Giáo án Lớp 3 - Tuần 1

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức

1.1) Tập đọc:

- Đọc đúng ,rành mạch các từ ngữ:nộp ,lo sợ ,xin sữa ,bật cười ,mâm cỗ;sứ giả;lo sợ

-Biết ngắt nghỉ hợp lí sau dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ .

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

-Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải của bài:kinh đô,om sòm ,trọng thưởng,bình tỉnh ,kim khâu, luyện thành tài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh,và tài trí của cậu bé(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

1.2) Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 2. Kĩ năng:

2.1. Tư duy sáng tạo.

 2.2. Ra quyết định

 2.3. Giải quyết vấn đề.

 3. Thái độ:

 Học sinh biết chăm học, biết rèn luyện để giỏi hơn.

III. Chuẩn bị:

 GV - Tranh minh hoạ cho bài tập đọc. Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 HS -SGK

 

doc 46 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ .., ngày .tháng.năm.. Tuần 01
Tập đọc 
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
1.1) Tập đọc:
- Đọc đúng ,rành mạch các từ ngữ:nộp ,lo sợ ,xin sữa ,bật cười ,mâm cỗ;sứ giả;lo sợ
-Biết ngắt nghỉ hợp lí sau dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ .
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải của bài:kinh đô,om sòm ,trọng thưởng,bình tỉnh ,kim khâu, luyện thành tài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh,và tài trí của cậu bé(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
1.2) Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
	2. Kĩ năng:
2.1. Tư duy sáng tạo. 
 2.2. Ra quyết định 
 2.3. Giải quyết vấn đề.
	3. Thái độ:
	Học sinh biết chăm học, biết rèn luyện để giỏi hơn. 
III. Chuẩn bị:
 GV - Tranh minh hoạ cho bài tập đọc. Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
 HS -SGK
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
2’
2’
15’
15’
Khởi động : 
Bài cũ : 
GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV3, tập 1.
Giáo viên yêu cầu học sinh mở Mục lục SGK, gọi học sinh đọc tên chủ điểm.
Giáo viên kết hợp giới thiệu nội dung từng chủ điểm 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu chủ điểm, giới thiệu tranh minh hoạ bài tập đọc 
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
MT: 1.1(3 MT đầu); 2.1
GV đọc mẫu toàn bài
Gv cho HS dọc :
- Hình thức cá nhân, đôi, nhóm.
- Nhận xét, sửa lỗi và hướng dẫn kĩ về ngắt, nghỉ hơi cho HS.
- Hướng dẫn đọc.
- Hình thức cá nhân, đôi, nhóm. Sửa lỗi ngay cho HS.
- Giải thích thêm.
- Cho HS Luyện đọc thêm
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
MT: 1.1; 2.1, 2.2, 2.3; MT3
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
Gọi học sinh 3 nhóm trả lời
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
MT: 1.1
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh đọc với giọng oai nghiêm, bực tức của nhà vua.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
1 – 2 học sinh đọc
Học sinh quan sát 
HS quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu, đoạn
- Nhận xét bạn đọc.
- Tìm từ khó đọc 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Tìm từ Khó hiểu – giải thích
Học sinh đọc thầm.
Lệnh cho mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Vì gà trống không đẻ trứng được.
HS đọc thầm, TL nhóm.
Học sinh trả lời : cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí : bố đẻ em bé từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí.
Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Yêu cầu 1 việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
Nhận xét.
- Lắng nghe – Một vài HS đọc lại.
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Kể chuyện
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
ĐDDH
18’
2’
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
MT:1.2
Giáo viên nêu nhiệm vụ 
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh quan sát 3 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện.
Giáo viên treo 3 tranh lên bảng, gọi 3 học sinh tiếp nối nhau, kể 3 đoạn của câu chuyện.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu học sinh kể lung túng.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét 
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Củng cố : 
MT: 1.3
Giáo viên hỏi :
 + Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Cậu bé thông minh” cho chúng ta thấy với tài trí của mình, cậu đã giúp cho dân làng thoát tội và làm Vua thán phục. Các em phải học tập tốt, biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, chịu khó tìm tòi học tập, ham đọc sách để khám phá những điều mới lạ. Tôn trọng những người tài giỏi xung quanh.
- Lắng nghe
- Đọc lại yêu cầu
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn.
Học sinh quan sát.
Học sinh kể tiếp nối.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Thứ .., ngày .tháng.năm.. Tuần 01
Chính tả
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
1.1 Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả ,không mắc quá 5 lỗi trong bài 
1.2. Làm đúng bài tập (2a); Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng ra quyết định.
3. Thái độ: HS có ý thức chăm học (chăm rèn chữ, giữ vở).
II. Chuẩn bị:
 GV:Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả. Tranh vẽ đoạn 3 của tiết KC.
 HS-SGK+ĐDHT
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
1’
20’
11’
Khởi động : 
Bài cũ : (
GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý học sinh khi học chính tả cần chuẩn bị đồ dùng cho giờ học như vở, bút, bảng, 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu nội dung bài học
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh tập chép 
MT: 1.1; MT 2; MT 3
- GV hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nội dung đoạn viết.GD KN ra quyết định.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đoạn chính tả, cách trình bày đoạn chính tả.
- Học sinh chép bài vào vở
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
-Chấm, sửa bài:Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. "GD thái độ cho HS
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập 
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
	Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu 
GV đọc mẫu : a - a.
Giáo viên chỉ dòng 2 và nói : tên chữ là á thì cách viết chữ á như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh viết 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua sửa bài
Gọi học sinh nhìn bảng đọc 10 chữ và tên chữ
Giáo viên cho học sinh học thuộc thứ tự 10 chữ và tên chữ bằng cách :
Xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu học sinh nói lại.
Xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ, yêu cầu học sinh nhìn chữ ở cột chữ nói lại.
Giáo viên xoá hết bảng, gọi học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ.
Hát
Học sinh quan sát Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
- HS nghe, thực hiện
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống : l hoặc n; an hoặc ang
Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
Học sinh viết : ă
Học sinh viết 
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân 
Cá nhân
Cá nhân
- Cá nhân
Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
....................................................................................................... ... ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Thứ .., ngày .tháng.năm.. Tuần 01
Tự Nhiên Xã Hội
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cần thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
-Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ
-Học sinh khá ,giỏi biết được khi hít vào khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể ,khi thở ra ,khí các –bô –níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi
 KNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Quan sát, tổng hợp thơng tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi.
-Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà khơng nên thở bằng miệng.
II. Chuẩn bị:
 GV- Các hình trong sách giáo khoa trang 6, 7.
 - Gương soi nhỏ cho các nhóm HS-SGK
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
ĐDDH
15’
15’
4’
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Cho HS soi gương.
- Hỏi:
Ÿ Các em nhìn thấy gì trong mũi?
Ÿ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lổ mũi?
Ÿ Hằng ngày, dùng khăn lau sạch phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
Ÿ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Giảng:
Ÿ Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí ta hít vào.
Ÿ Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
* Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta thở bằng mũi.
* Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.( 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu quan sát theo nhóm đôi các hình 3, 4, 5 (trang 7), thảo luận theo gợi ý:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
+ Nếu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Hỏi: 
Ÿ Thở không khí trong lành có lợi gì?
Ÿ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì? 
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Quan sát, tổng hợp thơng tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi.
-Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà khơng nên thở bằng miệng.
- Kết luận: Không khí trong lành là không khí có nhiều ô-xy, khói, bụi,  Khí ô-xy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các-bô-nic, khói, bụi,  là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
* Củng cố: 
-Gvđặt lại một số câu hỏi nhằm củng cố bài
- HS quan sát
- HS phát biểu
- HS lắng nghe, có thể nhắc lại.
- 1 số HS trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
HS trả lời.
Học sinh khá ,giỏi biết được khi hít vào ,khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổiđể đi nuôi cơ thể ,khi thở ra ,khí các –bô –níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bịbài:”Vệ sinh hô hấp”
Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Thứ .., ngày .tháng.năm.. Tuần 01
Đạo đức
I/ MỤC TIÊU 
. Học sinh biết:
-Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước dân tộc.
-Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ
-Thực hiện theo năm đều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 
-Học sinh khá ,giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy
II. Chuẩn bị:
 GV -Bài hát, truyện tranh về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác và thiếu nhi.
 Ảnh photo dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
 HS -vở BTĐĐ
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
ĐDDH
15’
15’
7’
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs quan sát và hiểu nội dung các bức tranh của Bác Hồ.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm quan sát một bức tranh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức tranh đó.
- Gv chốt lại câu trả lời đúng.
¯ Ảnh 1:
- ND: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ tịch
- ĐT: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ Tịch.
¯ Ảnh 2 :
- ND: Bác cùng các cháu thiếu nhi đi múa hát.
- ĐT: Bác và các cháu múa hát.
¯ Ảnh 3:
- ND: Bác bế và hôn cháu thiếu nhi.
- ĐT: Bác và cháu thiếu nhi.
¯ Ảnh 4 :
- ND: Bác chia đang chia kẹo cho các cháu.
- ĐT: Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
- Sau đó Gv giới thiệu thêm về ngày tháng năm sinh, quê Bác, các tên gọi khác của Bác, công lao to lớn của Bác
* Hoạt động 2: Phân tích truyện “ Các cháu vào đây với Bác”.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được nội dung câu chuyện.
- Gv kể chuyện “ Vào đây với Bác”.
- Gv cho Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác như thế nào?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi?
- Gv mời Hs phát biểu ý kiến.
- Gv chốt lại: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp nhất. Ngược lại các cháu cũng luôn kính yêu Bác, yêu qúi bác.
+ Xem tranh cần có nhận xét riêng của mình.
* Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi. Ghi ra những việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Gv chốt lại : ví dụ như chăm học hành, yêu lao động....
- Gv hỏi : Năm điều Bác dạy dành cho ai?.
- Gv mời vài Hs đọc thuộc 5 điều Bác dạy.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs quan sát.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện kết quả lên trình bày.
Hs lắng nghe.
PP: Hỏi đáp , giảng giải.
Hs lắng nghe.
Một Hs kể lại chuyện
Hs thảo luận 2 câu hỏi.
Hs trình phát biểu ý kiến của mình.
PP: Thảo luận
Hs thảo luận.
Đại diện từng cặp phát biểu.
 Dành cho thiếu nhi.
Hs nhận xét.
Hs đọc 5 điều Bác dạy.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Kính yêu Bác Hồ (tiết 2).
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1.doc