Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 7 năm 2011

Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 7 năm 2011

I/ Mục tiêu:

* Giúp hs:

 - Thực hiện được phép nhân hoặc phép chia.

 - Làm thành thạo bài điền số và bài tìm x.

 - Biết giải toán có 1 phép chia.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Dạy bài mới.

 Bài 1: Tính nhẩm.

 4 x 5 = 5 x 1 = 3 x 3 =

 20 : 4 = 5 : 5 = 9 : 3 =

 20 : 5 = 5 : 1 = 3 : 3 =

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Luyện Toán
 Ôn tập phép nhân và phép chia
I/ mục tiêu:
* Giúp hs:
 - Thực hiện được phép nhân hoặc phép chia.
 - Làm thành thạo bài điền số và bài tìm x.
 - Biết giải toán có 1 phép chia.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới.
 Bài 1: Tính nhẩm.
 4 x 5 = 5 x 1 = 3 x 3 = 
 20 : 4 = 5 : 5 = 9 : 3 =
 20 : 5 = 5 : 1 = 3 : 3 =
 - HS đọc yêu cầu và làm bảng con.
 - HS chữa bài.
 - GV nhận xét,chữa bài.
 Bài 2: Điền số vào chỗ chấm : 
 5 x ..... = 5 ........ : 1 = 4
 5 : ..... = 5 ........ x 1= 4
 ..... x 4 = 0 3 x... = 0
 ...... : 4 = 0 ...... : 3 = 0
HS nêu cách làm và làm vào vở.
Gv hướng dẫn cách làm,chữa bài.
Bài 3: Tìm x:
 X x 3 = 15 4 x X = 24
 6 x X = 30 X x 3 = 18.
 -HS nêu yêu cầu
 - GV hg/dẫn cách làm.
 - HS nêu cách làm và làm vào vở.
- HS&Gv nhận xét chấm bài, chữa bài,cho điểm.
Bài 4: Cô giáo chia đều 20 quyển truyện cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy quyển truyện?
 - HS đọc đề bài :
 Tóm tắt 
 Cô giáo có : 20 quyển truyện
 Chia đều : 4 tổ.
 Mỗi tổ : ? quyển truyện.
	Bài giải :
Số quyển truyện của mỗi tổ là :
20 : 4 = 5 (quyển truyện).
 Đáp số : 5 quyển truyện
* GVchấm – chữa bài.
III/ Nhận xét tiết học :
Tuyên dương nhắc nhở.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2:	Luyện đọc 
 Trận bóng đá dưới lòng đường
A/ mục tiêu:
I. Tập đọc:
- Đọc đúng: dẫn bóng, sững lại, khuỵa xuống, xuýt xa. 
- Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn. 
- Hiểu từ ngữ: Cánh phải, cầu thủ, khung thành, 
- Nắm được cốt truyện và điều câu truyện nói: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông. 
b/ đồ dùng dạy học :
 - Tranh SGK, Bảng phụ
c/ hoạt động dạy học :
Tập đọc
I. Kiểm tra :
- 2HS đọc bài( thuộc lòng đoạn 1): Nhớ lại buổi đầu di học
? Điêù gì gợi tác giả nhớ nhãng kỷ niệm của buổi tựu trường?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : 
Giới thiệu chủ điểm: Cộng đồng( nói về quan hệ cá nhân với người xung quanh xã hội)
Bài đọc: Mở đầu chủ điểm là truyện đọc Trận bóng đá dưới lòng đường
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài ; HS quan sát tranh minh hoạ
HD đọc: nhanh dồn dập đoạn 1,2. Nhịp chậm hơn - đoạn 3 nhấn giọng những từ chỉ hoạt động : cướp, bấm nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần ngừ, dốc bóng, chúi, sững lại,...
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu
- Đọc lần 1 + luyện đọc từ khó: ngần ngừ, chuyền bóng, khung thành, tán loại, quyết định, chệch, khuỵu xuống, xuýt xoa, quắt.
- Đọc lần 2
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp: GV chia đoạn: 3 đoạn (SGK)
 - Đọc lần 1 + luyện đọc câu khó:
Chỗ này là chỗ chơi bóng à?
Thật là quá quắt! 
Ông ơi ... cụ ơi... ! cháu xin lỗi cụ .
 - Đọc lần 2 + giải nghĩa từ:
+ Đoạn1: ? Em hiểu cánh phải là gì? 
 ? Cầu thủ là chỉ ai ? 
 ? Khung thành nghĩa là gì ? 
 ? Đối phương là gì ? 
 ? Đầu húi cua là ntn?. 
+ Đoạn2
+ Đoạn3
- Đọc lần 3
+ Hướng dẫn đạn khó đọc Đ3
+ HS đọc theo N2 (các đoạn) àGV theo dõi, uốn nắn
+ Đại diện 3 nhóm thi đọc nối tiếp 3 đoạn à HS- Nhận xét, đánh giá
+ Một HS đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn 1
? Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 
( Dưới lòng đường) 
? Vì sao trận bóng phải tạm ngừng lần đầu ? 
( Vì Long mải đá bóng suýt tông fải xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng 
lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tóan loạn) 
* HS đọc thầm đoạn 2
? Chuyện gì khiến trận bóng phải ngừng hẳn ? 
( Quang sút bóng chệch ..khuỵu xuống) 
? Thái độ các bạn nhỏ trong khi tai nạn sảy ra ? 
( Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy ) 
* HS đọc thầm đoạn 3 ( Kết hợp giảng tranh)
? Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tại nạn do mình gây ra? ( Quang nấp , sợ tái , nhận thấy..., chạy theonếu náo: Ông ơi.... ! Cháu xin lỗi cụ.) 
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
( Không đá bóng dưới lòng đường/ 
Lòng đường không fải chỗ đá bóng/ 
Đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm dễ gây tai nạn cho mình cho người khác, 
Tôn trọng trật tự nơi công cộng/ 
Không được làm phiền,gây hoạ cho người khác) 
GV chốt :Tôn trọng luật GT, các luật lệ quy tắc của cộng đồng
ND : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông.
4. Luyện đọc lại : 
- HS phân vai đọc lại chuyện (N4) ( dẫn chuyện (dài 2 người) , bác đứng tuổi, Quang) 
 - GV và HS nhận xét 
III. Củng cố - Dặn dò:
? Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? 
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- GV tổng kết + liên hệ + nhận xét 
- Tập kể lại câu chuyện
Tiết 3:	Luyện Tập làm văn 
Kể lại buổi đầu đi học
A/ Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói : HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
 Bước đầu kể được một vài ý nói về buổi đầu đi học
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn diễn đạt rõ ràng ( khoảng 5 câu).
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,VBT, vở ghi đầu bài.
C/ Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ:
? để tổ chức một cuộc họp cần chú ý những gì ?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1 : 
- HS đọc y/c bài tập
- GV : Cần nhớ lại buổi đầu tiên em đi học của mình để lời kể chân thật và có cái riêng của mình...
+Cần nói rõ buổi đầu tiên em đi học là buổi sáng hay buổi chiều ?
+ Thời tiết ntn ? 
+ Ai dẫn em đến trường ? 
+ Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? 
+ Buổi học kết thúc ntn ?
+ Cảm xúc của em về buổi học đó ?
- HS khá kể mẫu – HS &GV nhận xét
- Từng N2 kể cho nhau nghe
- 3-4 HS kể trước lớp.
* Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập
- GV : chú ý viết giản dị , chân thật những điều mình vừa kể
- 3-4 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
– HS &GV nhận xét
- GV cho điểm những bài làm đạt
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Em nào chưa làm xong về nhà viết tiếp.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011 
Tiết 1:	 Toán
Luyện tập
A/ Mục tiêu
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán. 
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
 - Bài tập cần làm: Bài 1 ,Bài 2, Bài 3, Bài 4.Trong vở bài tập.
B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ,bảng con, vở ôly, vở bài tập.
C/Các hoạt động dạy học:
I. KT bài cũ: (2 em) 
II. Bài mới: 
* Bài 1: 
- HS tự làm bài 
- HS trả lời nối tiếp
- Hs khác nhận xét
? HS nhận xét thừa số trong 2 phép tính trong cùng 1 cột ?
a, 7 x 1 = 7
 7 x 2 = 14
 7 x 3 = 21
b,7 x 2 = 14
 2 x7 = 14
7 x 8 = 56
7 x 9 = 63
7 x 7 = 49
4 x 7 = 28
7 x 4 = 28
7 x 6= 42
7 x4 = 28
7 x 0 = 0
7 x6 = 42
6 x7 = 42
7 x 5 = 35
0 x 7 = 0
7 x10 = 70
3 x 7 = 21
7 x 3 = 21
* Bài 2: Tính 
- HS đọc Y/c của bài.
- Gv hướng dẫn cách làm.
- HS tự làm
? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? 
a, 7 x 5 + 15 = 35 +15 
 = 50
7 x 9 + 17 = 63 + 17 
 = 80
 b, 7 x 7 + 21 = 49 + 21
 = 70
7 x 4 + 32 = 28 + 32
 = 60
* Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
- Gv hướng dẫn cách giải. 
- HS:Tóm tắt, rồi giải vào vở.
- HS&GVnhận xét, chữabài
Tóm tắt
7 bông hoa
ơ
? bông hoa
Tóm tắt:
1 lọ: 7 bông hoa
5 lọ bông hoa ?
Bải giải
Số hoa ở 5 lọ là:
 7 x 5 = 35 (bông)
 Đáp số: 35 bông hoa
* bài 4: Viết phép nhân thích hợp nào vào chỗ chấm
- HS đọc Y/c của bài.
- GV hướng dẫn cách giải.
- HS tự làm
- HS&GVnhận xét, chữabài
=> Nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7
a, 7 x 4 = 28 (ô vuông)
b, 4 x 7 = 28 (ô vuông)
* Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc Y/c của bài.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS tự làm, báo bài
- HS&GVnhận xét, chữabài
a, 14, 21, 28, 35, 42
b, 56, 49, 42, 35, 28
III. Củng cố - Dặn dò: 
- HS đọc bảng nhân 7 
- GV nhận xét giờ học 
- Xem lại bài tập đã làm, làm bt trong vở bt.
Tiết 2: Luyện đọc
Bận
A/ Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
 - Chú ý các từ: làm lửa, Cấy lúa  
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. 
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
- Từ ngữ: Sông Hồng, Vào mùa, Đánh thù. 
- Hiểu nội dung bài thơ: Mọi người, mọi vật và cả em bé điều bận rộn làm những công việc có ích,đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
- Trả lời được các câu hỏi trong sgk câu 1,2,3;
3. Học thuộc lòng đoạn 1+ 2 bài thơ ( HS khá giỏi thuộc cả bài).
B/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK, tranh minh hoạ, các từ ngữ, từ khó.
C/ Các hoạt động dạy học:
KT bài cũ (2 em) 
- Đọc bài :Trận bóng dưới lòng đường 
II.bài mới: 
1, Giới thiệu bài: 
2, Luyện đọc: 
a, GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b, HS luyện đọc 
* Đọc từng dòng thơ: 
- HS đọc lần 1 + đọc từ khó 
- HS đọc lần 2 
* Đọc từng khổ thơ : 
- HS đọc lần 1 + Ngắt nghỉ đúng khổ thơ 1 
- HS đọc lần 2 
Khổ 1: ? Em biết gì về Sông Hồng ? ; ? Vào mùa là gì ? 
Khổ 2: ? Đánh thù nghĩa là như thế nào ? 
Khổ 3: 
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm - N2 
- 3 HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ 
- Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ. 
3. Tìm hiểu bài: 
* Đọc thầm khổ thơ 1 và 2 
? Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? 
(Trời thu bận xanh.... Than bạn làm lửa) 
?Bé bậnnhữngviệc gì?(bú-ngủ- chơi- tập khóc- cười, nhìn ánh sáng) 
* Đọc thầm khổ thơ 3 
 ? vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?
( Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui
Vì bận rộn luôn chân luôn tay con người sẽ khoẻ mạnh hơn
Vì làm được nhiều việc tốt , người ta thấy hài lòng về mình
Vì nhờ lao động, con người thấy mình có ích, được mọi người yêu mến)
- GV chốt lại: Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui. 
? Em có bận rộn không 
? Em thường bận rộn với những công việc gì 
? Em có thấy bận mà vui không ? 
 Qua bài thơ em hiểu đựơc gì ? =>
 Nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. 
4. Học thuộc lòng bài thơ: 
- GV đọc diễn cảm bài thơ. - 1 HS đọc lại bài. 
- HS đọc bài N2 
- HS đọc thuộc lòng 
- Thi học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. 
III. Củng cố - Dặn dò: 
- 2 HS nêu lại nội dung bài 
- GV tổng kết + Nhận xét 
- Học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
Tuần 8 Buổi chiều
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Luyện Toán
 Ôn gấp một số lên nhiều lần
A/ Mục tiêu:
- Củng cố và vận dụng về gấp một số lên nhiều lần và nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Bài t ... 3 
+ x
 44
 6 
264 
* Bài 3: - HS đọc bài
- HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn cách giải.
 - Tóm tắt ( hành văn hoặc sơ đồ đoạn thẳng) - rồi giải vào vở.
- HS & GVnhận xét, chữa bài
Tóm tắt
Nam:
Nữ:
 6 bạn 
?bạn
Tóm tắt
Nam: 6 bạn
Nữ : gấp 3 lần nam
Nữ : ...? bạn
Bài giải
Số bạn nữ tập múa là:
6 x 3 = 18 (bạn)
 Đáp số: 18 bạn nữ
* Bài 4: 
- HS đọc bài 
- HS thực hành vẽ N2 
- GV quan sát - Nhận xét
a) Vẽ đoạn thảng AB dài 6 cm
 A 6cm B
b) CD: ( 6 x 2 = 12 (cm) )
C 12cm D
c, MN : ( 6 : 3 = 2 (cm) )
 M 2cm C 
III. Củng cố - Dặn dò: 
? Muốn gấp một số lên nhiều lần thì ? 
- GV tổng kết
 + nhận xét giờ 
- Làm bài vào VBT. 
-Xem lại bài tập đã làm.
- chuẩn bị cho tiết học sau
Tiết 2: Luyện đọc
Các em nhỏ và cụ già
A/ Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
 - Đọc đúng: lùi dần, sải cánh, lộ rõ 
 - Đọc đúng kiểu câu kể, câu hỏi 
- Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật 
 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu: 
 - Từ ngữ: sếu, u sầu, nghẹ ngào. 
 - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
B/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ GSK
C/ Các hoạt động dạy học:
I.KT bài cũ (2 em). 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc 
a, Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
HD đọc: dẫn chuyện ; chạm rãi; câu hỏi : lo lắng, băn khoan, lễ độ, ân cầm; 
 Cụ già: Buồn, nghẹn ngào
b, Học sinh luỵên đọc+ giải nghĩa 
* Đọc từng câu trước lớp 
- Đọc câu lần 1 + đọc từ khó. 
- Đọc câu lần 2 
* Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Đọc lần 1 + đọc câu khó: Câu hỏi. 
- Đọc lần 2 + giải thích từ. 
+ Đoạn 1: Em hiểu điều gì về loài sếu? 
+ Đoạn 2: U sầu là tâm trạng như thế nào? - Đặt câu có từ u sầu. 
+ Đoạn 3,4: Nghẹn ngào là như thế nào? - Đặt câu 
- Đọc lần 3
+ Hướng dẫn đoạn khó đọc Đ2
+ HS đọc theo N2 (các đoạn) àGV theo dõi, uốn nắn
+ Đại diện 5 nhóm thi đọc nối tiếp 5 đoạn à HS- Nhận xét, đánh giá
+ Một HS đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài: 
*HS đọc thầm đoạn 1+2 
? Các bạn nhỏ đi đâu? ( Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ)
? Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
( các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu) 
? Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào?
( băn khoan trao đổi với nhau. có bạn đoán bạn bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến nơi hỏi thăm ông cụ) 
? Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như vậy?
( Vì các bạn là đứa trẻ ngoan/ Các bạn nuốn giúp đỡ ông cụ) 
* HS đọc thầm đoạn 3,4: ( kết hợp giảng tranh) 
? Ông cụ gặp chuyện gì buồn? ( Bà cụ bị ốm.... khó qua khỏi) 
? Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? N2 
( Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ/ 
Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người trò chuyện/
Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ/
Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông/
Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm các bạn nhỏ/...)
* HS đọc thầm đoạn 5. 
- 1 HS đọc câu hỏi 5 
- HS phát biểu : theo sự lựa chọn ( vì sao chọn) 
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - N2 
-> nội dung: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
 4, Luyện đọc lại 
- 4 HS thi đọc đoạn 2,3,4,5 
- 1 nhóm 6 HS thi đọc truyện theo vai (dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ) 
- HS và GV bình chọn 
III. Củng cố dặn dò: 
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
- GV tổng kết + nhận xét 
- Tập kể lại chuyện ở nhà
Tiết 3:	LuyệnTập làm văn
 Nghe - kể: Không nỡ nhìn. 
 Tập tổ chức cuộc họp
A/ Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nghe và nói: kể câu chuyện không dám nhìn, nhớ nội dung chuyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng ( Bài tập 1). 
 2. Tiếp tục rèn kỹ năng, tổ chức cuộc họp: viết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc hợp trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng( Bài tập 2).
B/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ, phiếu bài tập
- Vở bài tập.
C/ Các hoạt động dạy học:
I. KT bài cũ (2 em) đọc bài văn trước. 
II/ Bài mới: 
1 Giới thiệu bài: 
2, hướng dẫn HS làm bài tập. 
* Bài tập 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ. 
- GV kể chuyện lần 1. 
? Anh thanh niên làm gì trên chiếc xe buýt ? 
? Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ? 
- Anh trả lời thế nào ? 
- GV kể lần 2: 
- HS kể lại 
- Em nhận xét gì về anh thanh niên? 
- 3 - 4 HS thi kể lại 
- GV chốt lại tính khôi hài của chuyện. 
- HS làm bình chọn kể chuyện hay. 
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu của cuộc họp. 
- HS nhắc lại trình tự cuộc họp 
- Từng tổ làm việc 
- 2 -3 HS điều khiển cuộc họp 
- GV và HS nhận xét : 
VD: trật tự an toàn giao thông tại cổng trường Tiểu học Hoà Chung
a) Nêu mục đích cuộc họp: 
Hôm nay chúng ta họp để tìm cách Tôn trọng luật đi đường ( tại cổng trường học của chúng ta, thời gian đưa, đón học sinh)
b) Nêu tình hình :
Giao thông tại cổng trường lộn xộn ( tại cổng trường học của chúng ta , thời gian đưa, đón học sinh)
c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
Mọi người đi xe máy vẫn đi nhanh không đúng quy định, phóng xe vào cổng trường, đỗ xe không đúng quy định, cổng trường trật hẹp 
d) Nêu cách giải quyết
Trong thời gian tới ổn định lại nền nếp giao thông tại cổng trường, thời gian đưa, đón học sinh
e) Giao việc cho mọi người
Ban gián hiệu chỉ đạo GV chủ nhiệm tuyên truyền tại các lớp 
Bảo vệ đến giờ để biển hướng dẫn quy định đỗ xe, nhắc nhở những trường hợp chưa thực hiện đúng
III. Củng cố - Dặn dò 
Câu chuyện khôi hài ở điểm nào ? 
Muốn tổ chức tốt cuộc họp cần chú ý điều gì ? 
- GV tổng kết giờ 
+ Nhận xét 
 - Chuẩn bị bài sau
 Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2011
Tiết1: Luyện toán 
 Ôn tập. Bảng nhân, chia
A/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia và vận dụng bảng chia 7 để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ,Bài 2 ( cột 1,2,3), Bài 3 , Bài 4 ( HS khá giỏi làm hết các bài tập)
B/ Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ (2 em) 
GV: Nhận xét, ghi điểm 
II. Bài mới: 
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài 
- GV hg/dẫn cách làm bài. 
- HS tự làm bài 
- HS trả lời nối tiếp
GV & HS nhận xét.
a, 7 x 8 = 56
 56 :7 = 8
b, 70 : 7 = 10
 63 : 7 = 9
 14 : 7 =2
7 x 9 = 63
63 :7 = 9
28 : 7 = 4
42 : 6 = 7
42 : 7 = 6
7 x 6 = 42
42 :7 = 6
30 : 6 = 5
35 : 5 = 7
35 : 7 = 5
7 x 7 = 49
49 : 7 = 7
18 : 2 = 9
27 : 3 = 9
56 : 7 = 8
* Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu 
- GV hg/dẫn cách giải
- HS làm bài - đổi chéo bài kiểm tra
- HS lên chữa bài.
- GV & HS nhận xét
 28
7
 28
 0
4
 35
7
 35
 0
5
 21
7
 21
 0
3
 14
7
 14
 0
2
 42
7
 42
 0
6
 42
6
 42
 0
7
 25
5
 25
 0
5
 49
7
 49
 0
7
* Bài 3: 
- HS đọc bài toán 
- GV hướng dẫn cách làm
-Tóm tắt(hành văn hoặc sơ đồ đoạn thẳng), rồi giải
-HS&GV nhậnxét, chữa bài
Tóm tắt
có:
 35 học sinh
7 học sinh
 ? nhóm
Tóm tắt
7 học sinh: 1 nhóm
35 học sinh: . nhóm
Bài giải:
35 học sinh chia được số nhóm là:
: 7 = 5 (nhóm)
Đáp số: 5 nhóm
* Bài 4:
- HS đọc yêu cầu 
- Quan sát hình vẽ 
- GV: Hướng dẫn cách giải
- HS: Làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài trên bảmg lớp.
- GV chấm một số bài.
- GV & HS nhận xét.
a, Có 21 con thỏ: 21 : 7 = 3 (con thỏ) 
b, Có 14 con thỏ: 14 : 7 = 2(con thỏ) 
 III. Củng cố - dặn dò: 
- HS đọc bảng chia 7 
- GV tổng kết 
+ Nhận xét giờ học 
-Xem lại bài tập đã làm
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2: Luyện đọc
Tiếng ru
A/ Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng: nhân gian, đốm lửa, ... 
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm tha thiết, ngắt nhịp hợp lý. 
2. Rèn kỹ năng đọc - Hiểu: 
- Hiểu nghĩa từ: Đồng chí, nhân gian, bồi. 
- Hiểu:Điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 
3. Học thuộc lòng bài thơ 
B/ Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ 
C/ Các hoạt động dạy học: 
I. KT bài cũ (2 em) 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
a, GV đọc diễn cảm toàn bài thơ ( giọng thiết tha, tình cảm). 
 - HS quan sát tranh minh hoạ 
b, HS luyện đọc. 
* Xác định câu thơ trong bài.
 Bài thơ có 12 câu thuộc thể thơ luc bát 6 – 8.Riêng câu 2 có 10 chữ đọc được 3 từ
 Ngắt hơi,đọc 2 từ tiếp theo nghỉ
* Đọc từng câu ( dòng thơ) 
- Đọclần1:(Mỗi em đọc 2dòng thơ) + đọc từ khó: nhân gian, phải, sống chăng. 
- Đọc lần 2: 
 Các em đã được đọc từng dòng thơ,ta chuyên sang đọc từng khổ thơ trước lớp. 
* Đọc từng khổ thơ trước lớp: 
- Đọc lần 1 + HD cách ngắt nghỉ (Khổ thơ 1) 
- Đọc lần 2: 
+ Khổ thơ 1: ? Đồng chí là những người như thế nào? 
+ Khổ thơ 2: ? Nhân gian là từ chỉ gì ? 
+ Khổ thơ 3: ? Em hiểu bồi là ntn ? 
- Đọc lần 3:
 + Hướng dẫn đọc khổ thơ 1 ( thiết tha tình cảm ngắt nghỉ đúng)
 + Hết 1 dòng thơ ngắt hơn, hết 1 khổ thơ nghỉ hơi.
 + 2-3 em đọc lại khổ thơ.
Luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
 + Chia khổ thơ
+ HS đọc khổ thơ N2 (3phút) (đọc cho nhau nghe)
+ 3 đại diện các nhóm đọc bài trước lớp. 
+ Cả lớp đọc đồng thanh 
3. Tìm hiểu bài: 
* HS đọc thầm từng khổ thơ. 
? Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? vì sao ? 
(Ong yêu hoa ->hoa có mật để làm mật
Cá yêu nước--> có nước cá mới sống được....
Chim yêu trời --> trời cao rộng để chim bay, hót....) 
? Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ? 
Một thân lúa chín chẳng làm nên mùa vàng ( kết hợp giảng tranh)
(nhiều thân lúa chín --> cánh đồng lúa chín --> nhiều cánh đồng lúa chín--> mùa lúa chín--> nhiều mùa lúa chín --> mùa vàng lúa chín
Một người..../ ...mà thôi!
Một người không phải là cả nhân loại/ Sống một mình ---> đốm lửa tàn lụi
Nhiều người -->nhân loại/ Sống một mình ---> đốm lửa nhỏ không toả sáng....
? Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ? 
( núi nhờ có đồi mà cao/ nhờ có nước của nuôm dòng sông mà đầy) 
? Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nhói lên ý chính của cả bài ? 
(Con người...../.....anh em)
? Bài thơ kuyên chúng ta điều gì ? 
ND: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
4, Học thuộc lòng bài thơ 
- N2 ( đoạn 1- điễn cảm) 
- 3 em đọc khổ thơ 1 trứơc lớp. 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp 3 - 4 em 
III. Củng cố - Dặn dò: 
 - 1 HS nêu nội dung bài thơ. 
- Học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi chieu tuan 7 lop 3.doc