọc.) - Đọc trước nhóm - Đại diện các nhóm đọc trước lớp Kể chuyện - GV hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. - GV mở bảng phụ, kể mẫu đoạn 1. - GV nhận xét, khen ngợi những HS kể hay. C. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? - Giáo dục học sinh về cách cư xử trong tình cảm đối với người thân trong gia đình - Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn dò học sinh về nhà học bài xem trước bài "Quạt cho bà ngủ" - HS tập kể câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe. - 1HS đọc đề bài và gợi ý của bài cả lớp ĐT. - 2HS khá, giỏi nhìn gợi ý trên bảng kể mẫu đoạn 1. - Từng cặp HS kể trước lớp. - HS trả lời. Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình chữ nhật. 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : Vẽ vào bảng con một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng - Nhận xét, chữa bài B. Các hoạt động chính : 1. Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. 2. Luyện tập *Bài 1: - GV cho học sinh quan sát hình Sách giáo khoa để biết đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn: AB = 34 cm, BC = 12cm, CD = 40 cm, rồi tính độ dài đường gấp khúc đó. + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? - GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh hình tam giác MNP. + Em có nhận xét gì về chu vi của hình tam giác MNP và của đường gấp khúc ABCD? *Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài. *Bài 3: - Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự như hình bên. - Cho HS tự đếm để có: + 5 hình vuông (4 hình vuông nhỏ và 1 hình vuông to). + 6 hình tam giác (4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to) C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.các đồ vật có dạng hình chữ nhật, vuông . - HS tự làm bài HS nêu yêu cầu - làm vào bảng con - Học sinh quan sát hình Sách giáo khoa. - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. - HS nhận biết độ dài các cạnh hình tam giác MNP. - Học sinh trinh bày - 2 em lên làm bảng , lớp làm vở Bài giải: Chu vi hình tam giác MNP là: 34+12+40=86(cm) Đáp số:86 cm Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34+12+40=86(cm) Đáp số:86cm - Chu vi hình tam giác MNP bằng độ dài đuờng gấp khúc ABCD. HS đọc đề bài Bài giải: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm A B C D 2 1 3 4 5 6 Tiết 2 THỦ CÔNG TIẾT 2: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 2) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. 2.Kĩ năng: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối. * Với HS khéo tay:Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. 3.Thái độ: Yêu thích gấp hình. * NL: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu (liên hệ). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Mẫu tàu thủy hai ống khói. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. 2. Học sinh: Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng môn học B . Bài mới *Hoạt động 1: Nêu lại các bước gấp tàu thủy hai ống khói - Giáo viên nhận xét và nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng. 4. Thực hành *Hoạt động 1. Thực hành + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. + Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những học sinh chưa đúng, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành sản phẩm. * Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm + Giáo viên nhận xét các sản phẩm được trình bày trên bảng. + Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của nhóm (học sinh). C. Củng cố dặn dò: + Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hành của học sinh. + Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. - Hs nêu - Bước 1. +Gấp, cắt tờ giấy hình vuông - Bước 2. + Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. - Bước 3: + Gấp thành tàu thủy hai ống khói. + Học sinh thực hành gấp tàu thủy hai ống khói. - Bước 1: - Bước 2: - Bước 3: + Sau khi gấp được tàu thủy, các em có thể dán vào vở hoặc trình bày vào1 tờ giấy cứng (nhóm của mình). + Sau đó dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh cho đẹp. + Học sinh thực hành. + Học sinh trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. + Lớp bình chọn nhóm + Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo để học bài “Gấp con Ếch”. Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT 3: VUI TRUNG THU I. Mục tiêu hoạt động: 1. Kiến thức + Giúp - HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu 2. Kỹ năng: + HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm trung thu 3. Thái độ: + Tạo niềm vui và không khó hào hứng, rộn rã cho HS trong ngày hội. II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: - Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp - Địa điểm: Lớp 3A - Thời lượng: 30 – 35 phút - Thời điểm: tiết 3 III. Tài liệu và phương tiện: - Các loại hoa quả để bày cỗ - Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn hai đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con. - Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu IV. Nội dung và hình thức hoạt động: Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động - Trước 1-2 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được: Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu người ta thường bày mâm quả. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo cùng với đôi bàn tay khéo kéo của người bay. Để đón một đêm trăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên hoan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “Bàn tay vàng”. - GV: Trong mâm cỗ tr ... t động dạy - học: 1. Ổn định tổ chúc 2. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét 3. Các hoạt động chính : a. Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Luyện tập *Bài 1: - HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng. - GV có thể dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ tại lớp. *Bài 2: Yêu cầu HS đọc tóm tắt. - Dựa vào tóm tắt để tìm cách giải. *Bài 3: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần a.và hỏi: + Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? + Vì sao? - Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? b. Cả hai hình trên đều trả lời “được”. 4.Củng cố dặn dò - HS về nhà đọc các bảng nhân,bảng chia đã học cho bố mẹ nghe. - Nhận xét tiết học. - Hát Xem đồng hồ : 7 giờ ; 4 giờ 15 phút ; 8 giờ 30 phút A. 6 giờ 15 phút. B. 2 giờ rưỡi. C. 9 giờ kém 5 phút. D. 8 giờ. Bài giải: Bốn chiếc thuyền chở được số người là: 5 x 4=20 (người) Đáp số: 20 người. - Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam. - Vì có tất cả 12 quả cam,chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. - Hình 2 đã khoanh vào số quả cam. - Ở hình 3 có 2 hàng như nhau, đã khoanh vào 1 hàng; Ờ hình 4 có 4 cột như nhau, khoanh vào 2 cột đều khoanh vào số bông hoa. Tiết 2 TẬP LÀM VĂN TIẾT 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (Bài tập 1). 2. Kĩ năng: Biết viết “Đơn xin phép nghỉ học” đúng mẫu (Bài tập 2). 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Giới và quyền: Giáo dục cho học sinh biết quyền trẻ em. * MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình (trực tiếp). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài của tiết trước. 3. Các hoạt động chính : a. Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ: + Gia đình em có mấy người, đó là những ai? + Công việc của mỗi người trong gia đình là gì? + Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào? + Bố mẹ em thường làm việc gì? + Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình. - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu. *Bài 2 : - GV nêu yêu cầu bài tập 2. - Nêu trình tự của lá đơn : + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm ,ngày ,tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn,tên của người nhận đơn. + Họ tên người viết đơn + . - GV nhận xét. * Giới và quyền: Giáo dục cho học sinh biết quyền trẻ em, quyền được tham gia, bày tỏ nguyện vọng của mình bằng đơn. 3. Củng cố dặn dò * MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. Về nhà kể lại bài kể về gia đình cho bố mự nghe. -Nhận xét – Tuyên dương. - HS đọc đơn xin vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. - Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể: Nhóm trưởng điều kiển Nêu Y/c Làm bài cá nhân Chia sẻ Trình bày trước nhóm Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình. - Trình bày trước lớp -1 HS đọc mẫu đơn - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn. Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học. + Tên của người nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp. + Nêu lí do viết đơn. + Nêu lí do xin phép nghỉ học. + Lời hứa của người viết đơn. + Ý kiến và chữ kí của gia đình HS. + Chữ kí và họ tên người viết đơn. - 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài. Tiết 4 SINH HOẠT TIẾT 3: SƠ KẾT TUẦN 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả. - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học - Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập. - Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài. II. Phần lên lớp: Ổn định lớp (2 phút) hát tập thể 1 bài Các hoạt động a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua (tuần 3 ) b. Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm - Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt - Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém) - Phê bình những em vi phạm: + Tìm hiểu lí do khắc phục + Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh. c. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho tuần sau - Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau. d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ - Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể - Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi - Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần. - Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập. - Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần. - Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần. - Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần . - Cớ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập. - Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau * Phương hướng, kế hoạch hoạt động: + Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như không đeo khăn quàng, bảng tên, đi học trể, nói chuyện + Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài. + Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra. + Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ. - Lớp hát tập thể - Chơi trò chơi. TUẦN 4 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 10-11: NGƯỜI MẸ I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Kiến thức : Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. B. Kể chuyện: 1. Rèn kỹ năng nói: kiểu từ ngữ . Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp. 2. Rèn kỹ năng nghe: Nghe, nhận xét, đánh giá đúng. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Ra quyết định, giải quyết VĐ. Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. - Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài,trả lời câu hỏi và nêu nội dung chính. B. Bài mới: Tập đọc 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu, diễn cảm. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ. * Đọc từng câu: ? Qua những câu văn các bạn vừa đọc những từ ngữ nào bạn phát âm chưa chính xác - Luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp. ? Bài văn gồm mấy đoạn - Đọc từng đoạn trước lớp: - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: - Đọc từng đoạn trong nhóm. + Đọc nối tiếp + Đọc N2 - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Tìm những từ ngữ nào trong đoạn 1 tả người mẹ mất con. + Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? + Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường chỉ đường cho bà? + Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? + Người mẹ trả lời như thế nào + Theo em, câu trả lời của bà mẹ “ Vì tôi là mẹ” có nghĩa là gì? * GV Chốt lại nội dung bài – ghi bảng. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc lại đoạn 3,4 - GV nhắc nhở các em cách nghỉ hơi, nhấn giọng, đọc đúng các kiểu câu. - GV nhận xét - Theo dõi GV đọc bài - HS tiếp nối nhau đọc. - Tìm từ khó đọc - Đọc cá nhân, đồng thanh - HS tiếp nối nhau 4 đoạn của truyện - HS từng nhóm đọc - HS từng nhóm đọc đoạn: 1, 2, 3, 4 tiếp nối. - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: - HS trả lời + Người mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông giá buốt. + Bà mẹ đã làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống, hóa thành 2 hòn ngọc. + Thần chết ngạc nhiên không hiểu tại sao người mẹ có thể tìm được nơi mình ở. + Người mẹ trả lời vì bà là mẹ- Người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi thần chết trả con cho mình. *ND: Ngươì mẹ có thể làm tất cả vì con mình. + HS luyện đọc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng hỏi yêu cầu -Mỗi nhóm 6 em (tự phân vai thống nhất cách đọc.) - Đọc trước nhóm - Đại diện các nhóm đọc trước lớp Kể chuyện - GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách (có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ. - GV nhận xét.: + Về nội dung. + Về giọng kể. - Khen những cá nhân hay nhóm kể hay. C. Củng cố dặn dò: - Qua truyện đọc này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? - Về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe. - Xem bài tới :Ông ngoại - Học sinh tự lập nhóm và phân vai dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: . - Cả lớp nhận xét chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
Tài liệu đính kèm: