Tập đọc -Kể chuyện : Cậu bé thông minh
I.Mục đích – yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II.Đồ dùng dạy học và phương pháp:
-Tranh minh họa bài đọc và truyện kể (SGK)
-Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
-PP : Đàm thoại.
TUẦN 1 Thứ hai ngày 17 tháng 08 năm 2009 Tập đọc -Kể chuyện : Cậu bé thông minh I.Mục đích – yêu cầu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. II.Đồ dùng dạy học và phương pháp: -Tranh minh họa bài đọc và truyện kể (SGK) -Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. -PP : Đàm thoại... III.Các hoạt động dạy học: Tập đọc Mở đầu: Giáo viên giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3, tập 1. Yêu cầu cả lớp mở mục lục SGK. Một hoặc hai học sinh đọc 8 chủ điểm, Giáo viên kết hợp giải thích nội dungtừng chủ điểm. A.Bài mới: Giới thiệu bài: -Học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm Măng non, tranh minh họa truyện đọc mở đầu chủ điểm Cậu bé thông minh. -Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là một câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. Luyện đọc: Giáo viên đọc toàn bài; gợi ý cách đọc. -Giọng người dẫn chuyện chậm rãi và những dòng mở đầu giới thiệu câu chuyện. -Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin. -Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức, quát: “Thằng bé này láo dám đùa với trẫm” Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: -Đọc từng câu + Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu (hoặc 2 câu) trong mỗi đoạn. -Đọc từng đoạn trước lớp + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (1 hoặc 2 lượt) + Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ, ngữ, nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, giải thích nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong đoạn văn. -Đọc từng đọan trong nhóm + H/sinh từng cặp hay từng nhóm nhỏ tập đọc (em này đọc, em khác nghe, góp ý) -Một số học sinh đọc lại đoạn 1, một số học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc (đọc thầm) từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài đọc. Cụ thể: -Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời: + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? -Học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời: + Cậu bé đã làm cách gì để vua thấy lệnh của ngài là vô lý? -Học sinh đọc thầm đoạn 3, trả lời: + Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? (câu này có thể cho học sinh thảo luận trước khi trả lời). -Học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm và trả lời: + Câu chuyện này nói lên điều gì? Luyện đọc lại: -Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài. -Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em. Học sinh mỗi nhóm tự phân vai. -Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai. -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, không đọc nhát gừng. -Tổng kết, nhận xét. Kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: -Học sinh quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. -Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh: a.Học sinh quan sát lần lượt tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện. b.Giáo viên mời 3 học sinh tiếp nối nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện. Củng cố, dặn: (Tập đọc – kể chuyện) -Giáo viên nêu câu hỏi: Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? vì sao? -Học sinh phát biểu ý kiến -Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ******************** Thể dục : Giới thiệu chương trình I.Mục tiêu: -Phổ biến một số nội quy khi tập luyện. -Yêu cầu học sinh biết được điểm cơ bản của chương trình II.Địa điểm, phương tiện: -Địa điểm: Sân trường, chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng. -Phương tiện: Còi, kẻ sân III.Nội dung và phương pháp lên lớp: 1.Mở đầu: -Giáo viên tập trung lớp theo hàng dọc, sau đó quay sang phải hoặc trái để phổ biến nội quy. -Cho học sinh giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp. -Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2 một hoặc hai lần. 2.Phần cơ bản: -Phân công tổ, nhóm tập luyện, chọn cán sự -Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học như: Khẩu lệnh tập trung, trang phục, tính an toàn và kỷ luật trong tập luyện -Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện. -Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” -Ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 2. 3.Phần kết thúc: -Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. -Giáo viên nhận xét giờ học -Cả lớp đồng thanh hô “giải tán” ************************ Toán: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số I.Mục tiêu: -Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số II.Các hoạt động dạy học và pp: *Phương pháp : giảng giải , thực hành ... 1.Ôn tập: Bài: Học sinh tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ trống; cho học sinh đọc kết quả (cả lớp theo dõi tự chữa bài). Bài 2: Học sinh tự điền số thích hợp vào ô trống, sẽ được dãy số: 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319 (Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319) 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391 (Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391) Bài 3: Học sinh tự điền dấu thích hợp (>, =, <) vào chỗ trống. Chẳng hạn: 303516 Bài 4: yêu cầu học sinh chỉ ra được số lớn nhất là 735 hoặc có thể khoanh vào số lớn nhất, chẳng hạn: 375, 421, 573, 241, , 142 -Yêu cầu học sinh chỉ ra được số bé nhất là 142 hoặc khoanh vào số bé nhất, chẳng hạn: 375, 421, 573, 241, 735, II. Củng cố dặn dò: - Dặn: Về nhà ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số ******************** Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009 Toán :Cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) I.Mục tiêu: -Biết cách tính cộng trừ các số có ba chữ số và giải toán có lời văn nhiều hơn, ít hơn II.Đồ dùng và pp dạy học: III.Hoạt động dạy học: Bài 1: ( Cột a, c ) Yêu cầu học sinh tính nhẩm (cho học sinh tự đọc hoặc ghi ngay kết quả vào chỗ trống), chẳng hạn: 400 + 300 = 700,.,.., 100 + 20 + 4 = 124 Bài 2: Yêu cầu học sinh tự đặt tính, rồi tính kết quả: 352 732 418 395 416 511 201 44 768 221 619 351 Cho học sinh trao đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau rồi chữa bài. Bài 3: Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải toán về “ít hơn” Bài 4: Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải toán về “nhiều hơn” III.Củng cố – dặn dò : Về nhà ôn lại công, trừ số có ba chữ số (không nhớ) và cách giải bài toán. ******************** Chính tả: Cậu bé thông minh I.Mục đích – yêu cầu: -Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. -Làm đúng bài tập 2ab; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trông trong bảng. II.Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học: A.Bài cũ : B.Bài mới: 1Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn học sinh tập chép -Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng -Hai hoặc ba học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép trên bảng. -Đoạn chép trên bảng có mấy câu? -Cuối mỗi câu có dấu gì? -Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vàI tiếng khó. 3.Học sinh chép bài vào vở, Giáo viên theo dõi, uốn nắn 4.Chấm, chữa bài Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Bài tập 2: Lựa chọn, điền vào chỗ trống l/n hoặc an/ang Bài tập 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu. - Một học sinh làm bài trên bảng lớp, một số học sinh nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ. - Học sinh học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp. C.Củng cố – dặn: - Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh khắc phục những thiếu sót. ******************** Tự nhiên – xã hội: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp I.Mục tiêu: -Nêu được tên các bộ phận và chức nă ng của cơ quan hô hấp. -Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. II.Đồ dùng và PP dạy học: Các hình trong SGK -PP : quan sát , đàm thoại ... III.