Giáo án Lớp 3 - Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26

Giáo án Lớp 3 - Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26

Tập đọc

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS khá ,giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc.

- Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục đích yêu cầu
 A. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
- HS khá ,giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS. 
- Nhận xét – cho điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Gv đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- GV chỉnh phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc câu, đoạn. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
- Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo. 
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chủ Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào? 
- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? 
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân những việc gì? 
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2. 
- Cho HS đọc lại đoạn 2. 
- GV nhận xét, khen ngợi
- 2 HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi. 
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài. 
- Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- HS nghe.
- HS đọc cá nhân 
- Vài HS thi đọc đoạn 2. 
- 1 HS đọc cả bài. 
B. Kể chuyện
- Dựa vào tranh em hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1. 
- GV nhận xét, khen.
- HS đọc gợi ý 
- HS kể mẫu đoạn 1. 
- HS kể theo cặp. 
- 4HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.
- HS nhận xét-bình chọn. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Rước đèn ông sao”
- HS nghe
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. 
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
- Biết giải bài toán liên quan đến tiền tệ. 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b.Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví.
+ Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, ta làm như thế nào ?
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2(a, b) 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a:
+ Bạn Mai có bao nhiêu tiền ?
+ Mai có vừa đủ tiền để mua được cái gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ mua hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
+ Ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
Học sinh đọc kết quả 
+ Chiếc ví thứ nhất có 6300 đồng. 
+ Chiếc ví thứ hai có 3600 đồng. 
+ Chiếc ví thứ ba có 10 000 đồng. 
+ Chiếc ví thứ tư có 9700 đồng. 
Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải. 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu
Bạn Mai có 3000 đồng
Mai có vừa đủ tiền để mua được một cái kéo.
HS làm bài.
Cá nhân
Nam có 7000 đồng. Nam có vừa đủ tiền để mua được bút và kéo (hoặc sáp màu và thước kẻ)
HS đọc 
+ Mẹ mua hộp sữa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 10000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? 
+ Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? 
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mẹ mua hàng là bao nhiêu. 
- HS làm bài
Bài giải
 Số tiền mẹ mua hàng là:
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ:
 10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
 Đáp số: 1000 đồng
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. 
Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 
II. CHUẨN BỊ:
Vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 1 )
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai 
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.
Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: “Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi”. 
Nếu em là Minh, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao?
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác ( nếu không đủ thời gian để biểu diễn ) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình
Cho học sinh thảo luận lớp:
+ Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
* Giáo viên kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau:
a) Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp. 
Thư từ, tài sản của người khác là  mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm  vi phạm 
Mọi người cần tôn trọng  riêng của trẻ em.
b) Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “Nên làm” hoặc “Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:
+ Tự ý sử dụng khi chưa được phép.
+ Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.
+ Hỏi mượn khi cần.
+ Xem trộm nhật ký của người khác.
+ Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà.
+ Sử dụng trước, hỏi mượn sau.
+ Tự ý bóc thư của người khác. 
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng
Giáo viên kết luận: 
+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là Hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?
+ Việc đó xảy ra như thế nào ?
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
3.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 2 )
Học sinh trả lời 
- Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống 
Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.
Các nhóm khác theo dõi 
Học sinh thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi 
Ông Tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông cho Nam là người tò mò
Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
- Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
- Từng cặp học sinh trao đổi
Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
 Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ Mục tiêu :
- Nghe –viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng bài tập 2. 
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết  ... Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
- Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
- Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
- Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
* Hoạt động 2: học sinh thực hành 
- Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
- Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
3.Nhận xét, dặn dò: 
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học.
Hình 1 
- Học sinh nhắc lại 
- Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
- Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
 Thứ năm, ngày 8 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu : 
- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1). 
- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2). 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thich` hợp trong câu (BT3a/b/c). 
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp-Ghi bảng.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ : Lễ hội 
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu.
Giáo viên cho học sinh làm bài 
A
B
Lễ
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. 
Hội
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Nhận xét
Bài tập 2
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh làm bài 
- Cho 3 nhóm học sinh lên bảng sửa bài.
+ Nhóm 1: Nêu tên một số lễ hội
+ Nhóm 2: Nêu tên một số hội
+ Nhóm 3: Nêu tên một số hoạt động trong lễ hội
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
A
B
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, 
Tên một số hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù đổng, 
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà, 
* Hoạt động 2: Dấu phẩy 
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
a) Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
3.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
- Học sinh sửa bài
Nối các từ ở cột A với các nghĩa thích hợp ở cột B:
Học sinh làm bài 
Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A:
Học sinh làm bài 
Học sinh lên bảng sửa bài. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
Học sinh làm bài 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2; Bài 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu BT1 và BT2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
- GV cho HS trả lời các câu hỏi BT3 tiết 128
- Nhận xét vở HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Luyện tập 
b.Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : 
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn cách làm.
- Nhận xét
Bài 2: 
- Cho HS làm bài. 
- Nhận xét.
Bài 3: Cho HS đọc và chọn đáp án đúng. 
- Nhận xét
3.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc 
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200kg
3500kg
5400kg
- Số cây thông và bạch đàn năm 2003 bản Na trồng được tất cả là: 
2540 + 2515 = 5055 (cây)
- HS chọn:
A. 9 số. 
C. 60
CHÍNH TẢ( Nghe - viết)
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I/ Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng bài tập 2b.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết bài Rước đèn ông sao
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 2b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b.Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe-viết 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Đoạn văn tả gì ?
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi.
- Giáo viên đọc học sinh viết vào vở.
- GV chấm-nhận xét. 
* Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài vào vở. 
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Âm đầu
Vần 
b
đ
l
m
r
s
t
ên 
bền, bển, bến, bện 
đền, đến 
lênh 
mền, mến 
rên, rền rĩ 
sên 
tên 
ênh 
bênh, bệnh 
lệnh 
mệnh (lệnh)
sểnh 
( ra )
(nhẹ) tênh 
3.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
- Chuẩn bị bài sau. 
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Học sinh nghe giáo viên đọc
- 2 – 3 học sinh đọc. 
- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
- Đoạn văn có 4 câu 
- Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài, tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
- Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
- Học sinh đọc
- Học sinh viết vào bảng con
- HS viết bài chính tả vào vở
- Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:
 Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGÀY HỘI ĐUA THUYỀN Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
I/ Mục tiêu : 
Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1). 
Viết được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2). 
II/ Chuẩn bị :
Tranh lễ hội trong SGK.
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Kể về lễ hội
Hai học sinh tiếp nối nhau dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
Nhận xét 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể 
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
- Giáo viên: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội đua thuyền ở địa phương em mà các em đã được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
- Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe. 
- Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 2:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
- Cho học sinh làm bài
- Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
3.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2.
- Học sinh tiếp nối nhau kể lại 
- Học sinh đọc 
- 2 học sinh đọc
- Học sinh kể theo cặp 
- Học sinh lần lượt kể trước lớp
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong ngày hội đua thuyền mà em biết.
- Học sinh làm bài
- Cá nhân 
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
(GIỮA HỌC KÌ II)
TUẦN 26 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè,
II.Chuẩn bị: 
- Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III. Lên lớp:
1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi.
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt.
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
- Tồn tại: 
 + Một số HS chưa chú ý nghe giảng, 
 	- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: - Hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3-tuan 26 theo chuan, ngan, de sua.doc