Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16 - Phạm Quang Dương

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16 - Phạm Quang Dương

Toán

GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG

I- MỤC TIÊU:

+ KT: HS làm quen với khái niệm: Góc vuông, góc không vuông.

+ KN: Biết tìm góc vuông, góc không vuông bằng thước êke.

+ TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn toán, tự tìm tòi và phát hiện.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Ê ke, thước dài, phấn mầu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm số chia.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài.

2- Làm quen với góc.

 

doc 136 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 16 - Phạm Quang Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
 Chào cờ
 Tuần 09
------------------------------------------------ 
Toán 
Góc vuông, góc không vuông
I- Mục tiêu:
+ KT: HS làm quen với khái niệm: Góc vuông, góc không vuông.
+ KN: Biết tìm góc vuông, góc không vuông bằng thước êke.
+ TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn toán, tự tìm tòi và phát hiện.
II- Đồ dùng dạy học.
- Ê ke, thước dài, phấn mầu.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm số chia.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài.
2- Làm quen với góc.
- GV cho HS quan sát đồng hồ phần bài học.
- GV: 2 kim đồng hồ có chung điểm gốc, nên 2 kim đồng hồ tạo thành góc.
- GV cho HS vẽ các góc giống như 2 kim đồng hồ trong SGK.
- GV cùng HS nhận xét: HS vẽ đúng thành góc chưa.
- Vậy theo em góc là gì ?
- GV giới thiệu điểm chung của 2 cạnh gốc gọi là đỉnh của góc.
- HD đọc tên góc: GV cho HS ghi tên đỉnh, cạnh vào góc vừa vẽ và gọi tên góc: Góc đỉnh O, cạnh OA, OB.
3- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.
- GV dùng thước, phấn màu vẽ góc vuông AOB như SGK lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là góc vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh.
- Tương tự GV vẽ 2 góc MPN, CED và nói đây là góc không vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, cạnh.
4- Giới thiệu Ê ke.
- GV cho HS quan sát ê ke và giới thiệu để HS biết tên, tác dụng của ê ke.
- Thước ê ke có hình gì ? Giới thiệu cạnh, góc.
- Yêu cầu HS tìm góc vuông ở ê ke.
- 2 góc còn lại thế nào ?
5- Hướng dẫn dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
- GV giảng và thực hiện đo trên hình vẽ.
6- Luyện tập, thực hành.
* Bài tập 1 (42):
- HD mẫu 1 góc.
- Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.
- GV làm mẫu.
- Yêu cầu tự làm vở nháp.
* Bài tập 2 (42):
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông, đánh dấu theo quy ước.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài tập 3 (42):
- Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra.
- GV cùng HS chữa bài, nhận xét.
* Bài tập 4 (42):
- GV cho HS tìm số góc.
- HD dùng ê ke để kiểm tra góc nào vuông, đánh dấu vào góc đó.
- GV cùng HS nhận xét
- HS quan sát trong SGK.
- 1 số HS nhắc lại.
- HS vẽ nháp, 1 HS lên bảng vẽ lại.
- Tạo bởi 2 cạnh có chung 1 góc.
- HS đọc tên các góc còn lại.
- HS quan sát GV làm.
- 1 HS: Đỉnh O, cạnh OA, OB.
- HS quan sát theo dõi.
- HS gọi tên đỉnh, cạnh, nhận xét.
- HS quan sát và lấy ê ke của mình ra.
- Hình tam giác.
- HS nghe và quan sát.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- HS quan sát.
- HS làm trong SGK, 1 HS lên bảng.
- HS quan sát.
- 1 HS lên bảng, dưới làm vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- HS thực hành trong SGK.
- HS trả lời miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS lên bảng, dưới đo trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 6 góc.
- HS dùng ê ke kiểm tra SGK.
- Nêu số góc vuông
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về tự tìm và vẽ góc vuông 
------------------------------------------------------- 
Tập đọc – kể chuyện 
Ôn tập kiểm tra: Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 1).
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: Đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Trả lời cau hỏi về nội dung bài lấy điểm, ôn tập phép tính so sánh.
+ KN: Rèn kỹ năng phát âm, đọc đúng tốc độ 65 chữ/ phút, ngừng, nghỉ ở dấu câu, hiểu nội dung bài; tìm đúng các sự vật được so sánh.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc đã học.
- Bảng phụ viết bài tập đọc 2.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài tập đọc đã học.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tập đọc (1/4 số HS).
a/ Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- GV cho HS bốc phiếu có ghi tên các bài tập đọc.
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
b/ Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ.
- GV gạch chân dưới 2 sự vật được so sánh đó.
- Yêu cầu làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV kết luận.
+ Hồ nước - Chiếc gương bầu dục.
+ Cầu thê húc - Con tôm.
+ Đầu con rùa - Trái bưởi.
c/ Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa và kết luận.
+ ........... một cánh diều.
+ ........... tiếng sáo.
+ ............ những hạt ngọc.
- Từng hS lên bốc thăm vào bài nào đọc bài đó.
- HS nhẩm bài trong 2 phút.
- HS đọc đoạn, nêu nội dung bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS phân tích 1 câu làm mẫu.
- 1 HS nói miệng.

- HS làm vở bài tập.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp theo dõ SGK
- HS làm vở bài tập, kiểm tra chéo.
- 1 số HS đọc lại bài.
5- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, về xem lại bài. 
----------------------------------------------------------- 
Ôn tập kiểm tra: Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2).
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: 	- Kiểm tra lấy điểm tập đọc: Phát âm rõ, đúng tốc độ, biết ngừng nghỉ đúng dấu câu; hiểu nội dung đoạn, bài đã học.
- Ôn tập cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu, kiểu câu ai, là gì ?
+ KN: Rèn kỹ năng nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến 1 câu chuyện đã học.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức ôn tập để kiểm tra. 
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc đã học.
- Bảng phụ viết bài tập đọc 2.
III- Hoạt động dạy học.
1- Giới thiệu bài:
2- Kiểm tra tập đọc.
- GV kiểm tra 12 HS.
- GV cho HS lên bốc phiếu, chuẩn bị và lên đọc bài, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
3- Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS tìm xem câu văn thuộc mẫu câu nào ?
- GV kết luận mầu câu ai, là gì ?
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV chữa bài.
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
4- Bài 3: 
- Nêu tên các truyện đã học trong các tiết tập đọc ? tập làm văn ?
- GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS tự chọn nội dung.
- GV cho HS thi kể.
- GV cùng lớp nhận xét.
- Từng HS bốc phiếu, chuẩn bị và đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 1 số HS nêu.
- HS chọn nội dung cho mình.
- HS xung phong kể.
IV Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010 
Toán 
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
I- Mục tiêu:
+ KT: Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.
+ KN: Rèn kỹ năng dùng ê ke để vẽ góc vuông. 
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, cẩn thận, chịu khó.
II- Đồ dùng dạy học:
- Ê ke, vẽ và cắt 4 hình 1, 2, 3, 4 SGK.
IIi- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu tác dụng của ê ke.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2- Hướng dẫn thực hành.
* Bài tập 1 (43)
- Dùng vật gì để vẽ góc vuông ?
- HD HS vẽ góc vuông đỉnh O bằng ê ke
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vông đỉnh A,B.
* Bài tập 2 (43):
- GV cho HS quan sát hình vẽ, tưởng tượng bằng mắt để xác định góc vuông.
- GV cho HS dùng ê ke để đo và kiểm tra.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 3 (43)
- GV cho HS quan sát hình SGK.
- GV cho HS tưởng tượng rồi dùng 2 miếng bìa đánh số để gép lại.
- GV cho thực hành gép hình.
- GV cho HS kiểm tra nhau.
* Bài tập 4 (43):
- GV cho HS bỏ giấy nháp gấp theo hướng dẫn SGK để được góc vuông.
- GV quan sát uốn nắn HS cách làm.
- HD dùng góc vuông vừa gấp để kiểm tra góc vuông ở bài 2, để HS thấy được sự thay thế cho ê ke.
- 1 HS đọc yêu cầu HS khác theo dõi.
- Dùng ê ke.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS vẽ vào giấy háp và nêu lại cách vẽ, 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu HS khác theo dõi.
- HS thực hành hình SGK.
- HS thực hành hình SGK.
- 2 HS chữa bài và nêu nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu HS khác theo dõi.
- HS quan sát hình trong SGK.
- HS tự tìm và gép trên mặt bàn.
- HS ghép các hình, đối chiếu bài kiểm tra nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu HS khác theo dõi.
- HS thực hành.
- HS thực hành theo.
IV- Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về tự gấp góc vuông bằng giấy, vẽ hình có góc vuông và kiểm tra..
------------------------------------------------------- 
Thể dục 
Động tác vươn thở ,tay của bài thể dục phát triển chung 
( Giáo viên chuyên dạy ) 
------------------------------------------------------------ 
Tự nhiên và xã hội 
Ôn tập kiểm tra: Con người và sức khoẻ (T1)
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại kiến thức đã học về các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
+ KN: Có kỹ năng thực hành những việc đã làm để vệ sinh các cơ quan đã học.
+ TĐ: Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
II- Đồ dùng dạy học.
- Hình trong SGK trang 36, phiếu ghi câu hỏi, thẻ mầu đỏ.
III- Hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: GV cho chơi trò chơi: Ai đúng - ai nhanh.
- GV cho HS chơi theo đội.
- GV cho 5 HS làm ban giám khảo (những HS giỏi).
- GV phổ biến cách chơi: Khi nghe câu hỏi (lần lượt từng nhóm trưởng lên bốc thăm, GV đọc câu hỏi) nhóm nào giơ thẻ trước thì có quyền trả lời.
- Ban giám khảo cho điểm từng nhóm sau khi trả lời.
- HS chia thành 4 nhóm.
- 5 người lên ngồi bàn đầu quay mặt xuống.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi và chơi theo hướng dẫn.
IV- Củng cố, Dặn dò.
- Chúng ta vừa ôn lại bài nào ?.
- Về thực hành để giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể người mà chúng ta vừa học.
---------------------------------------------------- 
Chính tả 
 Ôn tập và kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T3)
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: HS đọc lại các bài tập đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài, nội dung đoạn của các bài tập đọc trong 8 tuần đã học, luyện đặt câu.
+ KN: Đọc đúng, đọc hay và diễn cảm, có kỹ năng đặt câu theo mẫu câu: Ai, là gì ? hoàn thiện cách viết đơn theo mẫu.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong ôn tập và kiểm tra.
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Vở bài tập.
III- Hoạt động dạy học.
1- GV giới thiệu bài.
2- Kiểm tra phần tập đọc: 12 HS
- GV gọi HS lên bốc phiếu rồi đọc bài trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
3- Bài tập 2:
- Chúng ta đặt câu theo mẫu câu nào ?
- Yêu cầu HS đặt câu vào giấy nháp.
- GV cùng HS chữa bài và hỏi.
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi ai ?
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì ?
4- Bài tập 3:
- GV cho HS mở mẫu đơn trong vở bài tập.
- GV nhắc lại từng phần của đơn.
- Yêu cầu HS làm vở bài tập.
- GV cho HS đ ... y trình kỹ thuật 
- Giúp học sinh sự kiên trì cẩn thận , sự khéo léo của đôi tay .
 II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh 
mẫu chữ E đã cắt sẵn đủ lớn để rời , chưa dán 
giấy , kéo , keo .
 III . Những hoạt động cơ bản dạy và học 
Hoạt động 1 : GIáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
Giáo viên giới thiệu chữ E giuý học sinh quan sát và rút ra nhận xét 
Nét chữ rộng 1ô 
Nửa đuôi phía dưới và nửa phía trên giống nhau 
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu 
*Bước 1 : Kẻ chữ E 
 * bước 2 : Cắt chữ E
 * Bước 3 : Dán chữ E 
 ( Tham khảo thêm sách hướng dẫn thủ công lớp 3 ) 
Hoạt động 3 : 
Học sinh nhắc lại cách kẻ , cắt chữi E 
Giáo viên nhận xét nhắc lại kiến thưc kẻ , cắt dán 
Bước 1 : Kẻ chữ E 
Bước 2 : Cắt chữ E 
Bước 3 : Dán chữ E 
 Các bước tiếp theo tương tự như các tiết kẻ cắt trước 
IV . Nhận xét , dặn dò : 
giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh , tinh thần học tập và kỹ năng thực hành của H.s .
Dặn dò học sinh chản bị giờ sau mang giấy thủ công , kéo, keo  để kẻ , cắt dán chữ VUI VE .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 
Toán 
 Luyện tập
I- Mục tiêu:
* KT: Củng cố tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (biểu thức).
* KN: Vận dụng để làm tính và giải bài tập dưới dạng biểu thức.
* TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS chữa bài 2, 3.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện tập thực hành.
* Bài tập 1 (82):
- GV cho HS nhận xét biểu thức.
- Yêu cầu HS làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 2 (82):
- GV cho HS giải nháp 2 biểu thức phần a và nêu nhận xét.
- GV cho HS làm tiếp các câu khác.
* Bài tập 3 (82):
- GV cho HS làm nháp và chữa.
- Chú ý: Tính giá trị biểu thức rồi so sánh điền dấu.
* Bài tập 4 (82):
- GV cho HS sử dụng bộ xếp hình xếp thành hình cái nhà.
- GV kiểm tra và nhận xét.
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS nhận xét.
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu cách thực hiện.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS tập xếp.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà nhớ cách xếp hình bài 4.
Thể dục 
Bài tập rèn luyện thân thể và đội hình đội ngũ 
(Giáo viên chuyên dạy ) 
--------------------------------------------- 
 Tập làm văn 
Nghe – Kể: Kéo cây lúa lên – 
nói về thành thị, nông thôn
I- Mục đích, yêu cầu:
* KT: Nghe và kể lại câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên – kể lại những điều em biết về thành thị, nông thôn.
* KN: - Rèn kỹ năng nói và kể cho HS câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên – kể về thành thị, nông thôn.
* TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết kể với giọng vui, khôi hài, HS biết yêu quê hương mình.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho câu chuyện SGK.
- Bảng phụ chép gợi ý bài tập 1, 2.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS kể lại chuyện: Giấu cày.
- 1 HS Giới thiệu về tổ em.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn bài tập:
* Bài tập 1 (38): GV treo bảng phụ.
- GV kể chuyện lần 1.
- Truyện có những nhân vật nào ?
- Thấy lúa nhà mình sấu chàng làm gì ?
- Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
- Vì sao lúa của nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể lần 2.
- GV cho HS kể lại.
- GV cho từng cặp kể lại.
- GV cho HS kể trước lớp.
- Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- GV yêu cầu HS kể về thành thị hoặc kể về nông thôn.
- GV mời HS kể mẫu.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS kể lại nhóm đôi.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét
- 1 HS kể lại, nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ, lớp đọc thầm theo và quan sát tranh minh hoạ SGK.
- HS nghe.
- Chàng ngốc và vợ.
- Kéo cho cây cao hơn nhà bên.
- Lúa bị héo rũ.
- Lúa bị đứt rễ lên héo rũ.
- HS nghe.
- 1 HS giỏi kể lại.
- HS kể cho nhau nghe.
- 4 HS kể.
- 2 HS ttrả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ.
- 1 HS kể trước lớp.
- HS làm trong nhóm.
- 4 HS kể.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về kẻ lại câu chuyện cho người thân nghe.
------------------------------------------------------ 
Đạo đức 
Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết2 )
I- Mục tiêu:
* KT: - HS hiểu được thương binh, liệt sỹ là những người đã hy sinh xương máu vì tổ quốc.
- Hiểu được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
* KN: HS biết làm những công việc cầnn làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
* TĐ: giáo dục HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sỹ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các bài hát về chủ đề này.
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Tranh minh hoạ trong vở bài tập.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: GV hỏi lại bài 7.
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ?
- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Các hoạt động.
* Hoạt động 1: 
- GV kể chuyện 1 chuyến đi bổ ích.
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV kể lần 2.
- Các bạn lớp 3A đi dâu vào ngày 27/7.
- Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sỹ là những người thế nào ?
- Chúng ta cần phải có thái độ thế nào đối với thương binh, liệt sỹ ?
- GV kết luận.
* Hoạt động 2:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi theo vở bài tập.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV cùng các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
- Em đã làm những gì để giúp đỡ thương binh liệt sỹ.
3- Hướng dẫn thực hành:
- Chúng ta làm gì thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương bing, liệt sỹ ở khu phố em ?
- Tìm các bài hát, bài thơ câu chuyện ca ngợi thương binh, liệt sỹ.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- HS nghe.
- HS nghe kể.
- HS quan sát nêu nội dung.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- 1 số HS trả lời, nhận xét.
- Kính trọng, biết ơn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm.
- HS suy nghĩ và nêu.
IV- Củng cố dặn dò:
- Về nhà tìm thêm câu chuyện kể về những chiến công dũng cảm của các anh hùnh liệt sỹ là thiếu niên.
------------------------------------------------
 Ôn toán 
Luyện tập về tính giá trị biểu thức
I- Mục tiêu:
* KT: Củng cố lại cách cách tính giá trị của biểu thức cho HS, vận dụng để giải bài tập.
* KN: Rèn kỹ năng thực hành cho HS, HS vận dụng đẻ làm các bài tập dúng, nhanh.
* TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích học toán.
II- Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng.
50 – 27 + 3 = ?
a: 20 c: 26
b: 23 d: 16
18 : 3 + 81 : 3 = ?
a: 29 c: 36
b: 33 d: 34
- GV gọi HS chữa bài nhận xét.
* Bài tập 2: Điền Đ hay S vào ô trống.
50 – 28 – 2 = 50 – 26 = 24
30 : 3 x 2 = 10 x 2 = 20
18 : 9 + 25 x 3 = 2 + 25 x 3 = 27 x 3 = 81 
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
* Bài tập 3: Có 6 bạn đi mua 9 hộp bút, mỗi hộp có 20 cái. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu cái ? (biết mỗi bạn có số bút như nhau)
- GV cho HS tóm tắt giải vở.
- GV thu chấm, nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 4 (dành cho HS khá giỏi)
- Thêm dấu ngoặc vào biểu thức sau để biểu thức có giá trị là 45.
3 x 8 + 22 : 2
- GV cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV chốt lại bài giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở nháp.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- 1 HS lên chữa.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài, 1 HS chữa.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về chú ý lại cách tính giá trị của biểu thức.
--------------------------------------------------------------------- 
 Ôn tiếng việt 
Luyện từ và câu tuần 15,16
I- Mục tiêu:
* KT: Củng cố từ ngữ về các dân tộc, thành thị, nông thôn; dùng từ của 1 số vùng miền khác nhau, củng cố về cách so sánh, dấu phảy.
* KN: Rèn kỹ năng thực hành biết dùng từ chính xác và dùng dấu phảy khi viết câu, cách so sánh để câu văn hay hơn.
* TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu môn học.
II- Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Xếp tên các dân tộc vào 3 cột (miền bắc, miền trung, tây nguyên, miền nam)
- Tày, Nùng, Ba Na, Ê Đê, Khơ me, Dao, Tà ôi
- GV cho HS làm vào nháp, đổi vở kiểm tra nhau.
- GV chữa bài cho HS.
* Bài tập 2: Tìm 1 số từ chỉ sự vật của các vùng dân tộc ít người.
- Ví dụ: Nhà sàn.
- GV cho HS làm vào nháp, đổi vở kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 3: GV cho HS làm bài trong vở bài tập.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
* Bài tập tuần 16: GV cho HS làm vở bài tập tiếng Việt.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập (dành cho HS khá giỏi):
- Phân biệt nghĩa các từ: Vảng hoe, vàng tươi, vàng ối, vàng xuộm. Đặt câu với 1 từ trên mà em thích.
- GV chốt lại ý đúng.
Vàng hoe: Mỗu vàng nhạt, nhưng tươi, ánh lên.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài.
- HS khá giỏi đọc đầu bài và làm bài vào vở.; 3 HS trả lời miệng, HS khác nhận xét.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nhớ nội dung bài đã học. 
--------------------------------------------------------------- 
Hoạt động tập thể 
Biểu diễn Bài thể dục giữa giờ
I- Mục tiêu:
* KT: Củng cố lại bài thể dục giữa giờ.
* KN: Rèn kỹ năng tập đúng các động tác.
* TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong khi biểu diễn.
II- Hoạt động dạy học:
1- Phần mở đầu:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS khởi động.
2- Phần cơ bản:
- GV cho HS tập lại các động tác của bài thể dục giữa giờ.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- GV yêu cầu HS biểu diễn theo tổ thi đua với nhau.
- Từng tổ tập lại.
- HS nghe.
- HS chạy 1 vòng xung quanh sân.
- HS tập lại 3 lần, lớp trưởng điều khiển.
- HS quan sát nhận xét chấm điểm thi đua.
III- Dặn dò:
- GV nhận xét buổi tập.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_9_den_tuan_16_pham_q.doc