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu: Bước 1: Trò chơi -Giáo viên cho cả lớp cùng thực hiện động tác “Bít mũi nín thở” -Giáo viên hỏi cảm giác của học sinh sau khi nín thở lâu. Bước 2: Gọi một học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như H1, trang 4 SGK để cả lớp quan sát. -Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. -Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau: + Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức. + So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu. + Nêu ích lợi của việc thở sâu. -Giáo viên kết luận Hoạt động 2: Làm việc với SGK Bước 1: Làm việc theo cặp -Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK quan sát H2, trang 5, hai bạn sẽ lần lượt người hỏi người trả lời. Bước 2: Làm việc cả lớp -Giáo viên gọi một số cặp lên hỏi đáp trước lớp. -Giáo viên kết luận *.Củng cố – dặn: Thực hiện tốt những điều đã học Chuẩn bị bài sau **************** Thủ công : Gấp tàu thủy hai ống khói ( Tiết 1 ) I.Mục tiêu: -HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. -HS gấp được tàu thủy hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật. -HS yêu thích gấp hình. II.Đồ dùng và pp dạy học: Các hình trong SGK -Mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS quan sát. -Tranh qui trình gấp tàu thủy hai ống khói. -Vật dụng, dụng cụ để thực hiện mẫu. PP: quan sát ,thực hành... III.Hoạt động dạy học: *Giới thiệu bài GV đưa mẫu tàu thủy hai ống khói, giới thiệu, ghi tựa. GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1hình mẫu để HS quan sát ,rút ra nhận xét. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. GV giúp HS nhận thấy được:tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có ù hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. -Giúp HS liên hệ thực tế Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa. Mở tờ giấy ra. -Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào sao cho bốn đỉnh tiếp giáp nhau và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa. -Lật ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào điểm giữa. -Lật ra mặt sau và gấp như bước trên. -Lật ra mặt sau và tiếp tục gấp như trước. -Cho ngón ... ng tháng ta làm thế nào? - Làm vở - gọi HS nêu kết quả. III. Dặn: Làm VBT Thể dục: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI Trò chơi: "CHUYỂN ĐỒ VẬT" A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: SGV B. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - Sân trường sạch sẽ, một số bóng C. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu. - Tập bài TD 1 lần. - Trò chơi "Tìm người chỉ huy". - Chạy chậm 1 vòng quanh sân 150 - 200m. 2. Phần cơ bản: - Tung, bắt bóng theo nhóm 3 người: đứng theo hình tam giác, di chuyển tiến - lùi, sang phải - trái để bắt bóng. - Trò chơi "Chuyển đồ vật". 3. Phần kết thúc: - Đứng vòng tròn thả lỏng. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 22/4/2006 Thứ ba: Ngày dạy: 25/4/2006 Chính tả: NGÔI NHÀ CHUNG A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - Viết bảng: Thong dong, trống giong cờ mở, rủ rỉ, rũ rượi II. Bài mới: 1. ............... 2. Hoạt động nghe - viết - GV đọc bài chính tả, 2 em đọc lại. - Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? - Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì? GV đọc, học sinh viết bài. Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: Học sinh đọc yêu cầu - làm VBT, 1 em lên bảng. Về làng - dừng trước cửa - dừng - vẫn nổ - vừa bóp kìn - vừa vỗ cửa xe - về - vội vàng - đứng dậy - chạy vụt ra đường. Bài 3b: HS làm VBT, vài em đọc câu đã viết. III. Dặn dò: - Viết lại các chữ sai Đạo đức: TÌM HIỂU VỀ ĐỊA PHƯƠNG A. MỤC TIÊU: HS biết một số tấm gương tốt ở địa phương, tình hình môi trường tại nơi mình ở. Biết noi gương tốt, biết giữ vệ sinh môi trường. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số gương tốt ở địa phương. HS kể về gương tốt nơi mình đang ở về những vấn đề sau: - Giữ lời hứa. - Chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Giúp đỡ hàng xóm. GV nhận xét, nhắc nhở HS biết làm nhiều việc tốt. Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường HS kể những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp ở nơi mình đang sống. Thảo luận những việc cần làm để bảo vệ và làm cho môi trường sạch đẹp. Thảo luận nhóm - cử đại diện trình bày. GV nhận xét, khen những nhóm hoạt động tốt. Nhận xét chung. Toán: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (T) A. MỤC TIÊU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài ở VBT. II. Bài mới: 1. Hoạt động giải bài toán - GV đọc đề, 2 em nhắc lại. * Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? GV tóm tắt: 35 líy : 7 can 10 lít : ....can? - Muốn tìm số can chứa 10 lít mật ong ta cần biết gì? - Muốn tìm số lít mật ong mỗi can ta làm thế nào? HS nêu miệng lời giải, phép tính. GV hướng dẫn cách trình bày như SGK. 1. Thực hành: Bài 1: HS đọc đề, phân tích đề. - Muốn biết 15Kg đường đựng trong mấy túi ta cần biết gì? - Muốn biết mỗi túi đựng mấy Kg đường ta làm thế nào? HS làm vở - 1 em lên bảng. Bài 2: Hướng dẫn tương tự Bài 3: GV ghi các biểu thức - HS nêu trình tự thực hiện, kiểm tra kết quả sau đó điềm Đ, S và chữa lại. III. Dặn dò: - Làm VBT Thủ công: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1) A. MỤC TIÊU: SGV B. CHUẨN BỊ: - Mẫu quạt giấy tròn, các biện pháp để ròi, tranh quy trình, giấy thủ công, chỉ, hồ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: HD quan sát, nhận xét. GV giới thiệu quạt mẫu và các BP làm quạt. - Quạt tròn có đặt điểm gì giống bài đã học ở lớp 1. - Quạt tròn có đặc điểm gì + bài lớp 1? Hoạt động 2: HD mẫu Bước 1: Cắt giấy Bước 2: Gấp dán giấy Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Vài em nhắc lại trình tự các bước làm quạt. HS tự gấp các nếp gấp đều. TNXH: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT A. MỤC TIÊU: SGV B. ĐỒ DÙNG: - Nến, quả địa cầu C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp. * Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm. * Tiến hành: Hình 1.2/120,121. - Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu. - Khoảng (1) phần trái đất được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? - Đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt ý đúng. ............................................... III. Củng cố - dặn dò: - Toán: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài VBT II. Luyện tập: Bài 1: HS đọc đề, tóm tắt. 48 cái dĩa: 8 hộp 30 cái dĩa: .... hộp? - Muốn biết 30 cái dĩa xếp vào mấy hộp ta cần biết gì? - Muốn biết mỗi họp xếp mấy cái dĩa ta làm thế nào? HS giải vào vở - 1 em lên bảng. Bài 2: Hd tương tự Bài 3: 3 tổ cử 3 nhóm chơi trò chơi "Nối đúng, nhanh". Lớp nhận xét - đánh giá thi đua. III. Dặn dò: - Làm VBT Âm nhạc: HỌC HÁT TRÒ CHƠI ÂM NHẠC A. MỤC TIÊU: SGV B. CHUẨN BỊ: - Sưu tầm một số bài hát dân ca địa phương, nhạc cụ, băng, máy. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Học hát - Giới thiệu bàu hát - cho nghe băng. Đọc ĐT lời ca Dạy hát từng câu - luyện nhóm. Hoạt động 2: Trò chơi "Hát những bài có tên các con vật" Ngày soạn: 22/4/2006 Thứ năm: Ngày dạy: 27/4/2006 Tập viết: ÔN CHỮ HOA x A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: SGV B. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ hoa X , từ và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - Viết bảng con: Văn Lang, Vỗ tay. Một em đọc câu ứng dụng bài trước. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện viết bảng con - HS tìm các chữ viết hoa GV viết mẫu + nhắc cách viết - Đồng Xuân: Tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội -> nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng. HS đọc câu ứng dụng: đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức. 3. Học sinh viết bài 4. Chấm, chữa bài 5. Dặn: HTL câu ứng dụng, luyện viết. Tập đọc: CUỐN SỔ TAY A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - 3 em đọc thuộc bài "Mè hoa lượn sóng". II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu HS nối tiếp đọc từng câu -> Mô - na - cô, Va - ti - căng. Đọc từng đoạn - luyện nhóm. -> HS hiểu: trọng tài, Mô - na - cô, Va - ti - căng, quốc gia. 2 em đọc cả bài. 3. Tìm hiểu bài: - Thanh dùng cuốn sổ tay làm gì? - Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong cuốn sổ tay của Thanh. - Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn? 4. Luyện đọc lại: Phân vai, luyện đọc theo nhóm 4. Thi độc phân vai 5. Dặn dò: Làm sổ tay, ghi chép những điều lí thú về khoa học, văn hoas, văn nghệ, thể thao. Toán: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài tập VBT. II. Luyện tập: Bài 1: HS đọc đề, tóm tắt - Muốn biết 28 phút đi được mấy Km ta cần biết gì? - Muốn biết mỗi Km đi trong mấy phút ta làm thế nào? HS giải vào vở, 1 em lên bảng. 12 phút: 3 Km 12 : 3 = 4 (km) 28 phút:............Km 28 : 4 = 7 phút Bài 2: HS tương tự 21 Kg: 7 túi 21 : 7 = 3 (km) 15 Kg:.............túi 15 : 3 = 5 túi Bài 3: HS làm vở - 4 em lên bảng 32 : 4 x 2 = 16 24 : 6 : 2 = 2 32 : 4 : 2 = 4 24 : 6 x 2 = 8 Bài 4: HS đọc đề, lập bảng 1 em lên điền bảng kẻ sẵn III. Dặn dò: - Làm VBT Mĩ thuật: (GV bộ môn) CHIỀU: TNXH: NĂM, THÁNG VÀ MÙA A. MỤC TIÊU: SGV B. ĐỒ DÙNG: - 1 tờ lịch, quyển lịch C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Mục tiêu: Biết (t) để trái đất chuyển động 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày. - Tiến hành: QS lịch - Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng. - Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? Nêu số ngày mỗi tháng. Gọi HS trả lời. - QS hình 1: Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời, trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng? Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp. - Mục tiêu: Biết 1 năm thường có 4 mùa - Tiến hành: Thảo luận. - Trong các vị trí A, B, C, D hình 2, vị trí nào của trái đất thể hiện BBC là mùa xuân, hạ, thu, đông? - Cho biết các mùa của BBC vào các tháng 3, 6, 9, 12? Hoạt động 3 Trò chơi Xuân, hạ, thu, đông. - Mùa xuân -> cười - Mùa hạ -> tay quạt - Mùa thu -> áp tay lên má - Mùa đông -> xuýt xoa Mĩ thuật: (Giáo viên bộ môn) Ngày soạn: 26/4/2006 Thứ sáu Ngày dạy: 28/4/2006 Chính tả: HẠT MƯA A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: SGV B. ĐỒ DÙNG: Bản đồ thế giới C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC; I. Bài cũ: - Viết 2 câu văn BT 3 II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HD nghe - viết - 2 em đọc bài "hạt mưa" - Những câu thơ nói lên tác dụng của hạt mưa.? - Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa. GV đọc, HS viết bài Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập 2a: - 1 em đọc yêu cầu - HS làm vở - Lào - Nam cực - Thái Lan III. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ Tập làm văn: NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. MỤC TIÊU: SGV B. ĐỒ DÙNG: - Tranh, ảnh về việc làm bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ: - 2 em đọc bài kế tuần trước. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài: Bài 1: 1 em đọc yêu cầu, gợi ý - Giới thiệu một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ rừng. - HS chọn đề tài kể - Chia nhóm, kể việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - Vài em thi kể. Bài 2: HS tự ghi lời kể thành đoạn văn. Một số em đọc bài viết, giáo viên nhận xét. 3. Dặn: Hoàn chỉnh bài viết Toán: LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU: SGV B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - I. Bài cũ: - Gọi HS chữa bài II. Luyện tập: Bài 1: HS nhắc lại quy tắc thực hiện - Làm vở - 4 em lên bảng. Bài 2: Một em đọc đề - HS giải vào vở. Số tuần lễ Hường học trong năm học là: 175 : 5 = 35 (tuần) Bài 3: HS đọc đề - tự tóm tắt rồi giải 3 người: 75.000đ 75.000đ : 3 = 25.000 (đồng) 2 người:.............đ 25.000đ x 2 = 50.000 (đồng) Bài 4: HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông, diện tích hình vuông. Tự giải vào vở - 1 em lên bảng. III. Dặn dò: - Làm VBT Thể dục: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG Trò chơi: "CHUYỂN ĐỒ VẬT" A. MỤC TIÊU: Xem SGV B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Sân trường sạch sẽ, một số quả bóng. C. CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nội dung, yêu cầu. - Tập bài TD 1 lần - Trò chơi: "Tìm con vật bay được" - Chạy chậm 1 vòng sân 150 -200m 2. Phần cơ bản: - Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 người. - Làm quen trò chơi "Chuyển đồ vật" + GV hướng dẫn cách chơi + Cho chơi thử, giải thích thêm. + Thi giữa các tổ chức 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm thả lỏng - Nhận xét giờ học. SINH HOẠT SAO A. MỤC TIÊU: Học sinh nhớ chủ điểm tháng "Kính yêu Bác Hồ", biết ngày lễ lớn trong tháng (30/4; 1/5) HS biết nêu những việc làm phù hợp để chào mừng ngày giải phóng miền Nam. B. THỰC HIỆN THEO QUY TRÌNH CỦA ĐỘI:
Tài liệu đính kèm: